Khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội? Năm học 2024 2025 của Hà Nội có bao nhiêu tuần thực học?
Khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội? Năm học 2024 2025 của Hà Nội có bao nhiêu tuần thực học?
Ngày 20/8/2024, Uỷ Ban Nhân dân TP Hà Nội ban hành khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội tại đây như sau:
Theo đó, khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội như sau:
(1) Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
(2) Toàn Thành phố tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024 (thứ Năm).
(3) Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025; hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
(4) Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
(5) Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
(6) Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
(7) Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(8) Ngày bắt đầu, ngày kết thúc học kỳ I (HKI); học kỳ II (HKII) và kết thúc năm học:
(9) Các ngày nghỉ trong năm học
- Các ngày nghỉ lễ, tết trong năm học thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học.
Khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội (Hình từ Internet)
Quy định độ tuổi học sinh tiểu học, THCS, THPT hiện nay như thế nào?
Tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, học sinh tiểu học, THCS, THPT hiện nay được tính theo quy định như trên.
Theo đó, trong những trường hợp bình thường thì tuổi vào lớp 1 sẽ là 6 tuổi, tuổi vào lớp 6 sẽ là 11 tuổi và tuổi vào lóp 10 sẽ là 15 tuổi.
Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi trên bao gồm:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo quy định hiện nay là gì?
Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định cụ thể tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?