Khung giá phát điện năm 2023 là bao nhiêu? Mức tối đa cho nhà máy nhiệt điện than là bao nhiêu đồng/kWh?
Khung giá phát điện năm 2023 là bao nhiêu?
Ngày 28/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2503/QĐ-BCT về việc phê duyệt khung giá phát điện năm 2023.
Theo đó, khung giá phát điện năm 2023 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 57/2014/TT-BCT được quy định như sau:
(1) Khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than: 0 - 1.559,70 đồng/kWh
Mức giá trần của khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện than (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định như sau:
Nhà máy điện chuẩn | Mức giá tối đa (đồng/kWh) |
Than | 1.559,70 |
Các thông số sử dụng tính toán mức giá trần của khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện than 2023:
- Công suất tinh: 2x600 MW.
- Suất tiêu hao nhiệt tinh ở mức tải 85%: 2411,39 kcal/kWh.
- Nhiệt trị than (HHV): 5.280 kcal/kg.
- Giá than (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển): 1.808.000 đồng/tấn.
- Tỷ giá: 24.885 đồng/USD.
Lưu ý: Khung giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
(2) Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện: 0 - 1.110 đồng/kWh
Lưu ý: Khung giá trên chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng.
Khung giá phát điện năm 2023 là bao nhiêu? Mức tối đa cho nhà máy nhiệt điện than là bao nhiêu đồng/kWh? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 57/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện
1. Khung giá phát điện là dải giá trị từ 0 (không) đến mức giá trần của từng loại hình nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện được xây dựng và ban hành hàng năm.
2. Đối với nhà máy nhiệt điện: giá trần là giá phát điện của Nhà máy điện chuẩn, phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện chuẩn quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
3. Đối với nhà máy thủy điện: giá trần được xây dựng trên cơ sở giá chi phí tránh được hàng năm theo phương pháp quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, việc xây dựng khung giá phát điện được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 57/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BCT như sau:
Trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của nhà máy điện được duyệt. Chủ đầu tư các nhà máy điện này có trách nhiệm cung cấp Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Trên cơ sở các số liệu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được duyệt, Tổng mức đầu tư có hiệu lực tại thời điểm tính toán khung giá phát điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận được trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc số liệu thực tế đàm phán hợp đồng mua bán điện (nếu có). Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán hoặc có thể thuê tư vấn tính toán giá phát điện các nhà máy nhiệt điện căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này;
b) Đề xuất lựa chọn Nhà máy điện chuẩn, lựa chọn các thông số được sử dụng tính toán giá phát điện cho Nhà máy điện chuẩn quy định tại Phụ lục I Thông tư này phù hợp với thực tế thực hiện các hợp đồng mua bán điện và lập hồ sơ tính toán khung giá phát điện nhà máy điện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định:
c) Tính toán giá trần của nhà máy thủy điện theo phương pháp quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện nêu tại điểm b khoản 2 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trình duyệt. Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ. Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo giải trình về nội dung trong hồ sơ theo yêu cầu.
4. Chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và báo cáo giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm lựa chọn nhà máy điện chuẩn và tổ chức thẩm định khung giá phát điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình.
5. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định khung giá phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho năm tiếp theo và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực. Trường hợp khung giá phát điện của năm tiếp theo chưa được công bố, cho phép tạm thời áp dụng khung giá phát điện có hiệu lực gần nhất.
Như vậy, khung giá phát điện được xây dựng và ban hành theo trình tự nêu trên.
Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định khung giá phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho năm tiếp theo và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?