Kế toán công Việt Nam: Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo quy định hiện hành?
Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam?
Căn cứ mục 1, mục 2, mục 3 Công văn 372/BTC-QLKT năm 2022 về việc hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Về đối tượng áp dụng
- Chuẩn mực kế toán công là các khuôn mẫu, nguyên tắc để ban hành các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật kế toán. Đồng thời việc ban hành các chế độ kế toán theo khuôn kho các chuẩn mực đã công bố phải đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, ngân sách hiện hành. Bộ Tài chính sẽ căn cứ hệ thống chuẩn mực kế toán công và cơ chế tài chính, ngân sách, quy định các nội dung phù hợp với từng đối tượng để ban hành các chế độ kế toán phù hợp quy định pháp luật áp dụng cho các đơn vị thuộc các lĩnh vực theo lộ trình phù hợp.
Theo đó, các đơn vị kế toán công sẽ áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam thông qua việc thực hiện theo các chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định, đảm bảo phù hợp với loại hình và đặc điểm quản lý của đơn vị mình.
Thứ hai: Về tính phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách
- Sau khi ban hành các chuẩn mực kế toán công, Bộ Tài chính sẽ bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán cho các đơn vị theo lĩnh vực và lộ trình phù hợp. Theo đó, đối với các nội dung của chuẩn mực kế toán công chưa đồng bộ với cơ chế tài chính công và pháp luật có liên quan đang có hiệu lực thì chưa được hướng dẫn để áp dụng.
Như vậy, Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán luôn đảm bảo quy định các nội dung tuân thủ cơ chế tài chính và các quy định pháp luật khác hiện hành của Việt Nam. Điều này cũng nhất quán với thực tế hiện nay là các chế độ kế toán sẽ quy định cụ thể cách thức hạch toán kế toán theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động.
- Do các chế độ kế toán quy định phương pháp hạch toán phù hợp với lĩnh vực, thực tế hoạt động của các đơn vị, nên các đơn vị kế toán có tổ chức hoạt động khác nhau có thể tham chiếu các quy định cụ thể phát sinh tại đơn vị mình để thực hiện. Đối với các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ cũng có thể áp dụng chuẩn mực đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mình, thông qua việc thực hiện chế độ kế toán với các nghiệp vụ đã được cụ thể hóa theo chế độ kế toán được áp dụng.
Thứ ba: Về lộ trình công bố các chuẩn mực tiếp theo
- Bộ Tài chính sẽ tiếp tục công bố các đợt chuẩn mực tiếp theo, dự kiến đến năm 2024 sẽ công bố 21 chuẩn mực kế toán công Việt Nam; đồng thời tiến hành đánh giá tính phù hợp để có thể công bố các chuẩn mực tiếp theo khác.
- Sau mỗi đợt công bố chuẩn mực, Bộ Tài chính sẽ đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Tài chính để đông đảo các tổ chức, cá nhân có thể khai thác và sử dụng. Đối với các chuẩn mực kế toán công đợt 1, các đơn vị có thể khai thác trong chuyên mục Kế toán kiểm toán (Chuẩn mực kế toán công Việt Nam) trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo đường dẫn sau https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/chuyen-muc-1/ktkt/cmktcvn.
Kế toán công Việt Nam: Thực hiện hướng dẫn về chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo quy định hiện nay 2022? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm lập báo cáo tài chính trong lĩnh vực kế toán công thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ mục 16, mục 17 Phần II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC năm 2021 về chuẩn mực kế toán công Việt Nam thì trách nhiệm lập báo cáo tài chính như sau:
- Đơn vị kế toán (bao gồm cả đơn vị kinh tế) phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, theo đó phải phân công người lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) tại thời điểm ký báo cáo theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp có quy định khác, ví dụ như hội đồng quản lý phê duyệt báo cáo tài chính,... thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Kho bạc Nhà nước lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và báo cáo nhà nước tỉnh. Quy trình lập và ký báo cáo tài chính nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về báo cáo tài chính nhà nước.
Báo cáo tài chính thuộc lĩnh vực kế toán công gồm những tài liệu hồ sơ gì?
Căn cứ mục 18 Phần II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC năm 2021 về chuẩn mực kế toán công Việt Nam về các thành phần của báo cáo tài chính như sau:
Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính;
- Báo cáo kết quả hoạt động;
- Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Các đơn vị công bố công khai dự toán ngân sách được duyệt thì phải cung cấp số so sánh giữa dự toán ngân sách và số thực hiện, được trình bày như các thông tin tài chính bổ sung;
- Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu và các giải trình khác, và;
- Thông tin so sánh với giai đoạn trước theo quy định ở đoạn 41 và 42 của chuẩn mực này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm học 2024 2025 dành cho học sinh toàn quốc?
- Tổng hợp mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho cá nhân trong hệ thống chính trị mới nhất hiện nay?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?