Kết cấu Bảng cân đối kế toán gồm mấy phần? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm ra sao?
Kết cấu Bảng cân đối kế toán gồm mấy phần?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm
1. Lập và trình Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
1.1. Mục đích của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, dựa trên mục đích của Bảng cân đối kế toán, có thể thấy Bảng cân đối kế toán có kết cấu gồm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Kết cấu Bảng cân đối kế toán gồm mấy phần? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm ra sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán như sau:
(1) Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Bảng cân đối kế toán năm” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
- Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
(2) Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ.... giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
(3) Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Như vậy, trên đây là nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán.
Các khoản mục chủ yếu nào có trong Bảng cân đối kế toán?
Căn cứ tại Mục 51 Chuẩn mực kế toán số 51 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định 19 khoản mục chủ yếu trong Bảng cân đối kế toán bao gồm:
(1) Tiền và các khoản tương đương tiền;
(2) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
(3) Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;
(4) Hàng tồn kho;
(5) Tài sản ngắn hạn khác;
(6) Tài sản cố định hữu hình;
(7) Tài sản cố định vô hình;
(8) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;
(9) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;
(10) Tài sản dài hạn khác;
(11) Vay ngắn hạn;
(12) Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;
(13) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
(14) Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;
(15) Các khoản dự phòng;
(16) Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;
(17) Vốn góp;
(18) Các khoản dự trữ;
(19) Lợi nhuận chưa phân phối.
Như vậy, trên đây là 19 khoản mục chủ yếu trong Bảng cân đối kế toán.
Trong Bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn đúng không?
Căn cứ Mục 37 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:
Bảng cân đối kế toán
Phân biệt tài sản (hoặc nợ phải trả) ngắn hạn, dài hạn
37. Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
38. Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phải trả, doanh nghiệp phải trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng.
39. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ hoạt động có thể xác định được, việc phân loại riêng biệt các tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp những thông tin hữu ích thông qua việc phân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục như vốn lưu động với các tài sản thuần được sử dụng cho hoạt động dài hạn của doanh nghiệp. Việc phân biệt này cũng làm rõ tài sản sẽ được thu hồi trong kỳ hoạt động hiện tại và nợ phải trả đến hạn thanh toán trong kỳ hoạt động này.
Như vậy, trong Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.
Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?