Không ký hợp đồng thuê trọ có vi phạm pháp luật không? Người cho thuê tự ý vào phòng trọ của người thuê có được không?

Tôi thuê trọ nhưng chủ trọ giữ 1 chìa khóa, thường xuyên tự ý vào trọ, tôi có thể đòi chủ trọ bồi thường dù tôi và chủ trọ cũng không kí hợp đồng có được không? Anh Ân (Hà Nội).

Chủ trọ có quyền tự ý vào phòng trọ của người cho thuê trọ không?

Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 22.
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Theo đó, việc tự ý vào trọ được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác.

Trường hợp tự ý vào trọ của người cho thuê trọ có thể bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Như vậy, việc tự ý vào trọ của người thuê trọ là vi phạm pháp luật, người thuê trọ thực hiện hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Không ký hợp đồng thuê trọ có vi phạm pháp luật không? Người cho thuê tự ý vào phòng trọ của người thuê có được không?

Không ký hợp đồng thuê trọ có vi phạm pháp luật không? Người cho thuê tự ý vào phòng trọ của người thuê có được không?

Thuê trọ không ký hợp đồng thuê trọ có vi phạm pháp luật không?

Về bản chất thì cho thuê trọ cũng giống như cho thuê nhà, vậy nên căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:

Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
7. Cam kết của các bên;
8. Các thỏa thuận khác;
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Theo đó, hợp đồng thuê trọ cần phải được các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản có các nội dung được qui định như trên.

Do đó, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật.

Không kí hợp đồng thuê trọ, nhưng khi bị người cho thuê trọ tự ý xông vào thì có được bồi thường được không?

Như đã phân tích ở trên, hợp đồng thuê trọ cần phải được lập thành văn bản nếu không thì giao dịch dân sự sẽ trở thành vô hiệu.

Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Theo như quy định trên, nếu như chủ trọ gây thiệt hại cho người thuê trọ bằng hành vi tự ý vào trọ của mình, thì người thuê trọ có thể yêu câu bồi thường thiệt hại và người cho thuê trọ phải bồi thường theo quy định.

Hợp đồng thuê nhà Tải trọn bộ các quy định về Hợp đồng thuê nhà hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trao đổi nhà ở đang cho thuê có được hay không?
Pháp luật
Người cho thuê nhà có được quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong trường hợp nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hay không?
Pháp luật
Người thuê nhà có được chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê tăng giá thuê mà không thông báo trước theo thỏa thuận không?
Pháp luật
Nhà bị hư hỏng nặng nhưng chủ nhà không sửa chữa thì người thuê nhà có được chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Pháp luật
Bên thuê nhà làm mất trật tự gây ảnh hưởng sinh hoạt của hàng xóm thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Pháp luật
Trường hợp người thuê nhà sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Pháp luật
Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà mới nhất? Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực?
Pháp luật
Hợp đồng thuê nhà ở là gì? Chủ nhà có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà mà không có lý do chính đáng?
Pháp luật
Người thuê nhà tự ý cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của chủ nhà thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Hợp đồng thuê nhà bao gồm những gì? Người thuê nhà tự ý cải tạo lại nhà ở thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Chủ nhà có được tự ý tăng giá thuê nhà sau khi cải tạo so với thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thuê nhà
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
8,367 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng thuê nhà

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng thuê nhà

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào