Không phải là công ty đại chúng có được chào bán trái phiếu kèm chứng quyền tại thị trường trong nước hay không?
- Không phải là công ty đại chúng có được chào bán trái phiếu kèm chứng quyền hay không?
- Quy trình chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng là như thế nào?
- Việc chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng được thực hiện theo phương thức nào?
Không phải là công ty đại chúng có được chào bán trái phiếu kèm chứng quyền hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện chào bán trái phiếu kèm chứng quyền tại thị trường như sau:
Điều kiện chào bán trái phiếu
...
3. Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
b) Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
c) Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
d) Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
đ) Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với chào bán trái phiếu kèm chứng quyền thì điều kiện là doanh nghiệp phát hành phải là công ty cổ phần. Mà điều kiện này không đề cập đến việc công ty này có phải công ty đại chúng hay không. Như vậy, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng vẫn được chào bán trái phiếu kèm chứng quyền
- Ngoài ra chào bán trái phiếu kèm chứng quyền còn phải đảm bảo thực hiện theo các điều kiện sau:
+ Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
+ Đáp ứng các điều kiện chào bán:
++ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
++ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
++ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
++ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Không phải là công ty đại chúng có được chào bán trái phiếu kèm chứng quyền tại thị trường trong nước hay không?
Quy trình chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Quy trình chào bán trái phiếu
1. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty đại chúng và công ty không phải là công ty đại chúng; chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng (không bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán):
a) Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
b) Doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào bán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
d) Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, quy trình chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng bao gồm các bước:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Bước 2: Doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào bán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Bước 3: Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
Bước 4: Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định
Việc chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) có quy định về phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
1. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
b) Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
c) Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.
Theo đó, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng có thể được chào bán bằng các phương thức sau:
- Đấu thầu phát hành
- Bảo lãnh phát hành
- Đại lý phát hành
- Bán trực tiếp cho nhà đầu tư
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?