Kịch bản biến đổi khí hậu là gì? Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Việt Nam như thế nào?
Biến đổi khí hậu là gì? Kịch bản biến đổi khí hậu là?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 định nghĩa biến đổi khí hậu như sau:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Căn cứ tại khoản 15 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 định nghĩa kịch bản biến đổi khí hậu như sau:
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định việc đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Việt Nam như sau:
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, trong quá trình xây dựng phải đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Thực trạng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
+ Hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
+ Hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
- Trình tự đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Phân tích, lựa chọn các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu cần đánh giá liên quan đến phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
+ Phân tích, lựa chọn công cụ đánh giá, chỉ số đánh giá, phương pháp đánh giá.
+ Đánh giá thực trạng các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu liên quan đến phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
+ Đánh giá hiệu quả của các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
+ Tổng hợp báo cáo đánh giá.
Kịch bản biến đổi khí hậu là gì? Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định như sau:
Kịch bản biến đổi khí hậu
1. Nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu:
a) Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới;
b) Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
c) Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu kỳ trước;
d) Thay đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
2. Kỳ xây dựng, công bố kịch bản biến đổi khí hậu là 5 năm và có thể được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Như vậy theo quy định trên nội dung kịch bản biến đổi khí hậu bao gồm:
- Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới.
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
- Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu kỳ trước.
- Thay đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định.
- Các nội dung khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?