Không cần sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh tại xã, thôn đặc biệt khó khăn từ ngày 01/01/2023?
- Khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có cần mang theo sổ hộ khẩu từ ngày 01/01/2023 không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn?
- Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng mức hỗ trợ gạo như thế nào?
Khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có cần mang theo sổ hộ khẩu từ ngày 01/01/2023 không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau
Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ
1. Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
c) Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.
4. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, hồ sơ gồm:
a) Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
b) Danh sách học sinh bán trú đang học tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
5. Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
b) Danh sách học sinh bán trú thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này ăn, ở bán trú tại trường;
c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
Theo như quy định trên thì hiện nay vẫn sử dụng sổ hộ khẩu để nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn
Tuy nhiện, Điều 3 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6 như sau:
“b) Nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”.
2. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:
“b) Nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”.
3. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 6 như sau:
“b) Nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trong thời gian tới sẽ bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ.
- Bản sao của một trong các loại giấy tờ: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, trong thời gian tới khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn không cần mang theo sổ hộ khẩu như hiện nay.
Không cần sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh tại xã, thôn đặc biệt khó khăn từ ngày 01/01/2023? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ
...
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định hưởng chính sách hỗ trợ
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt;
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để các trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
...
Như vậy theo quy định trên Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng mức hỗ trợ gạo như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
...
Như vậy theo quy định trên mỗi học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?