Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phạt bao nhiêu tiền?
- Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phạt bao nhiêu tiền?
- Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm là gì?
Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt tiền đối với cá nhân:
- Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế;
b) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp cá nhân không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với tổ chức:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân.
Do đó mức phạt tiền đối với tổ chức không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, quy định như sau:
Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.
4. Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm có:
- Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.
- Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
1. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp theo từng nhóm bệnh; chăm sóc toàn diện người mắc bệnh truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.
4. Theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp.
6. Thực hiện các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định nêu trên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp theo từng nhóm bệnh; chăm sóc toàn diện người mắc bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp người bệnh không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.
- Theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 3A hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ theo Thông tư 22 như thế nào?
- Tổng hợp đề thi HSG quốc gia 2024 2025 chính thức ngày 1, 2? Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2024 2025 thế nào?
- Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
- Gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ 25/12/2024?
- Tải về mẫu bản cam kết thực hiện an toàn lao động trong hoạt động thi công xây dựng mới nhất hiện nay?