Khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm thì CC, CB, VC, NLĐ có quyền khiếu nại, tố cáo không?
- Khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm CC, CB, VC, NLĐ có quyền làm những gì?
- Ai có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ về việc thực hiện dân chủ ở cơ quan?
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ là như thế nào?
Khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm CC, CB, VC, NLĐ có quyền làm những gì?
Căn cứ Điều 58 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 của Mục này.
Theo đó, khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh đến các chủ thể có thẩm quyền.
Khi giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan mà phát hiện sai phạm thì CC, CB, VC, NLĐ có quyền khiếu nại, tố cáo không? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ về việc thực hiện dân chủ ở cơ quan?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
...
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ về việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được xác định như sau:
- Các chủ thể có trách nhiệm tiếp nhận,xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
- Chủ thể tiếp nhận, xử lý, giải quyết kiến nghị, phản ánh là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị
- Chủ thể tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, đề nghị là Ban Thanh tra nhân dân
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình làm cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này;
b) Tạo lập cơ chế tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị; thực hiện việc đối thoại, giải trình với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; sử dụng nội dung nhận xét, góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
c) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiến nghị của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý người có hành vi cản trở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có những trách nhiệm trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của CC, CB, VC, NLĐ:
- Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiến nghị của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị;
- Kịp thời báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Ngoài ra, chủ thể này cũng có trách nhiệm xử lý người có hành vi cản trở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?