Kéo dài thời gian phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm? Ai có trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm?
Kéo dài thời gian phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm
...
3. Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp đến người nộp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo như quy định trên thì nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phê duyệt phương án trục với tài sản chìm đắm.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2022/NĐ-CP đã có quy định thay đổi về thời gian thực hiện thủ tục phê duyệt phương án trục với tài sản chìm đắm như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo đó, trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.
Nếu theo quy định hiện này thì trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm. Như vậy, sắp tới, thời gian thực hiện thủ tục đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm sẽ được kéo dài hơn so với hiện nay.
Kéo dài thời gian phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm? Ai có trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm? (Hình từ Internet)
Ai sẽ có trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này để phê duyệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án đúng thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định giao tổ chức, cá nhân khác lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm.
3. Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong các trường hợp sau:
a) Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định;
b) Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, chủ sở hữu tài sản chìm đắm sẽ có trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm.
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm gồm có những nội dung như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về nội dung của phương án trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
- Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm;
- Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền);
- Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền);
- Căn cứ tổ chức việc trục vớt;
- Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có);
- Địa điểm tài sản bị chìm đắm;
- Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt;
- Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt;
- Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt;
- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt;
- Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt;
- Bàn giao tài sản được trục vớt;
- Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
- Biện pháp phòng, chống cháy, nổ;
- Dự toán chi phí trục vớt;
- Đơn vị thực hiện trục vớt.
Như vậy, phương án trục vớt tài sản chìm đắm buộc phải có những nội dung cơ bản như trên.
Nghị định 69/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?