Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Tôi muốn hỏi kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản không? - câu hỏi của chị Vịnh Long đến từ Vũng Tàu

Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ; trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót thì phải xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu có biện pháp, kế hoạch, thời hạn và cam kết khắc phục.
4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ.

Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản không? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm trong kiểm tra định kỳ, đột xuất các điều kiện bảo đảm an toàn cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định trách nhiệm trong kiểm tra định kỳ, đột xuất của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

- Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;

- Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;

- Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.

- Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ phải được lập biên bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 83/2017/NĐ-CP.

Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:

- Sự cố, tai nạn cháy;

- Sự cố, tai nạn nổ;

- Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

- Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy là những hành vi nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

- Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.

- Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.

- Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.

- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.

- Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.

Cứu nạn cứu hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lực lượng nào sẽ thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ?
Pháp luật
Cứu nạn cứu hộ khi sập cầu: Cần ưu tiên hoạt động nào? Thẩm quyền huy động nhân lực cứu nạn cứu hộ?
Pháp luật
Việc thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc thẩm quyền của ai? Ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cần thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Địa điểm quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được bố trí ở đâu?
Pháp luật
Chức năng của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam là gì? Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam tổ chức trực 24/24 có đúng không?
Pháp luật
Yêu cầu huy động người và phương tiện của cơ quan, tổ chức tham gia cứu nạn cứu hộ có bắt buộc phải bằng văn bản không?
Pháp luật
Việc thống kê về cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm những nội dung gì và trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ thế nào?
Pháp luật
Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào khi sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Pháp luật
Để phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình thì nội quy, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn cứu hộ được xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cứu nạn cứu hộ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,183 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cứu nạn cứu hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cứu nạn cứu hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào