Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1676/QĐ-BTC 2021 công bố 5 chuẩn mực kế toán công đợt 1

Số hiệu: 1676/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Tạ Anh Tuấn
Ngày ban hành: 01/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Công bố 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1

Ngày 01/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1676/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1.

Theo đó, phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 bao gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 "Trình bày báo cáo tài chính" tại Phụ lục số 01;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" tại Phụ lục số 02;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 "Hàng tồn kho" tại Phụ lục số 03;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" tại Phụ lục số 04;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 "Tài sản vô hình" tại Phụ lục số 05.

Xem chi tiết nội dung 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam tại Phụ lục kèm theo Quyết định 1676.

 Quyết định 1676/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1676/-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ 5 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM ĐỢT 1

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đán công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; căn cứ yêu cầu thực tế triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 nêu tại các phụ lục kèm theo bao gồm:

1. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 Trình bày báo cáo tài chính” (Phụ lục số 01);

2. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” (Phụ lục số 02);

3. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho” (Phụ lục số 03);

4. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” (Phụ lục số 04);

5. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình” (Phụ lục số 05).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán:

a. Căn cứ nội dung các chuẩn mực kế toán công đã ban hành, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phù hợp.

b. Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục nghiên cứu các chuẩn mực kế toán công theo kế hoạch nêu trong Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để công bố các chuẩn mực tiếp theo.

2. Giao Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đào tạo, phổ biến nội dung chuẩn mực kế toán công Việt Nam, vận dụng các thông lệ tốt, phù hợp để làm căn cứ đề xuất và tham mưu cho Bộ về việc cải cách cơ chế chính sách trong khu vực công của Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Chánh văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, QLKT (40 bản)
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC SỐ 01

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 01
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

GIỚI THIỆU

Hệ thng chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 01 “Trình bày báo cáo tài chính” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 1 “Trình bày Báo cáo tài chính và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2006, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 1. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

STT

Tên chuẩn mực kế toán công

Đoạn có nội dung tham chiếu

1

Báo cáo tài chính riêng

4

2

Báo cáo tài chính hợp nhất

4

3

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

25(a); 30(a); 86; 104(d); 110; 122

4

Doanh thu từ các giao dịch trao đi

38

5

Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

51(d)

6

Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

66

7

Các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo

74

8

Li ích người lao động

101; 102

9

Dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

115(d)

10

Công cụ tài chính: Trình bày

115(d)

11

Bất động sản đầu tư

125

12

Thuyết minh về lợi ích trong đơn vị khác

125

 

VPSAS 01 - TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quá trình ban hành, cập nhật chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01
(sau đây gọi tắt là Chuẩn mực)

Phiên bản chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 được ban hành lần đầu theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01/09/2021, được áp dụng từ ngày 01/09/2021.

Các chuẩn mực cùng có hiệu lực, gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam s02: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12: Hàng tồn kho;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 11: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31: Tài sản vô hình.

 

VPSAS 01 - TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NỘI DUNG

Nội dung của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 Trình bày báo cáo tài chính” được trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 137. Tất cả các đoạn đều có giá trị như nhau.

 

Đoạn

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

Phạm vi

Định nghĩa

Đơn vị kinh tế

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

Tính trọng yếu

Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu

II. QUY ĐỊNH CỤ TH

Mục đích của báo cáo tài chính

Trách nhiệm lập báo cáo tài chính

Các thành phần của báo cáo tài chính

Xem xét tổng thể

Trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế toán công

Hoạt động liên tục

Trình bày nhất quán

Trọng yếu và tổng hợp

Bù trừ

Thông tin có thể so sánh

Thông tin so sánh tối thiểu

Cấu trúc và nội dung

Giới thiệu

Nhận dạng báo cáo tài chính

Kỳ báo cáo

Tính kịp thời

Báo cáo tình hình tài chính

Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn

Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn

Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

Các thông tin phải được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính

Thông tin có thể được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động

Thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ

Thông tin được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động.

Thông tin có thể được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động hoặc trên Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Cấu trúc

Thông tin về các chính sách kế toán

Cơ sở của những ước tính chắc chắn

Vốn

Các thông tin khác

1-11

1

2-4

5-11

6-8

9

10

11

12-137

12-15

16-17

18-22

23-46

23-25

26-29

30-32

33-35

36-40

41-46

41-46

47-137

47-48

49-53

54-55

56

57-84

57-62

63-66

67-74

75-79

80-84


85-103

85-87

88-91


92-103

104-111

112

113-117

118-125

126-133

134-135

134-135

136-137

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

1. Mục đích của chuẩn mực này nhằm quy định cách thức trình bày báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung và việc so sánh với báo cáo tài chính của các kỳ trước và của các đơn vị khác. Để đạt được mục đích trên, chuẩn mực này quy định tổng thể những vấn đề chung cần xem xét khi trình bày báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc của báo cáo và những yêu cầu tối thiểu về nội dung của báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích. Việc nhận diện, xác định giá trị, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin về các nghiệp vụ cụ thể và các sự kiện khác được quy định trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có liên quan khác.

Phạm vi

2. Chuẩn mực này được áp dụng cho tất cả các báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung được lập và trình bày trên cơ sở kế toán dồn tích phù hợp với các chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

3. Báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung là các báo cáo nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng không yêu cầu phải được cung cấp các báo cáo với các thông tin cụ thể. Người sử dụng báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung bao gồm người nộp thuế và phí, các nhà lập pháp, các cơ quan quản lý, các chủ nợ vay, các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, các cơ quan truyền thông và người lao động. Báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung bao gồm các báo cáo được trình bày riêng biệt hoặc trong khuôn khổ các tài liệu được công khai, ví dụ như báo cáo định kỳ hàng năm. Chuẩn mực này không áp dụng cho việc tổng hợp các thông tin tài chính giữa kỳ.

4. Chuẩn mực này được áp dụng chung cho cả việc lập báo cáo tài chính hợp nhất và lập báo cáo tài chính riêng, theo quy định tại các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có liên quan.

Định nghĩa

5. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Các khoản phân phối cho chủ sở hữu là các lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng được đơn vị phân phối cho một số hoặc tất cả các chủ sở hữu của đơn vị đó, dưới hình thức lợi nhuận từ vốn đầu tư hoặc hoàn trả vốn đầu tư.

Chi phí là những khoản giảm lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong suốt thời kỳ báo cáo dưới hình thức luồng tiền chỉ ra, hoặc việc sử dụng các tài sản, hoặc việc phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến giảm tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị, ngoài các khoản phân phối cho chủ sở hữu.

Cơ sở dồn tích là cơ sở kế toán theo đó các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh (không phụ thuộc vào thực tế đã thu hoặc chi các khoản tiền hoặc tương đương tiền hay chưa). Các giao dịch và sự kiện được ghi chép trong sổ kế toán và ghi nhận trên báo cáo tài chính của kỳ kế toán mà chúng phát sinh. Các yếu tố được ghi nhận trên cơ sở kế toán dồn tích là tài sản, nphải trả, tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí.

Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm tăng tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị, không bao gồm các khoản tăng liên quan đến vốn góp của chủ sở hữu.

Đơn vị kinh tế là một tập hợp bao gồm một đơn vị kiểm soát và tất cả các đơn vị chịu kiểm soát của đơn vị đó cho mục đích lập báo cáo tài chính.

N phi trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán các nghĩa vụ này sẽ làm giảm các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng của đơn vị.

Tài sản là các nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị do kết quả của những sự kiện trong quá khvà đơn vị có khả năng thu được lợi ích kinh tế tương lai từ các nguồn lực này.

Tài sản ròng/vốn chủ shữu là phần lợi ích còn lại trong tài sản của đơn vị sau khi đã trừ hết nợ phải trả.

Thuyết minh bao gồm các thông tin bổ sung cho các thông tin được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh cung cấp các diễn giải hoặc phân tích chi tiết các khoản mục được trình bày trong các báo cáo trên và thông tin về các khoản mục không đáp ứng tiêu chí được trình bày trong các báo cáo trên.

Trng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc báo cáo sai lệch về thông tin đó, một cách riêng rẽ hoặc chung với các thông tin khác, có thể làm ảnh hưởng đến quyết định hoặc các nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và bản chất của việc bỏ sót hoặc báo cáo sai lệch trong từng hoàn cảnh cụ thể. Quy mô hoặc bản chất của thông tin, hoặc kết hợp quy mô và bản chất của thông tin có thể là các yếu tđể xác định tính trọng yếu.

Vốn góp của chủ sở hữu là những lợi ích kinh tế tương lai mà đơn vị nhận được từ bên ngoài, nhưng không làm phát sinh nợ phải trả của đơn vị mà hình thành lợi ích tài chính trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị. Các khoản vốn góp này có đặc điểm:

(a) Mang lại quyền (i) phân phối các lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ tiềm tàng trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị mà các quyền này chỉ thuộc về chủ sở hữu hoặc đại diện của chủ sở hữu của đơn vị, và (ii) phân phối bất kỳ khoản chênh lệch tài sản lớn hơn nợ phải trả của đơn vị khi đơn vị giải thể; và/hoặc

(b) Có thể được đem bán, trao đổi, chuyển giao hoặc mua lại.

Các thuật ngữ đã được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác được sử dụng trong chuẩn mực này có cùng nghĩa như trong các chuẩn mực đó.

Đơn vị kinh tế

6. Thuật ngữ “đơn vị kinh tế” được sử dụng trong chuẩn mực này để chỉ một tập hợp bao gồm một đơn vị kiểm soát và tất cả các đơn vị chịu kiểm soát của đơn vị đó cho mục đích lập báo cáo tài chính.

7. Các thuật ngữ khác có thể sử dụng thay thế để chỉ đơn vị kinh tế là “đơn vị hợp nhất”, “đơn vị kế toán cấp trên” và “đơn vị dự toán cấp I”.

8. Một đơn vị kinh tế có thể bao gồm cả các đơn vị hoạt động vì mục đích xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao và mục đích thương mại. Ví dụ Bộ có thể bao gồm các đơn vị hành chính nhà nước chỉ sử dụng NSNN hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và cả các đơn vị sự nghiệp công lập vừa thực hiện nhiệm vụ được giao và vừa thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

9. Tải sản là phương tiện để các đơn vị thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Những tài sản được sử dụng để trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coi là “lợi ích kinh tế tương lai”. Những tài sản được sử dụng để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích hoạt động của một đơn vị nhưng không trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coi là “dịch vụ tiềm tàng”. Để bao quát toàn bộ mục đích sử dụng tài sản, chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ “Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng” để mô tả đầy đủ các đặc điểm cơ bản của tài sản.

Tính trọng yếu

10. Việc đánh giá việc bỏ sót hoặc báo cáo sai lệch có thể ảnh hưởng đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính hay không, có ảnh hưởng trọng yếu hay không, dựa trên mong muốn và năng lực của người sử dụng báo cáo đó. Người sử dụng báo cáo phải có sự hiểu biết hợp lý về lĩnh vực công, các hoạt động kinh tế và kế toán, có ý thức cố gắng ở mức độ cần thiết để tìm hiểu thông tin. Do đó, khi đánh giá cần tính toán đến mức độ người sử dụng thông tin với những đặc điểm đó có thể bị ảnh hưởng trong việc nhận định về báo cáo tài chính và ra các quyết định.

Tài sản ròng/vốn chủ shữu

11. Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu là thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này để chỉ phần giá trị còn lại của tài sản trong báo cáo tình hình tài chính sau khi đã trừ hết nợ phải trả. Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm. Các thuật ngữ khác có thể được sử dụng thay thế cho thuật ngữ tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, với điều kiện các thuật ngữ đó có ý nghĩa rõ ràng (ví dụ tài sản thuần).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục đích của báo cáo tài chính

12. Báo cáo tài chính là các thông tin về tình hình tài chính và kết quả tài chính của một đơn vị được trình bày có mục đích theo biểu mẫu, được cấu trúc chặt chẽ. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của đơn vị cho người sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá và đưa ra các quyết định về việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực. Báo cáo tài chính trong lĩnh vực kế toán công phải cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, phải thể hiện khả năng giải trình của đơn vị về việc sử dụng những nguồn lực đã tiếp nhận, theo các hình thức sau:

(a) Cung cấp thông tin về các nguồn lực, sự phân bổ các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực tài chính;

(b) Cung cấp thông tin về các hoạt động của đơn vị để đảm bảo vốn cho các hoạt động và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu;

(c) Cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá khả năng của đơn vị trong việc đảm bảo vốn cho các hoạt động, đáp ứng nhu cầu trả nợ và thực hiện cam kết của mình;

(d) Cung cấp thông tin về điều kiện tài chính của đơn vị và những thay đổi về điều kiện tài chính; và

(e) Cung cấp thông tin tổng hợp hữu ích để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị trên các khía cạnh chi phí dịch vụ, hiệu quả và khả năng hoàn thành mục tiêu của đơn vị.

13. Báo cáo tài chính còn có vai trò dự đoán tương lai bằng việc cung cấp các thông tin hữu ích trong việc dự kiến mức độ nguồn lực cần thiết để tiến hành các hoạt động trong tương lai, các nguồn lực có thể được tạo ra từ các hoạt động trong tương lai, các rủi ro và bất ổn đi kèm. Ngoài ra, báo cáo tài chính còn có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin sau:

(a) Việc các nguồn lực đã được tiếp nhận và sử dụng hợp pháp tuân thủ theo dự toán được giao; và

(b) Việc các nguồn lực đã được tiếp nhận và sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật, các cơ chế tài chính liên quan và các hợp đồng mà đơn vị đã ký kết.

14. Để đạt được các mục đích trên, báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin của đơn vị, như sau:

(a) Tài sản;

(b) Nợ phải trả;

(c) Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu;

(d) Doanh thu;

(e) Chi phí;

(f) Các thay đổi khác trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu; và

(g) Các luồng tiền.

15. Mặc dù các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính có thể liên quan tới các mục đích của báo cáo tài chính được nêu trong đoạn 12, tuy nhiên tất cả các mục đích này chưa chắc đã được đáp ứng hết. Đặc biệt là đối với các đơn vị hoạt động không có mục đích cơ bản vì lợi nhuận, lãnh đạo đơn vị phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ theo nhiệm vụ được giao là các mục tiêu tài chính. Các thông tin bổ sung, bao gồm các báo cáo phi tài chính có thể được trình bày cùng với báo cáo tài chính để cung cấp một bc tranh toàn cảnh về hoạt động trong kỳ của đơn vị.

Trách nhiệm lập báo cáo tài chính

16. Đơn vị kế toán (bao gồm cả đơn vị kinh tế) phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, theo đó phải phân công người lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) tại thời điểm ký báo cáo theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp có quy định khác, ví dụ như hội đồng quản lý phê duyệt báo cáo tài chính,... thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

17. Kho bạc Nhà nước lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và báo cáo nhà nước tnh. Quy trình lập và ký báo cáo tài chính nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về báo cáo tài chính nhà nước.

Các thành phần của báo cáo tài chính

18. Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

(a) Báo cáo tình hình tài chính;

(b) Báo cáo kết quả hoạt động;

(c) Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu;

(d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

(e) Các đơn vị công bố công khai dự toán ngân sách được duyệt thì phải cung cấp số so sánh giữa dự toán ngân sách và số thực hiện, được trình bày như các thông tin tài chính bổ sung;

(f) Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu và các giải trình khác, và;

(g) Thông tin so sánh với giai đoạn trước theo quy định ở đoạn 41 và 42 của chuẩn mực này.

19. Báo cáo tài chính cung cấp cho người sử dụng các thông tin về các nguồn lực và nghĩa vụ của đơn vị tại ngày lập báo cáo và sự biến động của các nguồn lực giữa các thời điểm lập báo cáo. Các thông tin này hữu ích cho người sử dụng khi đưa ra các đánh giá về khả năng của đơn vị trong việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ ở một mức độ cho phép và mức độ nguồn lực cần có trong tương lai để đảm bảo khả năng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và cung cấp hàng hóa, dịch vụ của đơn vị.

20. Các đơn vị trong lĩnh vực công có sử dụng NSNN hoặc một số nguồn lực khác được Nhà nước giao phải tuân thủ giới hạn về ngân sách dưới hình thức dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chỉ được sử dụng trong phạm vi dự toán đã được giao. Báo cáo tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực công có thể cung cấp thông tin về việc liệu các nguồn lực đã được tiếp nhận và sử dụng hợp pháp theo dự toán được giao hay không. Các đơn vị công khai dự toán ngân sách đã được phê duyệt phải tuân thủ quy định về trình bày thông tin về dự toán ngân sách trên Báo cáo tài chính. Việc so sánh giữa dự toán và số thực hiện có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, bao gồm;

• Sử dụng các thông tin tài chính bổ sung, trong đó trình bày về số chênh lệch giữa dự toán và số thực hiện; và

• Công bố thông tin về việc không vượt dự toán ngân sách.

21. Các đơn vị được khuyến khích trình bày bổ sung các thông tin để giúp cho người sử dụng báo cáo trong việc đánh giá kết quả hoạt động, việc quản lý tài sản của đơn vị, cũng như đưa ra các quyết định về việc phân bổ các nguồn lực. Các thông tin bổ sung này có thể bao gồm các thông tin chi tiết về kết quả hoạt động của đơn vị dưới hình thức các chỉ số hoạt động, báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ, báo cáo về các chương trình, dự án và các báo cáo khác của lãnh đạo đơn vị về các sự kiện nổi bật của đơn vị trong kỳ báo cáo.

22. Các đơn vị cũng được khuyến khích trình bày thông tin về sự tuân thủ quy định pháp luật, các chế độ, chính sách hoặc quy định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Khi báo cáo tài chính không cung cấp các thông tin về sự tuân thủ, đơn vị nên có thông tin dẫn chiếu tới bất kỳ tài liệu nào có chứa các thông tin đó. Thông tin về sự không tuân thủ có liên quan tới mục đích giải trình của đơn vị, và có thể ảnh hưởng tới đánh giá của người sử dụng báo cáo tài chính về kết quả hoạt động của đơn vị và định hướng hoạt động trong tương lai. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định về việc phân bổ nguồn lực cho đơn vị đó trong tương lai.

Xem xét tổng thể

Trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế toán công

23. Báo cáo tài chính phải trình bày một cách hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của đơn vị. Việc trình bày hợp lý yêu cầu phản ánh trung thực ảnh hưởng của các nghiệp vụ, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với định nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí đã được quy định trong các chuẩn mực. Việc áp dụng đúng các chuẩn mực và trình bày thông tin bổ sung khi cần thiết được coi là báo cáo tài chính trình bày hợp lý.

24. Việc báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán công của Việt Nam được đơn vị kế toán nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính chỉ được coi là tuân thủ các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khi nó tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của các chuẩn mực kế toán công đã được Bộ Tài chính ban hành.

25. Trong hầu hết mọi trường hợp, khi tuân thủ chuẩn mực kế toán công Việt Nam, báo cáo tài chính sẽ được coi là trình bày hợp lý. Việc trình bày hợp lý còn yêu cầu đơn vị phải thực hiện:

(a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót. Chuẩn mực này quy định hệ thống các hướng dẫn có tính bắt buộc mà lãnh đạo đơn vị có thể xem xét khi chưa có các chuẩn mực cụ thể áp dụng cho một khoản mục nào đó.

(b) Trình bày thông tin bao gồm các chính sách kế toán, để có thể cung cấp các thông tin có liên quan, trung thực, dễ hiểu, kịp thời, đáng tin cậy, có thể so sánh và xác minh được.

(c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi việc tuân thủ một quy định cụ thể của chuẩn mực chưa đủ để người đọc có thể hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch nhất định, các sự kiện khác và các điều kiện đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị.

Hot đng liên tc

26. Khi lập báo cáo tài chính, cần phải đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của đơn vị bi những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi có chủ trương, kế hoạch giải thể hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị. Khi thực hiện đánh giá, những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải nhận biết được những vấn đề không chắc chắn trọng yếu liên quan đến những sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và phải công bố thông tin về những vấn đề không chắc chắn này. Khi báo cáo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì đơn vị phải công bố điều này cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo và lý do tại sao đơn vị không được coi là hoạt động liên tục.

27. Báo cáo tài chính được lập trên giả định rằng đơn vị hoạt động liên tục, sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong một khoảng thời gian có thể dự đoán được trong tương lai. Để đánh giá liệu giả định hoạt động liên tục có hợp lý hay không, những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải xem xét tất cả những thông tin sẵn có liên quan đến hoạt động trong tương lai trong thời gian ít nhất là 12 tháng kể từ ngày báo cáo tài chính được phê duyệt.

28. Mức độ xem xét tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự đánh giá về giả định hoạt động liên tục của đơn vị trong lĩnh vực công không dựa trên các kết quả kiểm tra về khả năng thanh toán thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp. Có thể xảy ra trường hợp các hoạt động kiểm tra thông thường về khả năng thanh khoản và thanh toán có kết quả bất lợi, nhưng các nhân tố khác chỉ ra rằng đơn vị đó vẫn có khả năng hoạt động liên tục. Ví dụ:

(a) Đơn vị độc lập có thể có kết quả hoạt động không tốt về mặt tài chính, kể cả trong các kỳ tiếp theo, nhưng vẫn được cung cấp các nguồn lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thỏa mãn giả định hoạt động liên tục của đơn vị.

(b) Đối với đơn vị độc lập, việc đánh giá tình hình tài chính của đơn vị đó tại ngày lập báo cáo tài chính có thể chỉ ra rằng đơn vị đó không có khả năng hoạt động liên tục. Tuy nhiên đơn vị đó có thể có các hợp đồng tài trợ dài hạn hoặc các thỏa thuận khác đảm bảo cho khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị.

29. Việc xác định khả năng hoạt động liên tục được xem xét đối với từng đơn vị độc lập. Khi đánh giá khả năng hoạt động liên tục, trước khi kết luận đơn vị có khả năng hoạt động liên tục hay không thì người lập báo cáo tài chính cần phải xem xét nhiều yếu tố liên quan đến nhiệm vụ được giao; kết quả hoạt động hiện tại và dự kiến trong tương lai; tình hình tái cơ cấu tổ chức, hoạt động đã công bố và dự kiến; ước tính doanh thu hoặc nguồn kinh phí chính phủ tiếp tục tài trợ; và các nguồn tài chính thay thế tiềm tàng của đơn vị, trước khi kết luận giả định hoạt động liên tục là phù hợp.

Trình bày nhất quán

30. Việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính phải được thực hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, trừ khi:

(a) Có sự thay đổi đáng kvề bản chất hoạt động của đơn vị hoặc khi soát xét lại báo cáo tài chính cho thấy rõ ràng việc trình bày hoặc phân loại các khon mục theo cách khác sẽ hp lý hơn theo các tiêu chí lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán quy định trong Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót; hoặc

(b) Chuẩn mực khác yêu cầu phải thay đổi việc trình bày hiện tại.

31. Một số trường hợp thay đổi hoạt động hoặc soát xét lại việc trình bày báo cáo tài chính có thể cần phải yêu cầu đơn vị trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác. Ví dụ như một đơn vị kinh tế có thể bị chia tách, giải thể một bộ phận làm dịch vụ mà bộ phận làm dịch vụ này là một trong những đơn vị chịu kiểm soát lớn nhất của đơn vị lập báo cáo. Các bộ phận còn lại của đơn vị kinh tế đó là những đơn vị thực hiện nghiệp vụ quản lý và tư vấn chính sách. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính lập dựa trên hoạt động cơ bản của đơn vị kinh tế trước đây không còn phù hợp với đơn vị kinh tế mới nữa.

32. Một đơn vị chỉ được thay đổi việc trình bày báo cáo tài chính khi sự thay đổi đó đem lại cho người sử dụng báo cáo những thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn, yêu cầu trình bày mới được tiếp tục thực hiện, đảm bảo tính có thể so sánh của thông tin. Khi thay đổi việc trình bày báo cáo tài chính, đơn vị phải phân loại lại các thông tin so sánh theo quy định tại đoạn 44 và 45 của chuẩn mực này.

Trọng yếu và tổng hợp

33. Từng nhóm các khoản mục tương tự có tính trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính. Các khoản mục có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày riêng biệt, trừ khi các khoản mục đó không trọng yếu.

34. Báo cáo tài chính là kết quả của việc xử lý và tổng hợp một lượng lớn các giao dịch và sự kiện, được tập hợp thành các nhóm theo tính chất hoặc chức năng. Công việc cuối cùng của quá trình này là trình bày các số liệu đã được phân loại và tổng hợp vào các khoản mục tương ứng trên biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoặc thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu một khoản mục riêng biệt nào đó không trọng yếu thì nó sẽ được tổng hợp với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính hoặc trong thuyết minh báo cáo tài chính. Một khoản mục không đủ trọng yếu để được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính nhưng có thể đủ trọng yếu để được trình bày riêng biệt trên thuyết minh báo cáo tài chính.

35. Vận dụng khái niệm trọng yếu có nghĩa là đơn vị không nhất thiết phải tuân thủ một quy định về trình bày thông tin của một chuẩn mực nếu thông tin đó không trọng yếu.

Bù trừ

36. Tài sản và nợ phải trả, doanh thu và chi phí không được bù trừ lẫn nhau trừ khi một chuẩn mực kế toán công Việt Nam yêu cầu hoặc cho phép.

37. Việc trình bày riêng rẽ tài sản và nợ phải trả, doanh thu và chi phí rất quan trọng. Việc bù trừ các khoản mục này trên báo cáo kết quả hoạt động hoặc trên báo cáo tình hình tài chính (trừ khi việc bù trừ phản ánh bản chất của nghiệp vụ hoặc sự kiện), sẽ làm giảm khả năng của ngưi sử dụng báo cáo tài chính trong việc hiểu bản chất các nghiệp vụ, sự kiện và các điều kiện đã phát sinh; và đánh giá được luồng tiền trong tương lai của đơn vị. Trường hợp pháp luật cho phép đơn vị trích lập các khoản dự phòng thì được ghi nhận tài sản theo giá trị thuần sau khi trừ các khoản dự phòng, ví dụ như dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi, không bị coi là bù trừ.

38. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đổi định nghĩa doanh thu và quy định doanh thu được ghi nhận ở giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi đã trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá. Trong một chu kỳ hoạt động bình thường, đơn vị có thể tham gia vào các giao dịch không tạo ra doanh thu nhưng có liên quan đến hoạt động chính tạo ra doanh thu. Kết quả của những giao dịch này được trình bày bằng cách bù trừ doanh thu với chi phí của cùng một giao dịch, nếu cách trình bày đó phản ánh được bản chất của giao dịch hoặc sự kiện. Ví dụ lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc thanh lý chuyển nhượng tài sản dài hạn, bao gồm các khoản đầu tư và tài sản hoạt động được trình bày bằng cách lấy số tiền thu được từ việc thanh lý trừ đi giá trị còn lại của tài sản và các chi phí liên quan đến việc thanh lý.

39. Ngoài ra, lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự cũng được trình bày theo giá trị thuần, ví dụ như lãi lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên nếu các khoản lãi lỗ này là trọng yếu thì phải được trình bày riêng biệt.

40. Việc bù trừ các luồng tiền được trình bày ở Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

Thông tin có thể so sánh

Thông tin so sánh tối thiểu

41. Trừ khi một chuẩn mực kế toán công Việt Nam cho phép hoặc có yêu cầu khác, đơn vị phải trình bày các thông tin có thể so sánh của kỳ trước đối với tất cả các số liệu đã trình bày trên báo cáo tài chính. Đơn vị phải trình bày các thông tin so sánh dưới dạng diễn giải và mô tả nếu cần thiết để người đọc có thể hiểu được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

42. Đơn vị phải trình bày tối thiểu báo cáo tình hình tài chính với thông tin so sánh của kỳ trước, báo cáo kết quả hoạt động với thông tin so sánh của kỳ trước, báo cáo lưu chuyn tiền tệ với thông tin so sánh của kỳ trước và báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu với thông tin so sánh của kỳ trước và các thuyết minh có liên quan.

43. Trong một số trường hợp, các thông tin diễn giải được cung cấp trong báo cáo tài chính của các kỳ trước tiếp tục liên quan đến kỳ hiện tại. Ví dụ thông tin chi tiết về một vụ tranh chấp pháp lý xảy ra vào cuối kỳ trước chưa có kết quả rõ ràng, nếu đến thời điểm hiện tại vẫn chưa giải quyết xong thì phải được công bố trong kỳ này. Người sử dụng báo cáo sẽ có được thông tin về sự không chắc chắn tại ngày lập báo cáo tài chính kỳ trước và thông tin về việc đơn vị đã thực hiện trong kỳ này để xử lý vướng mắc đó.

44. Khi thay đổi cách trình bày hoặc phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính, các số liệu so sánh cũng phải được phân loại lại trừ khi việc đó không thể thực hiện được. Khi số liệu so sánh được phân loại lại, đơn vị phải trình bày:

(a) Bản chất của việc phân loại lại;

(b) Số liệu của mỗi khoản mục hoặc nhóm khoản mục được phân loại lại; và

(c) Lý do của việc phân loại lại.

45. Trường hợp không thể phân loại lại số liệu, đơn vị phải trình bày:

(a) Lý do không thể phân loại lại số liệu; và

(b) Bản chất của việc điều chỉnh sẽ phải thực hiện nếu số liệu được phân loại lại.

46. Việc tăng cường khả năng so sánh của thông tin giữa các kỳ báo cáo giúp cho người sử dụng trong việc ra quyết định và đánh giá quyết định, đặc biệt cho phép đánh giá xu hướng của các thông tin tài chính cho mục đích dự đoán. Trong một số trường hợp, không thể phân loại lại các thông tin so sánh của một kỳ cụ thể trước đó để so sánh với kỳ này. Ví dụ như trong bệnh viện công, kỳ trước số liệu doanh thu dịch vụ khám chữa bệnh đơn vị không mở theo dõi chi tiết theo doanh thu của từng khoa, phòng, tuy nhiên trong kỳ này yêu cầu này là bắt buộc thì không thể có được thông tin so sánh về số thu tính theo từng khoa, phòng so với kỳ trước.

Cấu trúc và nội dung

Giới thiệu

47. Chuẩn mực này yêu cầu trình bày các khoản mục nhất định trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu và quy định việc trình bày các khoản mục khác trên các báo cáo này hoặc trên thuyết minh báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 quy định đối với việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

48. Chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ “trình bày” với nghĩa rộng bao hàm các khoản mục được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu; và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như trong thuyết minh báo cáo tài chính. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác cũng yêu cầu về việc trình bày. Trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực này hoặc trong chuẩn mực khác, việc trình bày được thực hiện trên các báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có liên quan), hoặc trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Nhận dạng báo cáo tài chính

49. Các báo cáo tài chính phải được xác định rõ ràng và phân biệt với các thông tin khác trong cùng một tài liệu được phát hành.

50. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam chỉ áp dụng cho các báo cáo tài chính và không áp dụng cho các thông tin khác được trình bày trong các loại báo cáo định kỳ khác. Do đó, người sử dụng báo cáo tài chính phải phân biệt được các thông tin được lập dựa trên quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam với các thông tin khác có thể hữu ích với người sử dụng nhưng không phải là đối tượng áp dụng chuẩn mực, có thể có các tài liệu khác cũng sử dụng thuật ngữ báo cáo tài chính nhưng nội hàm không phải là các báo cáo tài chính được trình bày theo yêu cầu của chuẩn mực này.

51. Mỗi biểu mẫu của báo cáo tài chính phải được xác định rõ ràng. Ngoài ra, các thông tin sau phải được trình bày một cách nổi bật và được lặp đi lặp lại nếu cần thiết để người đọc có thể hiểu rõ các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính:

(a) Tên của đơn vị báo cáo hoặc các thông tin để xác định đơn vị báo cáo và bất kỳ thay đổi nào của các thông tin này kể từ ngày lập báo cáo kỳ trước; tên của đơn vị cấp trên của đơn vị lập báo cáo;

(b) Loại báo cáo: là báo cáo tài chính của một đơn vị độc lập hay một đơn vị kinh tế;

(c) Ngày báo cáo hoặc kỳ của báo cáo tài chính tương ng vi từng biểu mẫu của báo cáo tài chính;

(d) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo; như được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về ảnh hưng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái; và

(e) Đơn vị tính khi trình bày các khoản mục trong báo cáo tài chính.

52. Các yêu cầu trong đoạn 51 được thực hiện bắt buộc tại trang đầu tiên theo biểu mẫu quy định. Đơn vị có thể bổ sung thêm tiêu đề ở đầu mỗi trang tiếp theo và bổ sung thêm tiêu đề tóm tắt ở mỗi cột trên các trang sau của báo cáo tài chính, đảm bảo thống nhất. Ví dụ nếu báo cáo tài chính được trình bày dưới dạng dữ liệu điện tử mà không tách rời từng trang, thì các thông tin trên phải được lặp lại thường xuyên để đảm bảo người đọc hiểu được các thông tin được cung cấp trong báo cáo tài chính.

53. Để cho đơn giản và dễ hiểu hơn, các số liệu trong báo cáo tài chính có thể được trình bày theo đơn vị tính là nghìn hoặc triệu đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác nếu pháp luật có quy định. Đơn vị tính này có thể chấp nhận được nếu mức độ làm tròn số được ghi rõ và không có thông tin trọng yếu nào bị bỏ sót.

Kỳ báo cáo

54. Báo cáo tài chính được lập ít nhất vào cuối kỳ kế toán năm, kỳ kế toán năm là 12 tháng được tính tròn theo năm dương lịch, Trường hợp thay đổi ngày lập báo cáo của đơn vị và kỳ báo cáo tài chính dài hơn hoặc ngắn hơn một năm thì ngoài kỳ báo cáo được trình bày trong báo cáo tài chính, đơn vị phải trình bày thêm:

(a) Lý do lập báo cáo tài chính cho kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn một năm; và

(b) Việc không thể so sánh được số liệu của các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những phần thuyết minh có liên quan.

55. Trong một số trường hợp, do đặc điểm hoạt động đơn vị có thể bị yêu cầu, hoặc tự quyết định thay đổi kỳ báo cáo (nếu được phép), ví dụ các trường học thay đổi kỳ kế toán theo năm học. Trong trường hợp này, nội dung quan trọng là người sử dụng thông tin phải nhận biết rằng số liệu kỳ này không thể so sánh được với số liệu kỳ trước, và lý do thay đổi kỳ báo cáo phải được trình bày.

Tính kịp thời

56. Tính hữu ích của báo cáo tài chính sẽ bị suy giảm nếu chúng không được cung cấp cho người sử dụng trong một thời gian hợp lý kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Để đảm bảo tính hữu ích của số liệu báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin phù hợp, hiệu quả cho người sử dụng báo cáo thì thời gian đơn vị phát hành báo cáo càn được xem xét trong phạm vi tối đa là 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

Các quy định cụ thể liên quan đến thời hạn phát hành báo cáo tài chính tại Luật Kế toán, chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng và văn bản hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất) đối với đơn vị kế toán cấp trên (đơn vị kinh tế). Chuẩn mực này không có quy định ngoại lệ cho việc lập và nộp báo cáo chậm so với thời hạn quy định.

Báo cáo tình hình tài chính

Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn

57. Đơn vị phải trình bày riêng biệt các khoản mục tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tình hình tài chính theo quy định tại đoạn 63-74 của chuẩn mực này, trừ khi việc trình bày theo tính thanh khoản đem lại các thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Khi áp dụng ngoại lệ này, tất cả tài sản và nợ phải trả được trình bày theo thứ tự về tính thanh khoản.

58. Dù đơn vị áp dụng cách thức trình bày nào, đối với các khoản mục tài sản và nphải trả bao gm cả các khoản dự kiến sẽ được thu hồi hoặc phải thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo và sau 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo, đơn vị phải trình bày số dự kiến được thu hồi hoặc phải thanh toán sau 12 tháng.

59. Khi đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ trong một chu kỳ hoạt động được xác định rõ ràng, việc phân loại riêng biệt tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tình hình tài chính sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để phân biệt giá trị tài sản ròng sẽ tiếp tục được sử dụng cho hoạt động của đơn vị trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, cách thức trình bày này còn chỉ rõ các tài sản dự kiến sẽ được thanh khoản trong chu kỳ hoạt động hiện tại và số nợ phải trả dự kiến phải thanh toán trong cùng kỳ.

60. Đối với một số đơn vị, chẳng hạn như cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức tài chính, việc trình bày tài sản và nợ phải trả theo tính thanh khoản tăng dần hoặc giảm dần sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn cách trình bày theo tiêu chí ngắn hạn/dài hạn, bởi vì các đơn vị đó không cung cấp hàng hóa dịch vụ trong một chu kỳ hoạt động được xác định rõ ràng.

61. Khi áp dụng đoạn 57, đơn vị được phép trình bày một số tài sản và nợ phải trả theo tiêu chí ngắn hạn/dài hạn, một số tài sản và nợ phải trả khác theo tiêu chí thanh khoản nếu cách trình bày đó đem lại những thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Đơn vị có thể thực hiện cách trình bày hỗn hợp này trong trường hợp có nhiều hoạt động đa dạng.

62. Thông tin về ngày dự kiến đến hạn của tài sản và nợ phải trả rất hữu ích trong việc đánh giá khả năng thanh khoản và thanh toán của đơn vị. Thông tin về ngày dự kiến thu hồi và thanh toán các khoản mục tài sản và nợ phải trả không bng tiền như hàng tồn kho hay các khoản dự phòng cũng rất hữu ích, dù các khoản mục tài sản và nợ phải trả này được phân loại là ngắn hạn hay dài hạn.

Tài sản ngn hạn, tài sản dài hạn

63. Một tài sản được phân loại là ngắn hạn nếu nó đáp ng được một trong các tiêu chí sau:

(a) Được dự kiến thu hồi được hoặc nắm giữ để bán hoặc tiêu dùng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị;

(b) Mục đích nắm giữ ban đầu của đơn vị là để bán;

(c) Được dự kiến thu hồi được trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo; hoặc

(d) Là tiền hoặc tương đương tiền (theo định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02), trừ khi nó bị hạn chế trong việc đem đi trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một khoản ntrong thời gian ít nhất 12 tháng kể từ ngày báo cáo.

Tất cả các tài sản còn lại được phân loại là tài sản dài hạn.

64. Chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ “tài sản dài hạn” để chỉ các bất động sản, nhà xưởng, thiết bị, tài sản vô hình, tài sản tài chính có bản chất dài hạn. Có thể sử dụng các thuật ngữ thay thế với điều kiện các thuật ngữ đó có cùng bản chất và ý nghĩa rõ ràng.

65. Chu kỳ hoạt động của đơn vị là khoảng thời gian đơn vị cần để chuyển hóa các yếu tố đầu vào hoặc nguồn lực thành các sản phẩm đầu ra. Khi chu kỳ hoạt động thông thưng của đơn vị không được xác định một cách rõ ràng, đơn vị được mặc định thời hạn của chu kỳ là 12 tháng.

66. Tài sản ngắn hạn bao gồm các tài sản (ví dụ như các khoản thuế phải thu, các khoản phải thu về sử dụng dịch vụ, các khoản phạt và phí phải thu, hàng tồn kho ,...) được thu hồi, tiêu thụ hoặc đem bán như là một phần của chu kỳ hoạt động bình thường, ngay cả khi đơn vị dự kiến không thu hồi được các tài sản này trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo. Tài sản ngắn hạn còn bao gồm cả các tài sản được nắm giữ với mục đích ban đầu là để bán (ví dụ bao gồm các tài sản tài chính được phân loại là được nắm giữ để bán theo quy định tại chuẩn mực kế toán công Việt Nam có liên quan).

Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

67. Một khoản nợ phải trả được phân loại là nợ ngắn hạn khi đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

(a) Được dự kiến phải thanh toán trong một chu kỳ hoạt động bình thường;

(b) Đơn vị nắm giữ cho mục đích ban đầu là đ bán;

(c) Khoản nợ phải trả sẽ đến hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo; hoặc

(d) Đơn vị không có quyền vô điều kiện thanh toán chậm khoản nợ đó sau ít nhất 12 tháng kể từ ngày báo cáo (xem đoạn 71). Việc phân loại khoản nợ không thay đi trong trường hợp điều khoản của khoản nợ cho phép chủ ncó quyền chọn phương thức thanh toán bằng các công cụ vốn do đơn vị phát hành.

Tất cả các khoản nợ còn lại được phân loại là nợ dài hạn.

68. Một số khoản nợ ngắn hạn như các khoản phải nộp NSNN, chi phí phải trả nhân viên và các chi phí hoạt động khác phải trả là một phần của kinh phí đơn vị sử dụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường. Các khoản mục này được phân loại là nợ ngắn hạn ngay cả khi chúng đến hạn thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày báo cáo. Việc phân loại tài sản và nợ phải trả của đơn vị áp dụng theo thời hạn của một chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị đó. Khi chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị không được xác định rõ ràng, thời hạn mặc định sẽ là 12 tháng.

69. Các khoản nợ ngắn hạn khác không được thanh toán trong một chu kỳ hoạt động bình thường, nhưng nếu đến hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo tài chính hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích ban đầu là để bán cũng được phân loại là nợ ngắn hạn. Ví dụ như các khoản thấu chi tài khoản, phần đến hạn phải trả của một khoản nợ phải trả tài chính dài hạn, các khoản phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu phải trả, thuế thu nhập phải nộp và các khoản nợ phải trả khác. Các khoản nợ tài chính có tính chất dài hạn (các khoản không thuộc kinh phí hoạt động được sử dụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị) và không đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo được phân loại là nợ dài hạn, theo quy định tại đoạn 72 và 73 dưới đây.

70. Đơn vị phân loại nợ phải trả tài chính là ngắn hạn khi các khoản nợ này sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo, ngay cả khi:

(a) Thời hạn ban đầu của khoản nợ dài hơn 12 tháng; và

(b) Đơn vị đạt được thỏa thuận tái cấp vốn, hoặc điều chỉnh kỳ trả nợ thành dài hạn sau ngày lập báo cáo và trước ngày báo cáo tài chính được phê duyệt để phát hành.

71. Nếu theo điều khoản của hợp đồng vay hiện hữu, đơn vị dự kiến và có quyền yêu cầu tái cấp vốn hoặc tái tục khoản nợ trong thời hạn ít nhất 12 tháng sau ngày lập báo cáo thì đơn vị phân loại khoản nợ thành dài hạn, ngay cả khi khoản nợ có thể đến hạn trong thời gian sớm hơn nếu đơn vị không thực hiện quyền này. Tuy nhiên nếu đơn vị không có quyền yêu cầu tái cấp vốn hoặc tái tục khoản nợ (ví dụ như hợp đồng không có điều khoản tái cấp vốn) thì khả năng tái cấp vốn không được xem xét đến và đơn vị phải phân loại nợ là nợ ngắn hạn.

72. Khi đơn vị vi phạm cam kết của một hợp đồng vay dài hạn vào trước hoặc trong ngày lập báo cáo dẫn đến việc khoản vay phải thanh toán ngay lập tức nếu chủ nợ yêu cầu thì khoản nợ đó phải được phân loại thành nợ ngắn hạn. kể cả khi trong thời gian từ ngày báo cáo và đến ngày báo cáo được phê duyệt để phát hành, chủ nợ đồng ý sẽ không yêu cầu thanh toán do vi phạm cam kết đó. Khoản nợ phải được phân loại thành nợ ngắn hạn, vì tại ngày lập báo cáo đơn vị không có quyền vô điều kiện trì hoãn thanh toán trong thời hạn ít nhất 12 tháng sau ngày báo cáo.

73. Tuy nhiên, đến ngày lập báo cáo, chủ nợ đã đồng ý bằng văn bản ân hạn thời gian kéo dài ít nhất 12 tháng sau ngày báo cáo để đơn vị có thể khắc phục vi phạm, trong khoảng thời gian đó chủ nợ không có quyền yêu cầu thanh toán, thì khoản nợ đó sẽ được phân loại là nợ dài hạn.

74. Đối với các khoản vay được phân loại là nợ ngắn hạn nếu các sự kiện sau phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày lập báo cáo đến ngày phê duyệt phát hành báo cáo thì các sự kiện này được trình bày là sự kiện không điều chỉnh theo quy định tại Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo:

(a) Tái cấp vốn khoản vay với thời hạn dài;

(b) Khắc phục vi phạm đối với hợp đồng vay dài hạn; và

(c) Được chủ nợ đồng ý thời gian ân hạn kéo dải ít nhất 12 tháng sau ngày lập báo cáo để đơn vị khắc phục vi phạm đối với hợp đồng vay dài hạn.

Các thông tin phải được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính

75. Báo cáo tình hình tài chính ít nhất phải trình bày riêng biệt các khoản mục sau:

(a) Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(b) Bất động sản đầu tư;

(c) Tài sản vô hình;

(d) Tài sản tài chính (không bao gồm các mục (e), (g), (h) và (i));

(e) Các khoản đầu tư được hạch toán bằng phương pháp vốn chủ sở hữu;

(f) Hàng tồn kho;

(g) Các khoản phải thu từ các giao dịch không trao đổi (thuế và các khoản chuyn giao);

(h) Các khoản phải thu từ các giao dịch trao đổi hàng hóa;

(i) Tiền và tương đương tiền;

(j) Thuế và các khoản chuyển giao phải trả, phải nộp;

(k) Các khoản phải trả từ các giao dịch trao đổi;

(l) Các khoản dự phòng phải trả trong trường hợp đơn vị được phép trích lập dự phòng;

(m) Nợ phải trả tài chính (không bao gồm các mục (j), (k) và (l));

(n) Lợi ích của bên góp vốn không kiểm soát, được trình bày trong phần tài sản ròng/vốn chủ shữu; và

(o) Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu thuộc về chủ sở hữu của đơn vị kiểm soát.

76. Các tiêu đề, các khoản mục chi tiết và các dòng tổng cộng được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính nếu việc trình bày thêm các nội dung này giúp người sử dụng báo cáo hiểu được rõ hơn tình hình tài chính của đơn vị.

77. Chuẩn mực này không quy định thứ tự hoặc hình thức trình bảy các khoản mục. Đoạn 75 liệt kê các khoản mục khác nhau về bản chất hoặc chức năng cần được trình bày riêng biệt trên báo cáo tình hình tài chính. Các minh họa cho hình thức trình bày có thể còn được quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho từng loại hình đơn vị. Ngoài ra:

(a) Các chỉ tiêu được trình bày riêng biệt căn cứ theo quy mô, bản chất, chức năng của một khoản mục hoặc một tập hợp các khoản mục tương tự nhau để giúp người sử dụng báo cáo hiểu được tình hình tài chính của đơn vị; và

(b) Diễn giải khoản mục, thứ tự của khoản mục hoặc cách thức tập hợp các khoản mục tương tự có thể được thay đổi tùy thuộc vào bản chất và các giao dịch của đơn vị nhằm cung cấp thông tin liên quan để giúp người sử dụng báo cáo hiểu được tình hình tài chính của đơn vị.

78. Các khoản mục bổ sung được xem xét để trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính dựa trên các đánh giá về:

(a) Bản chất và tính thanh khoản của tài sản;

(b) Chức năng của tài sản trong đơn vị; và

(c) Số tiền, bản chất và thời hạn thanh toán của nợ phải trả.

79. Các nhóm tài sản này phải được trình bày theo các chỉ tiêu riêng nếu việc sử dụng các cơ sở đo lường khác nhau cho các nhóm tài sản khác nhau cho thấy bản chất hoặc chức năng của các nhóm tài sản này là khác nhau. Ví dụ, các nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị đánh giá lại phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.

Thông tin có thể được trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính

80. Đơn vị có thể trình bày trên báo cáo tình hình tài chính hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính các chỉ tiêu chi tiết của các khoản mục đã được trình bày và được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với hoạt động của đơn vị.

81. Mức độ chi tiết tùy thuộc vào quy định của các chuẩn mực kế toán công Việt Nam và quy mô, bản chất, chức năng của các khoản mục chi tiết. Các nhân tố nêu trong đoạn 78 thường được sử dụng làm căn cứ để chi tiết khoản mục. Việc trình bày mỗi khoản mục có thể khác nhau, ví dụ như:

(a) Các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được chia thành các nhóm phù hợp với quy định tại Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17;

(b) Các khoản phải thu được chia thành phải thu tiền đã sử dụng dịch vụ, phải thu tiền thuế và các khoản phải thu từ giao dịch không trao đổi, phải thu từ các bên có liên quan, các khoản trả trước và các khoản phải thu khác;

(c) Hàng tồn kho được chia thành các nhóm phù hợp với quy định tại Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”, như: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang, sản phẩm, hàng hóa;

(d) Thuế và các khoản chuyển giao phải trả phải nộp được chia thành tiền thuế phải hoàn, các khoản chuyn giao phải trả, phải trả các bên có liên quan trong đơn vị kinh tế;

(e) Các khoản dự phòng phải trả (nếu có) được chia thành các khoản dự phòng phải trả cho nhân viên và dự phòng phải trả khác; và

(f) Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu được chia thành vốn góp, thặng dư và thâm hụt lũy kế, tài sản ròng khác.

82. Đối với đơn vị không có vốn cổ phần, đơn vị đó phải trình bày tài sản ròng/vốn chủ sở hữu trên báo cáo tình hình tài chính hoặc trong phần thuyết minh chi tiết các khoản mục riêng rẽ sau:

(a) Vốn góp của chủ sở hữu, là tổng lũy kế số vốn chủ sở hữu đã góp đến ngày lập báo cáo trừ đi số đã phân phối cho chủ sở hữu đến ngày lập báo cáo;

(b) Thặng dư và thâm hụt lũy kế;

(c) Tài sản ròng khác, bao gồm diễn giải và mục đích của mỗi loại trong phần tài săn ròng/vốn chủ sở hữu; và

(d) Lợi ích của bên góp vốn không kiểm soát.

83. Hầu hết các đơn vị trong lĩnh vực công không có vốn cổ phần, nhưng bị kiểm soát hoàn toàn bởi một đơn vị trong lĩnh vực công khác (còn gọi là đơn vị cấp trên). Bản chất lợi ích của Chính phủ trong các đơn vị này thường bao gồm cvốn NSNN cấp và thặng dư hoặc thâm hụt lũy kế và tài sản ròng khác. Các khoản mục này phản ánh giá trị tài sản ròng/vốn chủ sở hữu thuộc về hoạt động của đơn vị.

84. Trong một số trường hợp, có thể xảy ra lợi ích của bên góp vốn không kiểm soát trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị. Ví dụ ở cấp độ Chính phủ, đơn vị kinh tế có thể bao gồm một đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước đã được tư nhân hóa một phần. Do đó, đơn vị đó có thể bao gồm các bên góp vốn khác có lợi ích tài chính trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị.

Báo cáo kết quả hoạt động

Thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ

85. Tất cả các khoản mục doanh thu và chi phí được ghi nhận trong kỳ đều phải được phản ánh vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ của đơn vị, trừ khi chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác có quy định khác.

86. Về nguyên tắc, tất cả các khoản mục doanh thu và chi phí được ghi nhận trong kỳ được phản ánh vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ đó. Điều này cũng bao gồm cả ảnh hưởng của những thay đổi trong ước tính kế toán. Tuy nhiên, một khoản mục cụ thể trong một số trường hợp có thể không được phản ánh vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ hiện tại. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót đề cập đến hai trường hợp: sửa chữa sai sót và ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán.

87. Một số chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác hướng dẫn các khoản mục có thể đáp ứng tiêu chí doanh thu và chi phí theo quy định của chuẩn mực này nhưng lại loại trừ khỏi thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ.

Thông tin được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động

88. Báo cáo kết quả hoạt động ít nhất phải trình bày riêng biệt các khoản mục sau:

(a) Doanh thu;

(b) Chi phí;

(c) Phần thặng dư hoặc thâm hụt được phân bổ từ các khoản đầu tư vào các đơn vị liên doanh hoặc liên kết sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu;

(d) Lãi hoặc lỗ trước thuế phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả thuộc về hoạt động không thường xuyên; và

(e) Thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ.

89. Những khoản mục sau được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động như là các khoản phân bthặng dư và thâm hụt trong kỳ:

(a) Phần thặng dư hoặc thâm hụt thuộc về bên góp vốn không kiểm soát; và

(b) Phần thặng dư hoặc thâm hụt thuộc về chủ sở hữu của đơn vị kiểm soát.

90. Các tiêu đề, các khoản mục chi tiết và các dòng tổng cộng được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động nếu việc trình bày thêm các nội dung này giúp người sử dụng báo cáo hiểu được kết quả hoạt động của đơn vị.

91. Do ảnh hưởng của các hoạt động, giao dịch và sự kiện đa dạng của đơn vị có tác động khác nhau lên khả năng thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của đơn vị, việc trình bày cụ thể về những yếu tố tạo nên kết quả hoạt động giúp người sử dụng báo cáo hiểu được kết quả hoạt động của đơn vị và có thể dự đoán kết quả trong tương lai. Các khoản mục chi tiết được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động, các diễn giải được sử dụng và trật tự của các khoản mục có thể được thay đổi khi cần thiết để giải thích rõ hơn các yếu tố tạo nên kết quả hoạt động của đơn vị. Các nhân tố có thđược xem xét bao gồm tính trọng yếu, bản chất và chức năng của các yếu tố cấu thành doanh thu và chi phí. Doanh thu và chi phí không được bù trừ cho nhau trừ khi đáp ứng được các quy định ở đoạn 36 của chuẩn mực này.

Thông tin có thể được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động hoặc trên thuyết minh báo cáo tài chính

92. Khi một khon mục doanh thu hoặc chi phí có tính trọng yếu, bản chất và số tiền của khoản mục đó phải được trình bày riêng biệt.

93. Một số trường hợp nếu có phát sinh phù hợp với quy định pháp luật, các khoản mục doanh thu và chi phí phải được trình bày riêng biệt như sau:

(a) Ghi giảm hàng tồn kho xuống bằng với mức giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc ghi giảm giá trị tài sản cố định xuống bằng với mức có thể thu hồi được, cũng như việc hoàn nhập các khoản đã ghi giảm này;

(b) Các chi phí tái cơ cấu của đơn vị và hoàn nhập các khoản dự phòng phải trả chi phí tái cơ cấu này;

(c) Thanh lý nhượng bán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(d) Cổ phần hóa hoặc thanh lý một khoản đầu tư;

(e) Các hoạt động không thường xuyên;

(f) Kết quả giải quyết tranh chấp pháp lý; và

(g) Hoàn nhập các khoản dự phòng khác.

94. Đơn vị có thể trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính các chỉ tiêu chi tiết của tng doanh thu và sắp xếp theo thứ tự phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

95. Đơn vị có thể trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính bảng phân loại chi tiết chi phí theo tính chất chi phí hoặc chức năng của chi phí, đảm bảo cung cấp các thông tin đáng tin cậy và có liên quan hơn.

96. Việc trình bày bảng phân loại chi phí đề cập trong đoạn 95 trên báo cáo kết quả hoạt động được khuyến khích thực hiện để thuyết minh rõ hơn thông tin về chi phí của đơn vị.

97. Chi phí được trình bày chi tiết thành từng loại nhằm phản ánh rõ chi phí và việc thu hồi chi phí từ những chương trình, hoạt động hoặc bộ phận cụ thể của đơn vị báo cáo. Có thể phân loại chi phí theo hai cách nêu trong đoạn 99 và 100.

98. Cách thứ nhất là phân loại chi phí theo tính chất. Chi phí được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động tùy thuộc vào tính chất của loại chi phí đó (ví dụ như chi phí khấu hao, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí cho người lao động, chi phí quảng cáo), và không chia theo chức năng của từng bộ phận trong đơn vị. Phương pháp này có thể dễ áp dụng vì không cần phải phân bchi phí cho từng bộ phận chức năng.

Ví dụ về phân loại chi phí theo tính chất như sau:

Doanh thu

 

X

Chi phí cho người lao động

X

 

Chi phí khấu hao

X

 

Chi phí khác

X

 

 

...

 

Tổng chi phí

 

(X)

Thặng dư trong kỳ

 

X

99. Cách thứ hai là phân loại chi phí theo chức năng, trong đó chi phí được phân loại theo chương trình hoặc mục đích của khoản chi. Phương pháp này có thể cung cấp cho người sử dụng báo cáo các thông tin phù hợp hơn phương pháp phân tích theo tính chất chi phí, nhưng việc phân bổ chi phí cho các bộ phận chức năng khác nhau có thể yêu cầu đơn vị phải phân bổ chi phí một cách khách quan và sử dụng những đánh giá đáng kể.

Ví dụ về phân loại chi phí theo chức năng như sau:

Doanh thu

X

Chi phí cho y tế

(X)

Chi phí cho giáo dục

(X)

Chi phí khác

(X)

Tổng chi phí

(X)

Thặng dư trong kỳ

X

100. Các khoản chi phí liên quan đến các chức năng chính của đơn vị phải được trình bày riêng biệt. Trong ví dụ này, đơn vị có các chức năng liên quan đến việc dự phòng cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục. Đơn vị phải trình bày các chỉ tiêu chi phí riêng cho từng chức năng này.

101. Các đơn vị phân loại chi phí theo chức năng phải trình bày thông tin bổ sung về tính chất của chi phí, bao gồm chi phí khấu hao và chi phí cho người lao động.

102. Trong một số trường hợp, đơn vị có thể lựa chọn việc phân loại chi phí theo chức năng hoặc theo tính chất chi phí tùy thuộc vào các yếu tố lịch sử, quy định có liên quan và bản chất của đơn vị. Do mỗi phương pháp trình bày chi phí đều có những ưu điểm riêng đối với từng loại đơn vị khác nhau, chuẩn mực này yêu cầu lãnh đạo đơn vị phải lựa chọn phương pháp đáng tin cậy và phù hợp nhất cho đơn vị mình. Tuy nhiên, vì thông tin được trình bày theo tính chất của chi phí hữu ích trong việc dự đoán các luồng tiền tương lai nên nếu đơn vị lựa chọn phân loại chi phí theo chức năng thì phải trình bày thông tin bổ sung theo tính chất của chi phí. Trong đoạn 101, thuật ngữ “chi phí cho người lao động” có cùng ý nghĩa như được đề cập trong Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về lợi ích người lao động.

103. Khi đơn vị phân phối lợi nhuận cho các bên góp vốn, đơn vị phải trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động hoặc trên báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính, lợi nhuận đã được ghi nhận như khoản phân phối cho chủ sở hữu trong kỳ.

Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu

104. Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của một đơn vị phải trình bày các chỉ tiêu sau:

(a) Thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ;

(b) Từng khoản mục doanh thu hoặc chi phí, theo quy định tại các chuẩn mực khác, được ghi nhận trực tiếp vào tài sản ròng/vn chủ shữu và số tổng cộng của các khoản mục này;

(c) Tổng doanh thu và chi phí trong kỳ (tổng cộng của mục (a) và (b) ở trên), tách riêng phần thuộc về chủ sở hữu của đơn vị kiểm soát và phần thuộc về bên góp vốn không kiểm soát; và

(d) Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán và sửa chữa sai sót của kỳ trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót đối với từng mục tài sản ròng/vốn chủ sở hữu được trình bày riêng biệt ở trên.

105. Đơn vị phải trình bày trên báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu hoặc trong Thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin sau:

(a) Số tiền của các giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu của đơn vị, trong đó các khoản phân phi cho chủ sở hữu được trình bày riêng biệt;

(b) Số thặng dư và thâm hụt lũy kế tại ngày bắt đầu kỳ báo cáo, tại ngày lập báo cáo và các thay đổi trong kỳ; và

(c) Đối với mỗi bộ phận của tài sản ròng/vốn chủ sở hữu được trình bày riêng biệt, cần trình bày một bảng đối chiếu giữa giá trị còn lại của các bộ phận này tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ và trình bày riêng biệt từng thay đổi trong kỳ.

106. Các thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị giữa 2 thi điểm ngày đầu kỳ và ngày cuối kỳ phản ánh sự tăng, giảm trong tài sản ròng của kỳ đó.

107. Tổng cộng những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị trong kỳ thể hiện tổng thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ, các khoản doanh thu và chi phí được ghi nhận trực tiếp vào tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, và các khoản góp vốn của chủ sở hữu hoặc các khoản phân phối cho chủ sở hữu của đơn vị.

108. Các khoản góp vốn của chủ sở hữu hoặc các khoản phân phối cho chủ sở hữu của đơn vị bao gồm các khoản chuyển giao giữa hai đơn vị trong cùng một đơn vị kinh tế (ví dụ như khi cấp NSNN cho đơn vị cấp dưới). Các khoản góp vốn của chủ sở hữu, với tư cách là chủ sở hữu, cho các đơn vị chịu kiểm soát chỉ được ghi nhận trực tiếp làm tăng tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị đó khi các khoản này làm tăng lợi ích của chủ sở hữu trong tài sản ròng của đơn vị nhận vốn góp

109. Chuẩn mực này yêu cầu tất cả các khoản doanh thu và chi phí trong kỳ đều phải được phản ánh trong kết quả hoạt động của đơn vị, trừ khi các chuẩn mực khác có quy định khác. Các chuẩn mực khác quy định một số khoản (ví dụ như chênh lệch tăng giảm đánh giá lại tài sản, một số khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái) được ghi nhận trực tiếp vào tài sản ròng/vốn chủ sở hữu. Do tính chất quan trọng của việc đánh giá các thay đổi trong tình hình tài chính của đơn vị giữa hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ bằng việc xem xét tất cả các yếu tố doanh thu và chi phí, chuẩn mực này yêu cầu Báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu của đơn vị phải chỉ rõ ảnh hưởng của tổng doanh thu và chi phí trong kỳ, bao gồm cả những khoản mục doanh thu và chi phí được ghi nhận trực tiếp vào tài sản ròng/vốn chủ sở hữu.

110. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót yêu cầu đơn vị thực hiện điều chỉnh hồi tố, trong chừng mực có thể, để phản ánh các thay đổi trong chính sách kế toán của đơn vị, trừ khi các điều khoản về thời gian chuyển tiếp của các chuẩn mực khác có quy định khác. Chuẩn mực này còn yêu cầu đơn vị, trong chừng mực có thể, phải thực hiện các điều chỉnh hồi tố để sửa chữa các sai sót của kỳ trước. Các điều chỉnh hồi tố được thực hiện đối với số dư đầu kỳ của Thặng dư và thâm hụt lũy kế, trừ khi các chuẩn mực khác yêu cầu điều chỉnh hồi tố các mục khác của tài sản ròng/vốn chủ sở hữu. Đoạn 104(d) quy định đơn vị phải trình bày riêng biệt trong báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu tất cả những điều chỉnh của từng mục của tài sản ròng/vốn chủ sở hữu do thay đổi chính sách kế toán và do sửa chữa các sai sót. Các điều chỉnh này phải được trình bày cho từng kỳ trước và số dư đầu kỳ này.

111. Các quy định tại đoạn 104 và 105 nêu trên có thể thực hiện bằng cách sử dụng một bảng theo cột để đối chiếu số đầu kỳ và số cuối kỳ của mỗi bộ phận cấu thành tài sản ròng/vốn chủ sở hữu. Đơn vị có thể lựa chọn chỉ trình bày các khoản mục yêu cầu trong đoạn 104 trên báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu. Nếu lựa chọn cách trình bày này, các khoản mục yêu cầu trong đoạn 105 phải được trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

112. Báo cáo lưu chuyn tiền tệ cung cấp cho người sử dụng thông tin cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và tương đương tiền của đơn vị và nhu cầu sử dụng các luồng tiền đó của đơn vị. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” đề cập đến các yêu cầu đối với việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin liên quan.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Cấu trúc

113. Thuyết minh báo cáo tài chính của một đơn vị phải đáp ng các yêu cầu sau:

(a) Trình bày các thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể đơn vị đã sử dụng theo quy định tại đoạn 120-127 của chuẩn mực này;

(b) Trình bày các thông tin theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán công Việt Nam mà các thông tin đó chưa được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và

(c) Cung cấp các thông tin bổ sung mà các thông tin này không được được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng cần thiết để giúp người đọc hiểu rõ hơn về các báo cáo đó.

114. Thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách hệ thống. Mỗi khoản mục trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải được dẫn chiếu tới các thông tin chi tiết liên quan trên thuyết minh báo cáo tài chính.

115. Thuyết minh báo cáo tài chính được trình bày theo thứ tự sau để giúp người đọc hiểu được báo cáo tài chính và so sánh với báo cáo tài chính của các đơn vị khác:

(a) Báo cáo về sự tuân thủ với các chuẩn mực kế toán công Việt Nam (xem đoạn 24);

(b) Tóm tắt về các chính sách kế toán chủ yếu đơn vị áp dụng (xem đoạn 118);

(c) Thông tin bổ sung về các khoản mục trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, theo thứ tự của từng báo cáo và thứ tự của từng khoản mục trong báo cáo; và

(d) Các thông tin khác, bao gồm:

(i) Nợ tiềm tàng và các cam kết chưa thực hiện, và;

(ii) Các thông tin phi tài chính khác, ví dụ như mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro tài chính.

116. Trong một số trường hợp đơn vị có thể thay đổi thứ tự của các khoản mục được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính, nhưng phải đảm bảo cấu trúc mang tính hệ thống của thuyết minh báo cáo tài chính.

117. Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán được áp dụng có thể được trình bày như một bộ phận riêng biệt của báo cáo tài chính.

Thông tin về các chính sách kế toán

118. Đơn vị phải trình bày trong phần tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu các nội dung sau:

(a) Cơ sở xác định giá trị được sử dụng để lập báo cáo tài chính;

(b) Mức độ áp dụng các điều khoản chuyển tiếp của bất kỳ chuẩn mực kế toán công Việt Nam nào; và

(c) Các chính sách kế toán khác được áp dụng đgiúp người đọc hiểu rõ hơn báo cáo tài chính.

119. Người sử dụng báo cáo tài chính phải biết được thông tin về cơ sở xác định giá trị hoặc cơ sở lập báo cáo tài chính (ví dụ như giá gốc, giá hiện hành, giá trị thuần có ththực hiện được), bởi vì các thông tin này có ảnh hưởng đáng kể lên việc phân tích báo cáo tài chính. Khi nhiều cơ sở xác định giá trị được sử dụng để lập báo cáo tài chính, ví dụ như một loại tài sản nào đó được đánh giá lại, đơn vị phải chỉ rõ cơ sở xác định giá trị nào được áp dụng đối với loại tài sản và nợ phải trả đó.

120. Khi công bố thông tin về một chính sách kế toán nào đó, lãnh đạo đơn vị cần xem xét liệu thông tin được công bố có giúp ích cho người sử dụng báo cáo hiểu được cách đơn vị phản ánh các giao dịch, sự kiện và các điều kiện vào báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động hay không. Việc công bố thông tin về các chính sách kế toán sẽ đặc biệt hữu ích khi các chuẩn mực kế toán công Việt Nam cho phép đơn vị lựa chọn các chính sách khác nhau.

121. Mỗi đơn vị phải cân nhắc bản chất hoạt động của mình và các chính sách kế toán mà người sử dụng báo cáo tài chính mong đợi sẽ được trình bày đối với loại hình đơn vị đó. Ví dụ, đơn vị trong lĩnh vực công có thể được yêu cầu phải công bố chính sách kế toán đã áp dụng trong việc ghi nhận các khoản được NSNN cấp, viện trợ và các khoản doanh thu không trao đổi khác. Khi một đơn vị có cơ sở hoạt động đáng kể ở nước ngoài hoặc giao dịch đáng kể bằng ngoại tệ thì đơn vị phải công bố chính sách kế toán áp dụng trong việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khi đơn vị hợp nhất với một đơn vị khác thì đơn vị phải công bchính sách kế toán trong việc ghi nhận các khoản mục theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam có liên quan.

122. Do tính chất hoạt động của đơn vị, một chính sách kế toán có thể có ảnh hưởng quan trọng ngay cả khi số liệu trình bày trong báo cáo tài chính kỳ này và kỳ trước là không trọng yếu. Đơn vị cũng phải trình bày các chính sách kế toán quan trọng được lựa chọn và áp dụng theo Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót, ngay cả khi các chuẩn mực khác không yêu cầu cụ thể.

123. Trong phần tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu hoặc trong phần thuyết minh khác, đơn vị phải trình bày các đánh giá của lãnh đạo đơn vị về các chính sách kế toán có ảnh hưởng đáng kể nhất đối với các số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính.

124. Trong quá trình áp dụng các chính sách kế toán, ngoài các đánh giá liên quan đến các ước tính kế toán, lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiều các đánh giá có ảnh hưởng đáng kể đến các số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính. Ví dụ như lãnh đạo đơn vị thực hiện các đánh giá sau khi xác định:

• Liệu một tài sản có phải là tài sản đầu tư hay không:

• Có thỏa thuận nào về việc cung cấp hàng hóa dịch vụ liên quan tới việc sử dụng tài sản đó là hợp đồng thuê hay không;

Về bản chất, liệu việc cung cấp hàng hóa đó có phải là thỏa thuận tài trợ và do đó không làm tăng doanh thu hay không; và

• Liệu bản chất của mối quan hệ giữa đơn vị báo cáo và các đơn vị khác có cho thấy các đơn vị đó chịu sự kim soát của đơn vị báo cáo hay không.

125. Một số thông tin được trình bày theo yêu cầu của đoạn 123 cũng được yêu cầu bởi các chuẩn mực khác. Ví dụ thông tin về lợi ích các đơn vị khác và bất động sản đầu tư cần được trình bày phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam về trình bày thông tin về lợi ích trong đơn vị khác và chuẩn mực kế toán công Việt Nam về bất động sản đầu tư.

Cơ sở của những ước tính không chắc chắn

126. Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày về những giả định chủ yếu về tương lai của đơn vị, và các cơ sở chủ yếu của những ước tính không chắc chắn tại ngày lập báo cáo mà những ước tính này có rủi ro đáng kể trong việc dẫn đến các điều chỉnh trọng yếu đối với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tiếp theo. Đối với các tài sản và nợ phải trả này, thuyết minh phải trình bày chi tiết:

(a) Bản chất của các khoản mục này; và

(b) Giá trị ghi sổ của các khoản mục này tại ngày lập báo cáo.

127. Việc xác định giá trị ghi sổ của một số tài sản và nợ phải trả đòi hỏi tại ngày lập báo cáo tài chính đơn vị phải ước tính về ảnh hưởng của những sự kiện không chắc chắn trong tương lai đối với các khoản mục tài sản và nợ phải trả. Các ước tính này đòi hỏi giả định về các khoản điều chỉnh rủi ro của dòng tiền hoặc lãi suất chiết khấu đã sử dụng, hoặc các thay đổi về giá cả trong tương lai ảnh hưởng đến chi phí của đơn vị.

128. Các giả định chủ yếu và cơ sở chủ yếu của những ước tính không chắc chắn được công bố theo yêu cầu của đoạn 126 liên quan đến những ước tính mà lãnh đạo đơn vị phải thực hiện những đánh giá chủ quan, phức tạp và khó khăn nhất. Khi số lượng các thay đổi và giả định tác động đến kết quả tương lai của những sự kiện không chắc chắn tăng lên thì những đánh giá này càng trở nên chủ quan và phức tạp hơn, dẫn đến khả năng phải thực hiện các điều chỉnh trọng yếu đối với giá trị còn lại của tài sản và nợ phải trả cũng tăng lên theo.

129. Thông tin trong đoạn 126 được trình bày nhằm giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được các đánh giá của lãnh đạo đơn vị về tương lai và các cơ sở chủ yếu của các ước tính không chắc chắn. Tính chất và mức độ của các thông tin được trình bày tùy thuộc vào bản chất của các giả định và các yếu tố khác. Ví dụ về một số loại thông tin được trình bày như sau:

(a) Bản chất của các giả định hoặc các ước tính không chắc chắn khác;

(b) Mức độ tác động và lý do tác động của các phương pháp, giả định, ước tính được dùng để tính toán đến giá trị còn lại của tài sản, nợ phải trả;

(c) Kết quả dự kiến cho ảnh hưởng của sự kiện không chắc chắn và các mức độ thay đổi giá trị tài sản hoặc nợ phải trả có thể xảy ra trong năm tài chính tiếp theo đối với giá trị còn lại của tài sản và nợ phải trả; và

(d) Giải trình về các thay đổi đối với những giả định trước đây về các tài sản và nợ phải trả đó, nếu sự kiện không chắc chắn vẫn chưa giải quyết xong.

130. Đơn vị không nhất thiết phải công bố thông tin hoặc dự báo ngân sách khi thực hiện trình bày thông tin theo quy định tại đoạn 126.

131. Khi không thể trình bày thông tin về ảnh hưởng của giả định chủ yếu hoặc cơ sở chủ yếu của những ước tính không chắc chắn, đơn vị phải trình bày căn cứ vào những hiểu biết hiện tại thì nếu sự kiện xảy ra trong năm tài chính tiếp theo không giống như giả định thì giá trị còn lại của tài sản hoặc nợ phải trả sẽ thay đổi một cách trọng yếu. Trong tất cả mọi trường hợp, đơn vị phải trình bày bản chất và giá trị còn lại của những tài sản hoặc nợ phải trả (hoặc nhóm tài sản hoặc nợ phải trả) chịu ảnh hưởng của những giả định.

132. Thông tin trình bày trong đoạn 123 về những đánh giá của lãnh đạo đơn vị khi áp dụng chính sách kế toán không liên quan đến thông tin trình bày về cơ sở chủ yếu của những ước tính không chắc chắn trong đoạn 126.

133. Việc trình bày thông tin về những giả định chủ yếu nếu không được quy định trong đoạn 126 thì cũng được quy định trong các chuẩn mực khác.

Vốn

134. Đơn vị phải trình bày những thông tin cho phép người sử dụng báo cáo có thể đánh giá được mục tiêu, chính sách, quy trình và cơ chế tài chính về quản lý vốn của đơn vị đó.

135. Để tuân thủ với đoạn 134, đơn vị phải trình bày những thông tin sau:

(a) Các thông tin định tính về mục tiêu, chính sách, quy trình quản lý vốn của đơn vị, bao gồm (nhưng không giới hạn các thông tin sau):

(i) Mô tả về các khoản vốn được quản lý;

(ii) Khi đơn vị phải thực hiện các yêu cầu về quản lý vốn từ bên ngoài, đơn vị phải trình bày bản chất của các yêu cầu đó và cách thức đơn vị thực hiện các yêu cầu đó trong quá trình quản lý vốn; và

(iii) Cách thức đơn vị đạt được những mục tiêu về quản lý vốn.

(b) Tổng hợp những thông tin định lượng về các khoản vốn được quản lý.

(c) Mọi thay đổi trong mục (a) và (b) nêu trên so với kỳ trước.

(d) Liệu trong kỳ đơn vị có tuân thủ các yêu cầu về quản lý vốn do bên ngoài áp đặt hay không.

(e) Hậu quả của việc đơn vị không tuân thủ các yêu cầu về quản lý vốn từ bên ngoài.

Việc trình bày này dựa trên những thông tin được cung cấp nội bộ cho ban lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.

Các thông tin khác

136. Đơn vị phải trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính (Trong trường hợp có phát sinh):

(a) Lợi nhuận dự tính hoặc đã công bố trước khi báo cáo tài chính được phê duyệt để phát hành nhưng chưa được ghi nhận là khoản phân phối cho chủ shữu trong kỳ; và

(b) Li nhuận ưu đãi chưa được ghi nhận.

137. Đơn vị phải trình bày các thông tin sau trong thuyết minh báo cáo tài chính nếu chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác được phát hành:

(a) Trụ sở và hình thức pháp lý của đơn vị, tên quốc gia nơi đơn vị hoạt động (nếu có);

(b) Mô tả về bản chất hoạt động của đơn vị và các lĩnh vực hoạt động chính;

(c) Dẫn chiếu ti pháp luật điều chỉnh hoạt động của đơn vị;

(d) Tên của đơn vị kiểm soát và đơn vị kiểm soát cuối cùng của đơn vị kinh tế (nếu có); và

(e) Thời hạn hoạt động nếu đơn vị hoạt động có thời hạn.

 

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

Số hiệu VPSAS01

Số hiệu IPSAS1

 

Số hiệu VPSAS 01

Số hiệu IPSAS 1

 

Số hiệu VPSAS 01

Số hiệu IPSAS1

 

Số hiệu VPSAS 01

Số hiệu IPSAS 1

1

1

 

36

48

 

71

84

 

106

120

2

2

 

37

49

 

72

85

 

107

121

3

3

 

38

50

 

73

86

 

108

122

4

4

 

39

51

 

74

87

 

109

123

5

7

 

40

52

 

75

88

 

110

124

6

8

 

41

53

 

76

89

 

111

125

7

9

 

42

53A

 

77

90

 

112

126

8

10

 

43

54

 

78

91

 

113

127

9

11

 

44

55

 

79

92

 

114

128

10

13

 

45

56

 

80

93

 

115

129

11

14

 

46

57

 

81

94

 

116

130

12

15

 

47

59

 

82

95

 

117

131

13

16

 

48

60

 

83

96

 

118

132

14

17

 

49

61

 

84

97

 

119

133

15

18

 

50

62

 

85

99

 

120

134

16

19

 

51

63

 

86

100

 

121

135

17

20

 

52

64

 

87

101

 

122

136

18

21

 

53

65

 

88

102

 

123

137

19

23

 

54

66

 

89

103

 

124

138

20

24

 

55

67

 

90

104

 

125

139

21

25

 

56

69

 

91

105

 

126

140

22

26

 

57

70

 

92

106

 

127

141

23

27

 

58

71

 

93

107

 

128

142

24

28

 

59

72

 

94

108

 

129

144

25

29

 

60

73

 

95

109

 

130

145

26

38

 

61

74

 

96

110

 

131

146

27

39

 

62

75

 

97

111

 

132

147

28

40

 

63

76

 

98

112

 

133

148

29

41

 

64

77

 

99

113

 

134

148A

30

42

 

65

78

 

100

114

 

135

148B

31

43

 

66

79

 

101

115

 

136

149

32

44

 

67

80

 

102

116

 

137

150

33

45

 

68

81

 

103

117

 

 

 

34

46

 

69

82

 

104

118

 

 

 

35

47

 

70

83

 

105

119

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 02
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

GIỚI THIỆU

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 2 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 2 không quy định những nội dung của Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2000, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 2. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

STT

Tên chuẩn mực kế toán công

Đoạn có nội dung tham chiếu

1

Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

35

2

Chi phí đi vay

38

3

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

50

 

VPSAS 02 - BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Quá trình ban hành, cập nhật chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02
(sau đây gọi tắt là Chuẩn mực)

Phiên bản chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 được ban hành lần đầu theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01/09/2021, được áp dụng từ ngày 01/09/2021.

Các chuẩn mực cùng có hiệu lực, gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01: Trình bày báo cáo tài chính;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12: Hàng tồn kho;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31: Tài sản vô hình.

 

VPSAS 02 - BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

NỘI DUNG

Nội dung của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” được trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 54. Tất cả các đoạn đều có giá trị như nhau.

 

Đoạn

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1-15

Mục đích

1

Phạm vi

2-3

Lợi ích của thông tin về lưu chuyển tiền tệ

4-6

Định nghĩa

7-15

Tiền và tương đương tiền

8-10

Đơn vị kinh tế

11-13

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

14

Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu

15

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

16-54

Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

16-23

Hoạt động thường xuyên

19-21

Hoạt động đầu tư

22

Hoạt động tài chính

23

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động thường xuyên

24-27

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

28

Báo cáo dòng tiền trên cơ sở thuần

29-32

Dòng tiền bằng ngoại tệ

33-36

Tiền lãi và cổ tức hoặc các khoản tương tự

37-40

Thuế thu nhập doanh nghiệp

41-43

Đầu tư vào các đơn vị chịu kiểm soát, đơn vị liên doanh, liên kết

44-45

Các giao dịch không bằng tiền

46-47

Các thành phần của tiền và tương đương tiền

48-50

Các thuyết minh khác

51-54

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

 

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

1. Mục đích của chuẩn mực này nhằm hướng dẫn việc cung cấp thông tin về những biến động trong quá khứ liên quan đến tiền và tương đương tiền của đơn vị bằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong đó các dòng tiền trong kỳ được chia thành hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Để đạt được mục đích trên, chuẩn mực này xác định: các khoản thu vào bằng tiền, các khoản chi ra bằng tiền trong kỳ báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của đơn vị rất hữu ích cho việc cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính các thông tin cho mục đích giải trình ra quyết định. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền để phục vụ cho các hoạt động của mình và cách thức đơn vị sử dụng số tiền đó. Người sử dụng báo cáo tài chính cần sự hiểu biết về thời gian và tính chắc chắn của các luồng tiền cho việc ra quyết định và đánh giá những quyết định về phân bổ nguồn lực cũng như duy trì hoạt động bền vững của đơn vị.

Phạm vi

2. Đơn vị phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phù hợp với những yêu cầu của chuẩn mực này và phải trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo riêng của báo cáo tài chính cho mỗi kỳ lập báo cáo tài chính.

3. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ có thể hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị đối với việc: đánh giá các dòng tiền của đơn vị; đánh giá việc tuân thủ pháp luật và quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (bao gồm ngân sách được phê duyệt), quyết định về việc có cung cấp nguồn lực hoặc tham gia các giao dịch với đơn vị hay không. Nhìn chung, người sử dụng báo cáo quan tâm tới cách thức đơn vị tạo ra và sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền bất kể bản chất hoạt động của đơn vị. Cho dù các đơn vị là đơn vị hành chính hay đơn vị sự nghiệp, các đơn vị cần tiền vì những lý do cơ bản giống nhau, mặc dù hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn thu của các đơn vị này khác nhau. Các đơn vị cần tiền để chi trả cho các hàng hóa dịch vụ đã tiêu dùng, chi trả cho người lao động, trả nợ và chi trả cho các hoạt động khác. Vì vậy, chuẩn mực này quy định tất cả các đơn vị phải trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo riêng của báo cáo tài chính.

Lợi ích của thông tin về lưu chuyển tiền tệ

4. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của đơn vị hữu ích đối với việc giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán về: nhu cầu sử dụng tiền, khả năng tạo ra tiền trong tương lai của đơn vị và khả năng tài trợ cho những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp thông tin cho đơn vị thực hiện trách nhiệm giải trình về các luồng tiền vào và luồng tiền ra trong kỳ báo cáo.

5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi được sử dụng cùng với các báo cáo tài chính khác sẽ cung cấp thông tin giúp người sử dụng báo cáo có thể đánh giá được những thay đổi của tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của đơn vị, cấu trúc tài chính của đơn vị (bao gồm tính thanh khoản và khả năng thanh toán) và khả năng của đơn vị đối với việc tác động đến quy mô, thời gian của các luồng tiền nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng nâng cao khả năng so sánh của báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị khác nhau vì nó loại trừ ảnh hưởng của việc sử dụng những phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một loại giao dịch và sự kiện (nếu có).

6. Thông tin về các dòng tiền trong quá khứ thường được sử dụng như một chỉ số về quy mô, thời gian và tính chắc chắn của các luồng tiền trong tương lai. Thông tin này cũng hữu ích đối với việc kiểm tra mức độ chính xác của những dự đoán trước đây về luồng tiền trong tương lai.

Định nghĩa

7. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Hoạt động đầu là hoạt động mua sắm, thanh lý, chuyển nhượng các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác, không thuộc khoản mục tương đương tiền.

Hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy mô và cấu trúc vốn góp của chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị.

Hoạt động thường xuyên là các hoạt động không phải hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

Kiểm soátviệc một đơn vị kiểm soát đơn vị khác khi đơn vị này chịu trách nhiệm, rủi ro hoặc được hưởng lợi ích từ việc tham gia vào đơn vị khác, có khả năng tác động đến hoạt động, bản chất hoặc quy mô của lợi ích thu được thông qua quyền chi phối của mình đối với đơn vị khác.

Luồng tiền là dòng vào, ra của tiền và tương đương tiền.

Ngày báo cáo là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính được lập.

Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn.

Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro về giá trị của việc chuyển đổi thành tiền.

Các thuật ngữ đã được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác được sử dụng trong chuẩn mực này có cùng nghĩa như trong các chuẩn mực đó.

Tiền và tương đương tiền

8. Các khoản tương đương tiền được nắm giữ nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu thanh toán ngắn hạn hơn là mục đích đầu tư hoặc mục đích khác. Một khoản đầu tư được phân loại là tương đương tiền khi nó có thể được chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định có ít rủi ro về thay đổi giá trị. Do đó, một khoản đầu tư thường chỉ được phân loại là tương đương tiền khi có thời gian đáo hạn ngắn, ví dụ không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư. Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác không được tính là tương đương tiền trừ khi bản chất của chúng là tương đương tiền.

9. Các khoản vay ngân hàng thường được phân loại thuộc hoạt động tài chính. Đối với các khoản thấu chi (nếu có) được coi là cấu phần của tiền và tương đương tiền.

10. Các khoản chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền của đơn vị không được coi là dòng tiền, vì các khoản này nằm tại hoạt động quản trị tiền của đơn vị chứ không phải là một phần của hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Hoạt động quản trị tiền bao gồm việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào các khoản tương đương tiền.

Đơn vị kinh tế

11. Thuật ngữ “đơn vị kinh tế” được sử dụng tại chuẩn mực này để chỉ một tập hợp bao gồm một đơn vị kiểm soát và tất cả các đơn vị chịu kiểm soát của đơn vị đó cho mục đích lập báo cáo tài chính.

12. Các thuật ngữ khác có thể sử dụng thay thế để chỉ đơn vị kinh tế là “đơn vị hợp nhất”, “đơn vị kế toán cấp trên” và “đơn vị dự toán cấp I”.

13. Một đơn vị kinh tế có thể bao gồm cả các đơn vị hoạt động vì mục đích xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao và mục đích thương mại. Ví dụ Bộ có thể bao gồm các đơn vị hành chính nhà nước chỉ sử dụng NSNN hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao cả các đơn vị sự nghiệp công lập vừa thực hiện nhiệm vụ được giao và vừa thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

14. Tài sản là phương tiện để các đơn vị thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Những tài sản được sử dụng để trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coi là “lợi ích kinh tế tương lai”. Những tài sản được sử dụng để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích hoạt động của đơn vị nhưng không trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coi là “dịch vụ tiềm tàng”. Để bao quát toàn bộ mục đích sử dụng tài sản, chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ “Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng” để tả đầy đủ các đặc điểm cơ bản của tài sản.

Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu

15. Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu là thuật ngữ được sử dụng tại chuẩn mực này để chỉ phần giá trị còn lại của tài sản trong báo cáo tình hình tài chính sau khi đã trừ hết nợ phải trả. Tài sản ròng/vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm. Các thuật ngữ khác có thể được sử dụng thay thế cho thuật ngữ tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, với điều kiện các thuật ngữ đó có ý nghĩa rõ ràng (ví dụ tài sản thuần).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

16. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các luồng tiền trong kỳ được phân loại theo hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

17. Đơn vị phải trình bày các dòng tiền từ hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với các hoạt động của mình. Việc phân loại theo hoạt động sẽ cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động này lên tình hình tài chính, cũng như lượng tiền và tương đương tiền của đơn vị. Các thông tin này còn có giá trị đối với việc đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động đó.

18. Một giao dịch đơn lẻ có thể liên quan đến các luồng tiền ở nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ, khi thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc và lãi thì khoản tiền lãi có thể được phân loại vào hoạt động thường xuyên còn khoản vay gốc được phân loại vào hoạt động tài chính của đơn vị.

Hoạt động thường xuyên

19. Giá trị các luồng tiền thuần phát sinh từ các hoạt động thường xuyên là một chỉ tiêu cơ bản cho thấy các hoạt động của đơn vị được đảm bảo từ các nguồn sau:

(a) Tiền thuế thu được (trực tiếp hoặc gián tiếp); hoặc

(b) Các khoản thu về bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của đơn vị.

Giá trị của các luồng tiền thuần còn cho thấy khả năng duy trì hoạt động bình thường của đơn vị; khả năng thanh toán các khoản nợ; chi trả lợi nhuận hoặc các khoản phân phối cho chủ sở hữu và thực hiện các khoản đầu tư mới mà không cần nguồn tài chính từ bên ngoài.

Các luồng tiền từ hoạt động thường xuyên trên báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp thông tin về mức độ tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của Chính phủ (hoặc chính quyền địa phương) từ các khoản thu thuế và phí.

Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động thường xuyên trong quá khứ khi được sử dụng kết hợp với những thông tin khác sẽ giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán được dòng tiền từ hoạt động thường xuyên trong tương lai.

20. Các dòng tiền từ hoạt động thường xuyên chủ yếu phát sinh từ những hoạt động tạo ra tiền chủ yếu của đơn vị. Ví dụ các dòng tiền chủ yếu từ hoạt động thường xuyên bao gồm:

(a) Tiền thu thuế, phí và tiền phạt;

(b) Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị;

(c) Tiền thu từ các khoản viện trợ hoặc các khoản thu chuyển giao, kinh phí nhận từ ngân sách cấp;

(d) Tiền thu từ bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác;

(e) Chi cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị công khác (không bao gồm các khoản cho vay);

(f) Chi mua hàng hóa, dịch vụ;

(g) Chi cho nhân viên và các khoản phải nộp thay cho nhân viên;

(h) Thu phí bảo hiểm và chi bồi thường bảo hiểm, hoa hồng và chi trả quyền lợi khác của chủ hợp đồng bảo hiểm (đối với đơn vị bảo hiểm);

(i) Chi nộp thuế đối với thuế về tài sản và thuế thu nhập liên quan đến hoạt động thường xuyên;

(j) Thu và chi đối với những hợp đồng nắm giữ vì mục đích kinh doanh;

(k) Thu và chi từ các hoạt động không thường xuyên;

(l) Thu hoặc chi phát sinh từ giải quyết các tranh chấp pháp lý.

Một số giao dịch, ví dụ như nhượng bán bất động sản, máy móc và thiết bị, có thể phát sinh lãi hoặc lỗ được tính vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ. Luồng tiền từ các giao dịch này được coi là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, tiền chi xây dựng hoặc mua sắm tài sản để cho đơn vị khác thuê lại và sau đó được đem bán (theo quy định tại chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”) là luồng tiền từ hoạt động thường xuyên. Các khoản tiền thu từ cho thuê và bán các tài sản này cũng là luồng tiền từ hoạt động thường xuyên.

21. Trường hợp pháp luật cho phép đơn vị được nắm giữ các loại chứng khoán và các khoản cho vay vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư cũng tương tự như hàng tồn kho, được mua phục vụ mục đích cụ thể là mua để bán lại. Do đó, luồng tiền phát sinh từ việc mua bán các chứng khoán kinh doanh này được coi là luồng tiền từ hoạt động thường xuyên. Tương tự, các khoản tạm ứng và cho vay của các tổ chức tài chính công thực hiện cũng thường được phân loại là hoạt động thường xuyên vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra tiền chủ yếu của các đơn vị này.

Hoạt động đầu tư

22. Việc trình bày riêng biệt các luồng tiền từ hoạt động đầu tư rất quan trọng vì các luồng tiền này phản ánh luồng tiền chỉ ra cho các nguồn lực dự kiến sẽ đóng góp vào các hoạt động trong tương lai của đơn vị. Chỉ có các luồng tiền được chi ra để hình thành các tài sản được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính của đơn vị mới đủ tiêu chuẩn để xếp vào hoạt động đầu tư. Ví dụ về các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm:

(a) Chi mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà xưởng, thiết bị, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác. Các khoản chi này bao gồm các khoản liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa và chi phí xây dựng cơ bản dở dang;

(b) Tiền thu từ thanh lý nhượng bán bất động sản, nhà xưởng, thiết bị, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác;

(c) Chi mua lại các công cụ vốn hoặc công cụ nợ của các đơn vị khác và góp vốn vào liên doanh (trừ các khoản chi mua các công cụ được coi là tương đương tiền hoặc các công cụ được nắm giữ cho mục đích kinh doanh);

(d) Tiền thu từ việc bán các công cụ nợ, công cụ vốn chủ của các đơn vị khác và thu hồi vốn góp vào liên doanh (trừ các khoản thu từ nhượng bán các công cụ được coi là tương đương tiền hoặc các công cụ được nắm giữ cho mục đích kinh doanh);

(e) Chi tạm ứng khoản vay và cho vay đối với các đơn vị khác (trừ các khoản tạm ứng và cho vay của tổ chức tài chính công);

(f) Tiền thu từ các khoản tạm ứng và cho vay được hoàn trả lại (trừ các khoản tạm ứng và cho vay của tổ chức tài chính công);

(g) Tiền chi cho hoạt động đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác;

(h) Tiền thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

Hoạt động tài chính

23. Việc trình bày riêng biệt các dòng tiền từ hoạt động tài chính rất quan trọng vì nó hữu ích trong việc dự đoán khả năng thu hồi các dòng tiền trong tương lai của các bên đã cấp vốn cho đơn vị. Ví dụ về các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm:

(a) Tiền thu từ phát hành giấy nhận nợ, các khoản vay, trái phiếu, các khoản vay có thế chấp, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn khác;

(b) Tiền chi trả nợ vay;

(c) Tiền chi của bên đi thuê thanh toán để giảm dư nợ liên quan đến thuê tài chính.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động thường xuyên

24. Đơn vị phải báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động thường xuyên theo một trong các phương pháp sau:

(a) Phương pháp trực tiếp, trong đó trình bày các luồng tiền thu vào và chi ra từ hoạt động thường xuyên của đơn vị; hoặc

(b) Phương pháp gián tiếp, trong đó thặng dư hoặc thâm hụt được điều chỉnh cho ảnh hưởng của các giao dịch không bằng tiền; bất kỳ khoản ghi nhận hoãn lại hoặc dồn tích của các khoản thu hoặc chi trong quá khứ hoặc tương lai và các khoản doanh thu hoặc chi phí gắn liền với hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.

25. Khuyến khích đơn vị báo cáo về luồng tiền từ hoạt động thường xuyên theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp cung cấp thông tin hữu ích trong việc ước tính các luồng tiền tương lai và cả các thông tin mà phương pháp gián tiếp không cung cấp được. Theo phương pháp trực tiếp, thông tin về các luồng tiền thu vào và chi ra chủ yếu được thu thập:

(a) Từ sổ kế toán của đơn vị; hoặc

(b) Bằng cách điều chỉnh doanh thu và chi phí hoạt động (đối với tổ chức tài chính công là tiền lãi hoặc doanh thu tương tự, lãi vay và chi phí tương tự) và các khoản mục khác trên báo cáo kết quả hoạt động cho:

(i) Các thay đổi trong hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả trong kỳ;

(ii) Các khoản mục không bằng tiền;

(iii) Các khoản mục khác ảnh hưởng đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.

26. Đơn vị báo cáo luồng tiền từ hoạt động thường xuyên theo phương pháp trực tiếp còn được khuyến khích cung cấp một bảng đối chiếu giữa thặng dư/thâm hụt từ hoạt động thường xuyên với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động thường xuyên. Bảng đối chiếu này có thể là một phần của báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoặc được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

27. Theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển thuần từ hoạt động thường xuyên được xác định bằng cách lấy thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ điều chỉnh cho các khoản:

(a) Các thay đổi trong hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả trong kỳ;

(b) Các khoản mục không bằng tiền như khấu hao, dự phòng, thuế hoãn lại phải trả, lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, thặng dư chưa phân phối từ các đơn vị liên kết và lợi ích của các bên góp vốn không nắm quyền kiểm soát; và

(c) Tất cả các khoản mục khác (mà ảnh hưởng đến dòng tiền) thuộc luồng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

28. Đơn vị phải trình bày riêng biệt các chỉ tiêu chủ yếu về tổng các khoản thu vào, tổng các khoản chi ra phát sinh từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, trừ các dòng tiền được báo cáo trên sở thuần như được đề cập tại đoạn 29 và 32 của chuẩn mực này.

Báo cáo dòng tiền trên cơ sở thuần

29. Đơn vị có thể báo cáo trên cơ sở thuần các dòng tiền phát sinh từ hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính dưới đây:

(a) Thu hộ và chỉ hộ các đối tượng có giao dịch, người nộp thuế, hoặc các bên thụ hưởng khác. Các trường hợp này, các dòng tiền phản ánh hoạt động của các bên khác mà không phải là hoạt động của đơn vị;

(b) Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, số tiền lớn và thời gian đáo hạn ngắn.

30. Đoạn 29(a) chỉ đề cập đến những giao dịch mà đơn vị kiểm soát được số dư tiền, ví dụ các khoản thu hộ và chi hộ sau đây:

(a) Tiền thuế thu hộ không được giữ lại để sử dụng theo cơ chế điều tiết thu giữa các cấp;

(b) Thu tiền gửi kỳ hạn và hoàn trả tiền gửi kỳ hạn của một tổ chức tài chính công;

(c) Số vốn do quỹ đầu tư hoặc quỹ tín thác nắm giữ cho khách hàng;

(d) Thu hộ và trả lại tiền thuê cho chủ sở hữu tài sản cho thuê.

31. Ví dụ về các khoản thu và chi tiền được đề cập tại đoạn 29(b) bao gồm các khoản thanh toán liên quan đến:

(a) Mua và bán các khoản đầu tư;

(b) Các khoản vay ngắn hạn khác, ví dụ như các khoản vay có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng.

32. Các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động sau đây của tổ chức tài chính công có thể được báo cáo trên cơ sở thuần:

(a) Các khoản nhận và thanh toán tiền gửi có kỳ hạn với ngày đáo hạn cố định;

(b) Các khoản tiền gửi vào và rút ra từ các tổ chức tài chính khác;

(c) Các khoản ứng trước, cho vay và hoàn ứng, thu hồi nợ vay đối với khách hàng và các đối tác giao dịch khác.

Dòng tiền bằng ngoại tệ

33. Các dòng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ được ghi nhận theo đồng Việt Nam bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tại ngày phát sinh dòng tiền.

34. Các dòng tiền của đơn vị chịu kiểm soát hoạt động ở nước ngoài phải được quy đổi theo tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tại ngày phát sinh dòng tiền.

35. Các dòng tiền bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo cách thức nhất quán với chuẩn mực kế toán công Việt Nam về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

36. Lãi/lỗ chưa thực hiện do thay đổi tỷ giá hối đoái không phải là các dòng tiền. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đối với các khoản tiền và tương đương tiền có gốc ngoại tệ đang được nắm giữ hoặc đến kỳ đáo hạn phải được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đối chiếu số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản tiền và tương đương tiền. Khoản mục này được trình bày riêng biệt với các dòng tiền từ hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của đơn vị. Khoản mục này bao gồm cả các khoản chênh lệch phát sinh (nếu có) do các dòng tiền đó được báo cáo theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ.

Tiền lãi và cổ tức hoặc các khoản tương tự

37. Các dòng tiền liên quan đến lãi vay và cổ tức hoặc các khoản tương tự đơn vị đã nhận được và đã chi trả phải được trình bày riêng biệt. Mỗi khoản mục này được phân loại thuộc hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính một cách nhất quán giữa các kỳ báo cáo.

38. Tổng các khoản lãi vay đã trả trong kỳ phải được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ bất kể chúng được ghi nhận là chi phí trong kỳ trên báo cáo kết quả hoạt động hay đã được vốn hóa theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay.

39. Đối với tổ chức tài chính công, lãi vay đã trả, lãi vay và cổ tức hoặc các khoản tương tự đã nhận thưng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, không có sự thống nhất về cách phân loại các dòng tiền này đối với các đơn vị khác. Đơn vị thể phân loại lãi vay đã trả, lãi vay và cổ tức hoặc các khoản tương tự đã nhận là các luồng tiền từ hoạt động thường xuyên vì chúng tham gia vào việc xác định thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ. Ngoài ra, lãi vay đã trả, lãi vay và cổ tức hoặc các khoản tương tự đã nhận cũng có thể được phân loại là dòng tiền từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động đầu tư vì đó là chi phí huy động nguồn lực tài chính hoặc thu nhập từ khoản đầu tư.

40. Cổ tức hoặc các khoản tương tự đã trả có thể được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính vì đó là chi phí huy động nguồn lực tài chính. Ngoài ra, cổ tức hoặc các khoản tương tự đã trả cũng có thể được phân loại là luồng tiền từ hoạt động thường xuyên nhằm giúp người sử dụng báo cáo đánh giá được khả năng của đơn vị chi trả các khoản này từ luồng tiền từ hoạt động thường xuyên.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

41. Các dòng tiền phát sinh từ thuế thu nhập doanh nghiệp phải được trình bày riêng biệt và phân loại thuộc hoạt động thường xuyên của đơn vị, trừ khi có cơ sở rõ ràng để phân loại vào hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư.

42. Một số hoạt động của đơn vị thuộc lĩnh vực công cũng phải chịu nghĩa vụ thuế tương ứng như của các đơn vị khác thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Ví dụ như một số hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

43. Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch làm tăng dòng tiền được phân loại là hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi chi phí thuế có thể dễ dàng phân biệt với hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính, nhưng không dễ dàng xác định các dòng tiền liên quan đến số thuế đó, có thể phát sinh vào các kỳ khác với kỳ phát sinh dòng tiền của giao dịch đó. Do đó, thuế đã nộp thường được phân loại là dòng tiền từ hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, khi có thể xác định được dòng tiền nộp thuế của một giao dịch cụ thể tạo ra các dòng tiền được phân loại là hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính thì dòng tiền thuế đó cũng phải phân loại là hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính một cách phù hợp. Khi dòng tiền thuế được phân bổ cho nhiều hoạt động thì đơn vị phải trình bày tổng số tiền thuế đã nộp.

Đầu tư vào các đơn vị chịu kiểm soát, đơn vị liên doanh, liên kết

44. Đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, khi kế toán khoản đầu tư vào một đơn vị liên doanh, liên kết hoặc đơn vị chịu kiểm soát bằng phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc phương pháp giá gốc, nhà đầu tư chỉ giới hạn việc trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ những luồng tiền giữa đơn vị và đơn vị nhận đầu tư, ví dụ các khoản cổ tức hoặc các khoản tương tự cổ tức hoặc các khoản ứng trước.

45. Đối với việc báo cáo lợi ích trong đơn vị liên doanh, liên kết bằng phương pháp vốn chủ sở hữu, đơn vị trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền về các khoản đầu tư vào đơn vị liên doanh, liên kết cũng như dòng tiền về các khoản phân phối, các khoản thu chi khác giữa đơn vị và đơn vị liên doanh, liên kết.

Các giao dịch không bằng tiền

46. Các giao dịch đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hoặc tương đương tiền không được trình bày tại báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị cần trình bày về các giao dịch này tại báo cáo tài chính đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp cho người sử dụng báo cáo về các hoạt động đầu tư và tài chính đó.

47. Nhiều hoạt động đầu tư và tài chính tuy có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và tài sản của đơn vị nhưng lại không có ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng tiền hiện tại. Việc loại trừ các giao dịch không bằng tiền ra khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhất quán với mục tiêu của báo cáo vì những khoản mục này không liên quan đến các dòng tiền của kỳ báo cáo hiện tại. Ví dụ về các giao dịch không bằng tiền:

(a) Trao đổi tài sản để lấy một tài sản khác, hoặc mua tài sản bằng cách nhận nợ trực tiếp, hoặc thông qua nghiệp vụ thuê tài chính;

(b) Chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu.

Các thành phần của tiền và tương đương tiền

48. Đơn vị phải trình bày các thành phần của tiền và tương đương tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phải đối chiếu số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các khoản mục tương đương trên báo cáo tình hình tài chính.

49. Do các phương thức quản trị tiền và cơ chế giao dịch ngân hàng rất đa dạng, để phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 Trình bày báo cáo tài chính, đơn vị phải trình bày thông tin về chính sách kế toán được áp dụng để xác định các chỉ tiêu chi tiết của tiền và tương đương tiền của đơn vị mình.

50. Ảnh hưởng của bất kỳ thay đổi nào trong chính sách được áp dụng để xác định các chỉ tiêu chi tiết của tiền và tương đương tiền phải được báo cáo theo quy định chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót.

Các thuyết minh khác

51. Đơn vị phải thuyết minh, cùng với giải trình của lãnh đạo đơn vị tại Thuyết minh báo cáo tài chính về giá trị khoản tiền và tương đương tiền lớn do đơn vị nắm giữ nhưng đơn vị kinh tế không được sử dụng.

52. Trong nhiều trường hợp, đơn vị nắm giữ một lượng tiền và tương đương tiền nhưng đơn vị kinh tế không được sử dụng số tiền này. Ví dụ như các khoản tiền và tương đương tiền nắm giữ bởi một đơn vị chịu kiểm soát ngoại hối chặt chẽ hoặc pháp luật hạn chế không cho phép đơn vị kiểm soát hoặc các đơn vị chịu kiểm soát khác trong đơn vị kinh tế sử dụng số tiền này theo cách thông thường.

53. Các thông tin bổ sung khác có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của đơn vị. Những thông tin được khuyến khích trình bày cùng với các diễn giải tại thuyết minh báo cáo tài chính có thể bao gồm:

(a) Giá trị của các khoản vay chưa giải ngân mà đơn vị có thể sử dụng cho các hoạt động thường xuyên trong tương lai của mình và để thanh toán cho những cam kết về vốn, đồng thời nêu rõ các hạn chế đối với việc sử dụng các khoản vay này;

(b) Số lượng và tính chất của các khoản tiền bị hạn chế sử dụng.

54. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể trợ giúp người sử dụng báo cáo hiu được mối quan hệ giữa các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị và thông tin ngân sách. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính” đề cập đến việc so sánh giữa số liệu thực tế và dự toán.

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

Số hiệu

VPSAS 02

Số hiệu

IPSAS 2

1

 

2

1

3

2

4

5

5

6

6

7

7

8

8

9

9

10

10

11

11

12

12

13

13

14

14

15

15

17

16

18

17

19

18

20

19

21

20

22

21

23

22

25

23

26

24

27

25

28

26

29

27

30

28

31

29

32

30

33

31

34

32

35

33

36

34

37

35

38

36

39

37

40

38

41

39

42

40

43

41

44

42

45

43

46

44

47

45

48

46

54

47

55

48

56

49

57

50

58

51

59

52

60

53

61

54

62

 

PHỤ LỤC SỐ 03

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 12
HÀNG TỒN KHO
(Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 0
1/09/2021 của Bộ Tài chính)

GIỚI THIỆU

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 12 “Hàng tồn kho” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 12 “Hàng tồn kho” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 không quy định những nội dung của Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12 được làm căn cứ là bán lưu hành năm 2003, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 12. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

STT

Tên chuẩn mực kế toán công

Đoạn có nội dung tham chiếu

1

Hợp đồng xây dựng

2(a)

2

Công cụ tài chính: Trình bày

2(b)

3

Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

2(b)

4

Nông nghiệp

2(c); 26

5

Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

8

6

Chi phí đi vay

23

7

Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

37

 

VPSAS 12 - HÀNG TỒN KHO

Quá trình ban hành, cập nhật chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12
(sau đây gọi tắt là Chuẩn mực)

Phiên bản chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 được ban hành lần đầu theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01/09/2021, được áp dụng từ ngày 01/09/2021.

Các chuẩn mực cùng có hiệu lực, gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01: Trình bày báo cáo tài chính;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31: Tài sản hình.

 

VPSAS 12 - HÀNG TỒN KHO

NỘI DUNG

Nội dung của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn khođược trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 46. Tất cả các đoạn đều có giá trị như nhau.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

Phạm vi

Định nghĩa

Giá trị thuần thể thực hiện được

Hàng tồn kho

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Xác định giá trị hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho

Chi phí mua

Chi phí chế biến

Chi phí khác

Giá gốc hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ

Giá gốc của sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh học

Kỹ thuật xác định giá gốc hàng tồn kho

Phương pháp tính giá

Giá trị thuần có thể thực hiện được

Phân phối hàng hóa miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa

Ghi nhận chi phí

Trình bày thông tin

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

1. Mục đích của chuẩn mực này là quy định phương pháp kế toán hàng tồn kho. Vấn đề cơ bản trong kế toán hàng tồn kho là giá trị các khoản chi phí cấu thành nên giá gốc của hàng tồn kho được ghi nhận là tài sản và tiếp tục được ghi nhận là tài sản cho đến khi doanh thu liên quan được ghi nhận. Chuẩn mực này đưa ra những hướng dẫn về việc xác định giá gốc của hàng tồn kho và ghi nhận sau đó như là một khoản chi phí, bao gồm cả việc ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống giá trị thuần có thể thực hiện được. Chuẩn mực này cũng đưa ra hướng dẫn về các phương pháp tính giá hàng tồn kho được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho.

Phạm vi

2. Đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích áp dụng chuẩn mực này để kế toán tất cả các loại hàng tồn kho, ngoại trừ:

(a) Chi phí dở dang phát sinh từ hợp đồng xây dựng, bao gồm cả hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp;

(b) Công cụ tài chính;

(c) Các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch; và

(d) Chi phí dở dang của các dịch vụ được cung cấp miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa.

3. Chuẩn mực này không áp dụng cho việc xác định giá trị các loại hàng tồn kho được nắm giữ bởi:

(a) Đơn vị sản xuất sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, khoáng sản và các sản phẩm khoáng sản, giá trị các sản phẩm này được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được phù hợp với quy định đặc thù của các ngành này. Khi các loại hàng tồn kho này được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì những thay đổi trong giá trị thuần có thể thực hiện được được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ báo cáo phát sinh thay đổi; và

(b) Đơn vị thương mại - môi giới hàng hóa thực hiện xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng. Khi các loại hàng tồn kho này được xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng, thì những thay đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ báo cáo phát sinh thay đổi.

4. Hàng tồn kho được đề cập trong đoạn 3(a) được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được tại những công đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Ví dụ, khi mùa vụ nông nghiệp được thu hoạch hoặc khi khoáng sản được khai thác và việc bán hàng được đảm bảo bằng một hợp đồng kỳ hạn hoặc bao tiêu của Chính phủ; hoặc khi tồn tại một thị trường hoạt động và hầu như không có rủi ro không bán được hàng. Các loại hàng tồn kho này không thuộc phạm vi của quy định về xác định giá trị của chuẩn mực này.

5. Đơn vị thương mại - môi giới hàng hóa là các đơn vị mua hoặc bán hàng hóa cho đơn vị khác hoặc cho chính mình. Hàng tồn kho được đề cập trong đoạn 3(b) về cơ bản được mua với mục đích bán lại trong một tương lai gần và tạo ra thặng dư từ sự biến động giá cả hoặc tỷ suất lợi nhuận của đơn vị thương mại - môi giới hàng hóa. Hàng tồn kho được xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng không thuộc phạm vi của quy định về xác định giá trị của chuẩn mực này.

Định nghĩa

6. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Chi pthay thế hiện hành là chi phí đơn vị phải gánh chịu để có được tài sản tại ngày báo cáo.

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trong điều kiện hoạt động bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán, trao đổi hoặc phân phối chúng.

Hàng tồn kho là các tài sản:

(a) Có hình thái là nguyên vật liệu hoặc công cụ, dụng cụ tiêu hao trong quá trình sản xuất;

(b) hình thái là nguyên vật liệu hoặc công cụ, dụng cụ tiêu hao hoặc được phân phối trong quá trình cung cấp dịch vụ;

(c) Được nắm giữ để bán hoặc phân phối trong một chu kỳ hoạt động bình thường; hoặc

(d) Đang trong quá trình sản xuất để bán hoặc để phân phối.

Các thuật ngữ đã được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác được sử dụng trong chuẩn mực này có cùng nghĩa như trong các chuẩn mực đó.

Giá trị thuần có thể thực hiện được

7. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị thuần đơn vị dự kiến sẽ nhận được khi bán hàng tồn kho trong các điều kiện hoạt động bình thường. Giá trị hợp lý phản ánh giá trị mà hàng tồn kho tương tự được trao đổi giữa bên bán và bên mua có đầy đủ hiểu biết hợp lý và sẵn sàng thực hiện trao đổi. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị xác định theo đặc thù của đơn vị, trong khi giá trị hợp lý thì không thực hiện như vậy. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có thể không bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán.

Hàng tồn kho

8. Hàng tồn kho bao gồm hàng được mua và nắm giữ để bán lại, ví dụ như hàng hóa được đơn vị mua lại và nắm giữ để bán, bất động sản được nắm giữ để bán. Hàng tồn kho còn bao gồm thành phẩm hoặc sản phẩm dở dang đơn vị đang sản xuất. Hàng tồn kho còn bao gồm nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ chuẩn bị sử dụng trong quá trình sản xuất; hàng hóa do đơn vị mua hoặc sản xuất ra để phân phối miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa cho đơn vị khác. Tại một số đơn vị thuộc lĩnh vực công, hàng tồn kho liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhiều hơn là hàng hóa được mua và nắm giữ để bán lại hoặc hàng hóa sản xuất ra để bán. Trong trường hợp một đơn vị cung cấp dịch vụ, như được đề cập trong đoạn 24, hàng tồn kho bao gồm chi phí thực hiện dịch vụ mà đơn vị chưa ghi nhận doanh thu liên quan đến việc cung cấp dịch vụ này.

9. Hàng tồn kho trong lĩnh vực công có thể bao gồm:

(a) Kho hàng dự trữ;

(b) Vật liệu bảo dưỡng;

(c) Phụ tùng thay thế cho nhà xưởng và thiết bị, trừ các loại được quy định trong các chuẩn mực về Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(d) Hàng dự trữ chiến lược (ví dụ như dự trữ năng lượng, lương thực, thiết bị cứu hộ;

(e) Kho tiền chưa phát hành;

(f) Hàng để cung cấp trong dịch vụ bưu chính nắm giữ để bán (ví dụ như tem bưu chính);

(g) Chi phí dở dang, bao gồm cả:

(i) Tài liệu các khóa đào tạo;

(ii) Các dịch vụ khách hàng , khi các dịch vụ này được cung cấp ngang giá;

(h) Bất động sản nắm giữ để bán.

10. Do Chính phủ nắm quyền in và phát hành tiền tệ, tem bưu chính, vì vậy những tài sản này được ghi nhận là hàng tồn kho cho các mục đích của chuẩn mực này. Các loại hàng tồn kho này không được báo cáo theo mệnh giá mà được xác định giá trị theo đoạn 12 của chuẩn mực này, tức là theo giá in ấn hoặc đúc ra chúng.

11. Khi Chính phủ duy trì dự trữ chiến lược cho nhiều loại hàng, như dự trữ năng lượng (xăng, dầu), dự trữ lương thực (gạo) để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp hoặc trong các tình huống khác (ví dụ như thiên tai hoặc cứu trợ dân sự khẩn cấp khác) thì các loại hàng dự trữ chiến lược này được ghi nhận và xử lý như là hàng tồn kho theo mục đích của chuẩn mực này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Xác định giá trị hàng tồn kho

12. Hàng tồn kho được xác định theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, trừ các trường hợp quy định tại đoạn 13 hoặc đoạn 14 của chuẩn mực này.

13. Khi hàng tồn kho có được thông qua một giao dịch không trao đổi, giá trị của hàng tồn kho được xác định theo giá trị hợp lý của hàng tồn kho tại ngày tiếp nhận.

14. Hàng tồn kho phải được xác định theo giá thấp hơn giữa giá gốc và chi phí thay thế hiện hành khi hàng tồn kho được nắm giữ để:

(a) Phân phối miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa; hoặc

(b) Tiêu hao trong quá trình sản xuất ra hàng hóa được phân phối miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa.

Giá gốc hàng tồn kho

15. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua

16. Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu các loại thuế khác (trừ các loại thuế sau đó được ngân sách nhà nước hoàn lại), chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc có được thành phẩm, nguyên liệu, công cụ dụng cụ. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá và các khoản mục tương tự khác được trừ khỏi chi phí mua.

Chi phí chế biến

17. Chi phí chế biến để chuyển hàng tồn kho dở dang thành hàng tồn kho thành phẩm phát sinh tại các đơn vị có hoạt động sản xuất. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đơn vị sản phẩm như chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí chế biến bao gồm cả số phân bổ có hệ thống chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi phát sinh trong quá trình chế biến hàng tồn kho dở dang thành hàng tồn kho thành phẩm. Chi phí sản xuất chung cố định là các chi phí sản xuất gián tiếp tương đối ổn định không phụ thuộc vào quy mô sản xuất (như chi phí khấu hao và bảo dưỡng nhà máy, thiết bị) và chi phí quản lý hành chính. Chi phí sản xuất chung biến đổi là các chi phí sản xuất gián tiếp có thay đổi một cách trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo quy mô sản xuất, như chi phí nhân công gián tiếp chi phí vật liệu gián tiếp.

18. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến được dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm trung bình dự kiến sẽ sản xuất được qua một số thời kỳ hoặc mùa vụ trong các điều kiện sản xuất bình thường, có tính đến phần hao hụt của công suất do việc bảo trì theo kế hoạch. Mức độ sản xuất thực tế thể được sử dụng làm tiêu chí phân bổ nếu như nó xấp xỉ công suất bình thường. Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm sẽ không tăng khi sản xuất ít hơn hay ngừng sản xuất. Những chi phí sản xuất chung không được phân bổ sẽ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi chúng phát sinh. Trong những kỳ mà mức sản xuất thực tế cao hơn bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh, do đó hàng tồn kho không được xác định giá trị cao hơn chi phí thực tế. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết cho từng đơn vị sản phẩm dựa trên cơ sở mức sản xuất thực tế của máy móc thiết bị.

19. Một quy trình sản xuất có thể tạo ra nhiều sản phẩm trong cùng một thời gian. Ví dụ như trong trường hợp khi sản xuất các sản phẩm kết hợp hoặc quy trình tạo ra một sản phẩm chính và một sản phẩm phụ. Khi chi phí chế biến cho từng loại sản phẩm không thể tách biệt riêng rẽ thì chúng sẽ được phân bổ cho các sản phẩm trên cơ sở hợp lý và nhất quán. Việc phân bổ có thể dựa trên giá bán tương ứng của từng sản phẩm tại một công đoạn trong quá trình sản xuất khi mà các sản phẩm có thể xác định được một cách riêng biệt hoặc khi quá trình sản xuất kết thúc. Hầu hết các sản phẩm phụ về bản chất là không trọng yếu. Trong trường hợp này, các sản phẩm phụ được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ khỏi giá thành của sản phẩm chính. Do đó, giá trị ghi sổ của sản phẩm chính sẽ không khác biệt lớn so với chi phí chế biến của nó.

Chi phí khác

20. Các chi phí khác được tính vào giá gốc của hàng tồn kho chỉ trong trường hợp những chi phí phát sinh để đưa hàng tồn kho đến địa điểm và trạng thái hiện tại. Ví dụ như giá gốc hàng tồn kho có thể bao gồm các chi phí chung ngoài sản xuất hoặc chi phí thiết kế sản phẩm cho những khách hàng cụ thể.

21. Các ví dụ về chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho và được ghi nhận vào chi phí trong kỳ phát sinh là:

(a) Chi phí nguyên vật liệu, nhân công hoặc chi phí sản xuất khác phát sinh trên mức bình thường;

(b) Chi phí lưu kho, trừ khi những khoản chi phí này cần thiết trong quá trình sản xuất trước một công đoạn sản xuất tiếp theo;

(c) Chi phí quản lý không liên quan đến việc đưa hàng tồn kho đến địa điểm và trạng thái hiện tại; và

(d) Chi phí bán hàng.

22. Trong một số trường hợp, chi phí đi vay được tính vào giá gốc hàng tồn kho theo quy định của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay.

23. Đơn vị có thể mua hàng tồn kho theo phương thức trả chậm. Khi giao dịch mua hàng có bao gồm yếu tố tài chính thì yếu tố tài chính đó (ví dụ như khoản chênh lệch giữa giá mua theo phương thức thanh toán ngay và giá mua theo phương thức trả chậm) được ghi nhận là chi phí lãi vay trong kỳ trả chậm.

Giá gốc hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ

24. Trong trường hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ có hàng tồn kho (trừ hàng tồn kho được đề cập trong đoạn 2(d)), thì giá trị hàng tồn kho được xác định theo chi phí sản xuất ra chúng. Các chi phí này cơ bản bao gồm chi phí nhân công và các chi phí nhân sự khác có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm chi phí nhân viên giám sát và chi phí sản xuất chung khác. Chi phí nhân công không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ không được tính vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí nhân công và chi phí khác liên quan đến bán hàng và chi phí nhân viên hành chính không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi chúng phát sinh. Giá gốc hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ không bao gồm lợi nhuận thặng dư hoặc các chi phí chung không liên quan khác thường được tính vào giá dịch vụ.

Giá gốc của sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh học

25. Hàng tồn kho bao gồm sản phẩm nông nghiệp mà đơn vị thu hoạch được từ các tài sản sinh học sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch. Đây là giá gốc của hàng tồn kho tại ngày thu hoạch cho việc áp dụng chuẩn mực này.

Kỹ thuật xác định giá gốc hàng tồn kho

26. Kỹ thuật xác định giá gốc hàng tồn kho, như phương pháp chi phí định mức hoặc phương pháp bán lẻ có thể được sử dụng cho thuận tiện nếu cho kết quả xấp xỉ với giá gốc. Phương pháp chi phí định mức có tính đến mức độ tiêu hao bình thường của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhân công, tính hiệu quả và công suất sử dụng máy móc thiết bị. Các yếu tố này được định kỳ xem xét lại khi cần thiết sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện hiện tại.

27. Hàng tồn kho có thể được chuyển giao cho đơn vị thông qua một giao dịch không trao đổi. Ví dụ như một tổ chức cứu trợ quốc tế có thể viện trợ vật tư y tế cho một bệnh viện công lập trong quá trình khắc phục hậu quả thiên tai. Trong trường hợp này, giá gốc của hàng tồn kho là giá trị hợp lý tại thời điểm hàng tồn kho được tiếp nhận.

Phương pháp tính giá

28. Giá gốc của các loại hàng tồn kho (mà hàng tồn kho này thường không hoán đổi được cho nhau) và hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất, tách riêng cho các dự án cụ thể được xác định bằng cách sử dụng phương pháp giá đích danh của từng đối tượng.

29. Giá đích danh là giá cụ thể gắn liền với những loại hàng tồn kho xác định. Đây là phương pháp phù hợp áp dụng cho những loại hàng tồn kho được tách riêng cho một dự án cụ thể, không phân biệt hàng tồn kho này được sản xuất ra hay được mua vào. Tuy nhiên, phương pháp giá đích danh không phù hợp khi tính giá cho số lượng lớn các loại hàng tồn kho mà thông thường chúng có thể thay thế được cho nhau. Trong trường hợp này có thể sử dụng phương pháp lựa chọn các khoản mục hàng tồn kho đó còn tồn cuối kỳ để xác định các ảnh hưởng dự kiến đến thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ.

30. Khi áp dụng đoạn 29, đơn vị phải sử dụng cùng một phương pháp tính giá cho toàn bộ hàng tồn kho cùng bản chất và mục đích sử dụng đối với đơn vị. Đối với các loại hàng tồn kho khác nhau về bản chất hoặc khác nhau về mục đích sử dụng (ví dụ như cùng một loại hàng hóa nhưng sử dụng tại các bộ phận khác) thì phương pháp tính giá khác có thể được áp dụng. Các yếu tố khác biệt về vị trí địa lý của hàng tồn kho không đủ đểgiải cho việc sử dụng các phương pháp tính giá khác.

31. Giá gốc hàng tồn kho, trừ phương pháp được đề cập đến trong đoạn 28, được xác định bằng phương pháp nhập trước xuất trước hoặc phương pháp bình quân gia quyền. Đơn vị phải sử dụng cùng một phương pháp tính giá cho toàn bộ hàng tồn kho có cùng bản chất và mục đích sử dụng đối với đơn vị. Đối với các loại hàng tồn kho có bản chất hoặc mục đích sử dụng khác nhau, việc áp dụng các phương pháp tính giá khác nhau có thể được áp dụng.

32. Ví dụ như hàng tồn kho sử dụng cho một bộ phận có thể có công dụng khác với hàng tồn kho cùng loại đó nhưng được sử dụng cho một bộ phận khác trong cùng đơn vị. Tuy nhiên, sự khác biệt về vị trí địa lý của hàng tồn kho về bản chất không đủ để lý giải được cho việc áp dụng các phương pháp tính giá khác nhau.

33. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) giả định rằng hàng tồn kho được mua trước thì được bán trước, do đó hàng tồn kho còn lại tại thời điểm cuối kỳ là các loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất tại thời điểm gần nhất. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá xuất kho của mỗi loại được xác định dựa trên giá bình quân gia quyền của các loại tương tự tại thời điểm đầu kỳ và giá của các loại được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị bình quân có thể được tính cho cả kỳ hoặc sau mỗi lần nhập, tùy thuộc vào tình hình của đơn vị.

Giá trị thuần có thể thực hiện được

34. Giá gốc của hàng tồn kho có thể không thu hồi được trong trường hợp hàng tồn kho bị hư hỏng, lạc hậu một phần hoặc toàn bộ, hoặc giá bán bị giảm. Giá gốc của hàng tồn kho cũng có thể không thu hồi được trong trường hợp chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí ước tính để bán, trao đổi hoặc phân phối tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho xuống giá trị thuần thể thực hiện được nhất quán với nguyên tắc tài sản không được ghi nhận ở mức cao hơn lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng mà đơn vị dự kiến có thể thu được khi bán, trao đổi, phân phối hoặc sử dụng tài sản đó.

35. Hàng tồn kho được ghi giảm xuống cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được thường được thực hiện theo từng loại hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đơn vị có thể thực hiện việc ghi giảm cho cả nhóm hàng tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Trường hợp này được áp dụng với các loại hàng tồn kho có chung mục đích và công năng sử dụng cuối cùng; không được đánh giá riêng giá trị với các loại hàng khác trong cùng một dòng sản phẩm. Ghi giảm giá trị hàng tồn kho dựa trên cơ sở một loại hàng tồn kho là không phù hợp, ví dụ như thành phẩm hoặc tất cả các loại hàng tồn kho theo một quy trình cụ thể hoặc một vị trí địa lý. Các đơn vị cung cấp dịch vụ thường tập hợp chi phí cho từng dịch vụ có giá bán riêng, mỗi loại dịch vụ này được coi là một mục riêng.

36. Khi ước tính giá trị thuần thể thực hiện được, đơn vị phải tính đến mục đích nắm giữ hàng tồn kho. Ví dụ như giá trị thuần có thể thực hiện được của một lượng hàng tồn kho được nắm giữ để bán hoặc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải dựa trên giá bán đã quy định trong hợp đồng. Nếu số hàng tồn kho đang nắm giữ lớn hơn số đã ký trong hợp đồng đó, giá trị thuần có thể thực hiện được của phần chênh lệch phải dựa trên giá bán bình thường ước tính. Hướng dẫn về cách xử lý các khoản dự phòng hoặc nợ tiềm tàng, ví dụ như hàng tồn kho phát sinh từ các hợp đồng bán hàng đã ký vượt quá số lượng hàng tồn kho đang nắm giữ và số hàng trong các hợp đồng mua hàng đã ký được trình bày tại Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng.

37. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nắm giữ để sử dụng trong sản xuất sản phẩm không được ghi giảm giá trị xuống thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu thành sẽ được bán, trao đổi hoặc phân phối bằng hoặc cao hơn giá thành của sản phẩm đó. Tuy nhiên, khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu dẫn đến giá thành của sản phẩm sản xuất ra cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì các nguyên vật liệu này phải được ghi giảm giá trị xuống giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong trường hợp này, sử dụng chi phí thay thế hiện hành của nguyên vật liệu có thể là phương pháp tốt nhất để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được.

38. Đơn vị phải đánh giá lại giá trị thuần có thể thực hiện được vào mỗi kỳ kế toán tiếp theo. Khi không còn tồn tại những nguyên nhân trước đây dẫn đến việc hàng tồn kho bị ghi giảm xuống dưới giá gốc hoặc khi có bằng chứng chắc chắn về việc giá trị thuần có thể thực hiện được tăng lên do những thay đổi về điều kiện kinh tế, số ghi giảm trước đây phải được hoàn nhập (số tối đa được hoàn nhập là số đã ghi giảm ban đầu) để đảm bảo giá trị ghi sổ mới là số thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được đã được điều chỉnh. Ví dụ, trong kỳ kế toán trước, hàng tồn kho bị ghi giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được do giá bán của nó giảm, sang kỳ kế toán sau giá bán tăng lên và loại hàng tồn kho đó vẫn được đơn vị nắm giữ.

Phân phối hàng miễn phí hoặc ở mức giá danh nghĩa

39. Một đơn vị trong lĩnh vực công có thể nắm giữ hàng tồn kho có lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng không liên quan trực tiếp đến khả năng tạo ra các luồng tiền vào thuần. Các loại hàng tồn kho này có thể phát sinh khi Chính phủ quyết định phân phối miễn phí các loại hàng hóa nhất định hoặc phân phối ở mức giá danh nghĩa. Trong các trường hợp này, lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng của hàng tồn kho cho mục đích báo cáo tài chính được phản ánh bằng số tiền mà đơn vị phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng cần thiết cho việc đạt được những mục tiêu của đơn vị. Khi lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng không thể mua được trên thị trường, đơn vị cần thực hiện ước tính về chi phí thay thế. Nếu mục đích nắm giữ hàng tồn kho thay đổi thì hàng tồn kho được đánh giá theo quy định tại đoạn 12.

Ghi nhận chi phí

40. Khi hàng tồn kho được bán, trao đổi hoặc phân phối thì giá trị ghi sổ của hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ mà doanh thu liên quan được ghi nhận. Nếu không phát sinh doanh thu liên quan thì chi phí được ghi nhận khi hàng hóa được phân phối hoặc khi dịch vụ có liên quan được cung cấp. Giá trị ghi giảm hàng tồn kho và bất kỳ tổn thất nào của hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi khoản ghi giảm hoặc tổn thất phát sinh. Số hoàn nhập của khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho sẽ được ghi nhận là khoản giảm trừ chi phí trong kỳ khi phát sinh hoàn nhập.

41. Đối với một đơn vị cung cấp dịch vụ, thời điểm hàng tồn kho được ghi nhận vào chi phí thường xảy ra khi dịch vụ đã được cung cấp hoặc xuất hóa đơn tính phí dịch vụ.

42. Một số loại hàng tồn kho có thể được phân bổ vào các tài sản khác, ví dụ như hàng tồn kho được sử dụng như một bộ phận của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tự chế. Hàng tồn kho được phân bổ vào các tài sản khác theo cách này được ghi nhận vào chi phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Trình bày thông tin

43. Báo cáo tài chính phải trình bày các thông tin sau:

(a) Chính sách kế toán áp dụng trong việc xác định giá trị hàng tồn kho, bao gồm cả phương pháp tính giá được sử dụng;

(b) Tổng giá trị ghi sổ hàng tồn kho và giá trị ghi số của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với đơn vị;

(c) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng;

(d) Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận vào chi phí trong kỳ;

(e) Giá trị của các khoản ghi giảm hàng tồn kho được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo quy định tại đoạn 40;

(f) Giá trị hoàn nhập của các khoản ghi giảm hàng tồn kho được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ theo quy định tại đoạn 40;

(g) Các trường hợp hoặc sự kiện dẫn đến việc hoàn nhập khoản ghi giảm hàng tồn kho theo quy định tại đoạn 40; và

(h) Giá trị ghi scủa hàng tồn kho được thế chấp bảo đảm cho các khoản nợ phải trả.

44. Thông tin về giá trị ghi sổ của các loại hàng tồn kho khác nhau đang nắm giữ và mức độ thay đổi của những tài sản này là hữu ích đối với người sử dụng báo cáo tài chính. Thông thường hàng tồn kho được phân loại là hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dở dang và thành phẩm. Hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ có thể được mô tả như chi phí dở dang.

45. Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận vào chi phí trong kỳ bao gồm: các chi phí trước đây đã bao gồm trong giá trị hàng tồn kho nay đã được bán, trao đổi, hoặc phân phối và các chi phí sản xuất chung không được phân bổ chi phí sản xuất hàng tồn kho phát sinh trên mức bình thường. Có trường hợp đơn vị thể bao gồm cả các chi phí khác, ví dụ như chi phí phân phối.

46. Trường hợp đơn vị áp dụng cách thức báo cáo kết quả hoạt động mà trong đó giá trị hàng tồn kho không được trình bày như một khoản mục chi phí trong kỳ. Theo cách thức này, đơn vị trình bày một bản phân tích các loại chi phí dựa trên bản chất của chi phí. Trong trường hợp này, đơn vị phải trình bày về các chi phí được ghi nhận trong kỳ đối với: nguyên liệu và vật liệu, chi phí nhân công và chi phí khác, cùng với giá trị thay đổi thuần của hàng tồn kho trong kỳ.

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

Số hiệu VPSAS 12

Số hiệu IPSAS 12

1

1

2

2

3

3

4

7

5

8

6

9

7

10

8

11

9

12

10

13

11

14

12

15

13

16

14

17

15

18

16

19

17

20

18

21

19

23

20

24

21

25

22

26

23

27

24

28

25

29

26

30

27

31

28

32

29

33

30

34

31

35

32

36

33

37

34

38

35

39

36

40

37

41

38

42

39

43

40

44

41

45

42

46

43

47

44

48

45

49

46

50

 

PHỤ LỤC SỐ 04

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 17
BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ

(Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

GIỚI THIỆU

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 17 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2001, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chuẩn mực chưa được ban hành, chuẩn mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17. Việc trích dẫn cụ thể ký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

STT

Tên chuẩn mực kế toán công

Đoạn có nội dung tham chiếu

1

Thuê tài sản

5, 36, 59, 61

2

Bất động sản đầu tư

6

3

Chi phí đi vay

30, 32

4

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

40, 55

5

Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

60, 61, 64

6

Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

26

 

VPSAS 17 - BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ

Quá trình ban hành, cập nhật Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17
(sau đây gọi tắt là Chuẩn mực)

Phiên bản Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 được ban hành lần đầu theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01/09/2021, được áp dụng từ ngày 01/09/2021.

Các chuẩn mực cùng có hiệu lực, gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01: Trình bày báo cáo tài chính;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12: Hàng tồn kho;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31: Tài sản vô hình.

 

VPSAS 17 - BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ
NỘI DUNG

Nội dung của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” được trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 70 Tất cả các đoạn đều có giá trị như nhau.

 

Đoạn

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

Phạm vi

Di sản

Các định nghĩa

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Ghi nhận

Tài sản cơ sở hạ tầng

Chi phí ban đầu

Chi phí sau ghi nhận ban đầu

Xác định giá trị khi ghi nhận

Các bộ phận cấu thành nguyên giá

Xác định nguyên giá

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Khấu hao

Giá trị khấu hao và thời gian khấu hao

Phương pháp khấu hao

Ghi giảm tài sản

Trình bày thông tin

1-11

1

2-10

7-10

11

12-69

12-20

16

17

18-20

21-36

24-31

32-36

37-58

38-58

45-53

54-57

58-64

65-69

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

1. Mục đích của chuẩn mực này nhằm quy định phương pháp kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị để người sử dụng báo cáo tài chính có thể nắm bắt các thông tin về tình hình đầu tư của đơn vị vào bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và các thay đổi đối với những khoản đầu tư đó. Các vấn đề cơ bản đối với kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là: ghi nhận tài sản, xác định giá trị của tài sản và việc ghi nhận chi phí khấu hao tài sản.

Phạm vi

2. Đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích áp dụng chuẩn mực này để kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, trừ khi:

(a) Phương pháp kế toán khác được áp dụng phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác; và

(b) Tài sản được coi là di sản. Tuy nhiên, một số yêu cầu trình bày thông tin quy định tại đoạn 66, 67 áp dụng cho các tài sản là di sản được ghi nhận.

3. Chuẩn mực này áp dụng cho các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, bao gồm cả:

(a) Cơ sở hạ tầng; và

(b) Tài sản thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ sau khi ghi nhận và xác định giá trị ban đầu (Bên nhượng quyền).

4. Chuẩn mực này không áp dụng cho:

(a) Tài sản sinh học liên quan đến các hoạt động nông nghiệp không phải là cây lâu năm cho sản phẩm. Chuẩn mực này áp dụng cho cây lâu năm cho sản phẩm nhưng không áp dụng cho sản phẩm trên cây lâu năm đó;

(b) Quyền khai khoáng và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí tự nhiên và các nguồn tài nguyên không tái tạo tương tự.

Tuy nhiên, chuẩn mực này áp dụng cho các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng để phát triển hoặc duy trì các tài sản đề cập trong mục 4(a) hoặc 4(b).

5. Các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác có thể quy định việc ghi nhận một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị theo một phương pháp tiếp cận khác với phương pháp tiếp cận của chuẩn mực này. Ví dụ như chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản quy định việc đánh giá và ghi nhận ban đầu bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được thuê trên cơ sở chuyển giao rủi ro và quyền lợi của các bên; hoặc quy định việc đánh giá và ghi nhận ban đầu bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng trong một thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ trên cơ sở kiểm soát tài sản. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó các quy định kế toán khác đối với các tài sản này, bao gồm cả việc trích khấu hao, được quy định trong chuẩn mực này.

6. Đơn vị sử dụng mô hình giá gốc đối với các bất động sản đầu tư phù hợp với chuẩn mực kế toán công Việt Nam về bất động sản đầu tư áp dụng các quy định về xác định giá trị sau khi nhận ban đầu và khấu hao của chuẩn mực này.

Di sản

7. Chuẩn mực này không yêu cầu đơn vị phải ghi nhận các di sản mặc dù các di sản này đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Nếu đơn vị ghi nhận di sản thì phải áp dụng các quy định về trình bày thông tin trong chuẩn mực này và có thể, nhưng không bắt buộc, phải áp dụng các quy định về xác định giá trị trong chuẩn mực này.

8. Một số tài sản được coi là di sản do tính chất văn hóa, môi trường hoặc ý nghĩa lịch sử của chúng. Ví dụ các tòa nhà lịch sử, đài tưởng niệm, các địa điểm khảo cổ học, cổ vật, bảo vật quốc gia, vật trưng bày trong các bảo tàng, di tích, khu vực bảo tồn và khu bảo tồn thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật. Các tài sản là di sản thường thể hiện những đặc điểm nhất định (dù các đặc điểm này không phải là đặc điểm duy nhất của các tài sản đó), bao gồm:

(a) Giá trị văn hóa, môi trường, giáo dục và lịch sử của chúng không thể được phản ánh đầy đủ trong giá trị tài chính được xác định thuần túy trên cơ sở giá thị trường;

(b) Luật pháp nghiêm cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc bán các tài sản này;

(c) Các tài sản này thường không thể thay thế và giá trị của chúng có thể tăng lên theo thời gian mặc dù tình trạng vật chất có thể bị suy giảm; và

(d) Khó có thể ước tính thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này, trong một số trường hợp có thể lên tới vài trăm năm.

Các đơn vị trong lĩnh vực công có thể nắm giữ số lượng lớn di sản đã được tiếp nhận qua nhiều năm và theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm mua lại, được tặng, được giao quản lý và tịch thu. Các tài sản này ít khi được nắm giữ vì mục đích kinh tế và có thể có những rào cản xã hội hoặc pháp lý cho việc sử dụng chúng vì các mục đích kinh tế.

9. Một số di sản ngoài giá trị di sản còn có lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng, ví dụ như một tòa nhà lịch sử được sử dụng làm văn phòng, Trong các trường hợp này, chúng có thể được ghi nhận và xác định giá trị trên cùng cơ sở với các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị khác. Đối với các di sản khác, lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng bị hạn chế bởi các đặc điểm di sản của chúng, ví dụ như các đài tưởng niệm và các di tích. Sự tồn tại của cả lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới lựa chọn cơ sở xác định giá trị.

10. Các quy định về trình bày thông tin trong đoạn 66 đến đoạn 70 yêu cầu đơn vị phải trình bày thông tin về các tài sản được ghi nhận. Do đó, các đơn vị ghi nhận tài sản là di sản phải trình bày thông tin về các tài sản này trên các khía cạnh như:

(a) Cơ sở xác định giá trị được áp dụng;

(b) Phương pháp trích khấu hao được áp dụng, nếu có;

(c) Nguyên giá;

(d) Khấu hao lũy kế đến thời điểm cuối kỳ, nếu có; và

(e) Bảng đối chiếu giá trị còn lại tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, trong đó trình bày các nội dung nhất định.

Các định nghĩa

11. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình:

(a) Được nắm giữ để sử dụng cho mục đích quản lý hoặc dùng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuê; và

(b) Thời gian sử dụng ước tính trên một kỳ báo cáo.

Cây lâu năm cho sản phẩm là cây trồng sống:

(a) Được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm nông nghiệp;

(b) Dự kiến sẽ cho sản phẩm nhiều hơn một kỳ; và

(c) Ít có khả năng được bán dưới dạng sản phẩm nông nghiệp, trừ trường hợp thanh lý đột xuất.

Giá trị còn lại (áp dụng cho chuẩn mực này) là giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế.

Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của tài sản hoặc giá trị khác thay thế cho nguyên giá trừ (-) đi giá trị thanh lý có thể thu hồi.

Giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản là giá trị ước tính mà đơn vị sẽ thu được từ việc thanh lý tài sản, sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính, nếu tài sản đã đến hạn thanh lý hoặc hết thời gian sử dụng hữu ích.

Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là các tài sản có cùng tính chất hoặc chức năng trong hoạt động của đơn vị, được phản ánh như một khoản mục riêng biệt cho mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.

Tài sản nhượng quyền dịch vụ: Là tài sản được sử dụng để cung cấp dịch vụ công trong một thỏa thuận nhưng quyền dịch vụ:

(a) Trường hợp do bên vận hành cung cấp:

(i) Là tài sản do bên vận hành xây dựng, phát triển hoặc mua từ bên thứ ba; hoặc

(ii) Là một tài sản sẵn có của bên vận hành.

(b) Trường hợp do bên cấp quyền cung cấp:

(i) Là tài sản sẵn có của bên cấp quyền; hoặc

(ii) Là tài sản được nâng cấp từ tài sản sẵn có của bên cấp quyền.

Thỏa nhuận nhượng quyền dịch vụ là thỏa thuận ràng buộc giữa bên cấp quyền và bên vận hành, trong đó:

(a) Bên vận hành sử dụng tài sản nhượng quyền dịch vụ để thay mặt cho bên cấp quyền cung cấp dịch vụ công trong một khoảng thời gian nhất định; và

(b) Bên vận hành được đền bù cho phần dịch vụ của mình trong suốt thời gian của thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ.

Thời gian sử dụng hữu ích là:

(a) Khoảng thời gian mà một tài sản dự kiến có thể sử dụng được bởi đơn vị;

(b) Số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc các đơn vị tương tự dự kiến sẽ được đơn vị tạo ra từ tài sản.

Các thuật ngữ đã đưc định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác được sử dụng trong chuẩn mực này có cùng nghĩa như trong các chuẩn mực đó.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Ghi nhận

12. Nguyên giá của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được ghi nhận là một tài sản khi và chỉ khi:

(a) Đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó; và

(b) Nguyên giá hoặc giá trị hợp lý của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy.

13. Các khoản mục như phụ tùng thay thế, thiết bị dự phòng và thiết bị bảo dưỡng được ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực này khi chúng đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Nếu không đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, các khoản mục này được phân loại là hàng tồn kho.

14. Chuẩn mực này không quy định về việc xác đnh các tài sản đơn lẻ cấu thành nên một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị khi ghi nhận. Do đó, đơn vị phải thực hiện đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản trong từng trường hợp cụ thể. Việc tổng hợp các tài sản đơn lẻ không có giá trị cao, ví dụ như sách trong thư viện, phụ kiện máy tính và các thiết bị nhỏ để áp dụng tiêu chí ghi nhận cho tổng giá trị có thể được coi là phù hợp.

15. Đơn vị phải áp dụng nguyên tắc ghi nhận này để đánh giá nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị khi chúng phát sinh. Nguyên giá bao gồm các chi phí phát sinh ban đầu khi mua sắm hoặc xây dựng một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và chi phí phát sinh sau đó nhằm bổ sung, thay thế bộ phận hoặc phụ trợ cho tài sản đó.

Tài sản cơ sở hạ tầng

16. Một số tài sản được xếp loại là cơ sở hạ tầng. Các tài sản là cơ sở hạ tầng thường thể hiện một số hoặc toàn bộ các đặc điểm dưới đây:

(a) Các tài sản này là một phần của một hệ thống hoặc một mạng lưới;

(b) Các tài sản này được chuyên môn hóa về bản chất và không có sự sử dụng thay thế;

(c) Các tài sản này không thể di chuyển được; và

(d) Các tài sản này có thể bị hạn chế trong việc bán lại.

Các đơn vị trong lĩnh vực công và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể sở hữu hoặc được giao quản lý cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng chủ chốt thường được quản lý trong khu vực công. Cơ sở hạ tầng đáp ứng định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và phải được kế toán theo quy định của chuẩn mực này. Ví dụ về cơ sở hạ tầng bao gồm: Hệ thống đường bộ, hệ thống cảng hàng không, sân bay, hệ thống đường sắt, hệ thống hàng hải, hệ thống đường thủy nội bộ, hệ thống công trình thủy lợi, hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, hạ tầng thương mại, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước sạch và năng lượng, hệ thống viễn thông.

Chi phí ban đầu

17. Các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể được mua vì lý do đảm bảo an toàn hoặc bảo vệ môi trường. Việc mua các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị này, mặc dù không trực tiếp làm tăng lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cụ thể đang hiện hữu, nhưng lại cần thiết để đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ các tài sản khác.

Các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị này đủ điều kiện đđược ghi nhận là tài sản bởi vì chúng giúp đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ các tài sản khác cao hơn mức độ có thể thu được nếu không có các tài sản này. Ví dụ như quy định phòng cháy chữa cháy yêu cầu một bệnh viện phải lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy mới. Hệ thống này được ghi nhận là tài sản bởi vì nếu không có chúng, bệnh viện không thể hoạt động được theo đúng quy định.

Chi phí sau ghi nhận ban đầu

18. Theo nguyên tắc ghi nhận nêu trong đoạn 12, đơn vị không được ghi nhận các chi phí duy trì hoạt động thường xuyên của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị vào nguyên giá của tài sản đó. Thay vào đó, các chi phí này được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ khi chúng phát sinh. Chi phí duy trì hoạt động hàng ngày cơ bản bao gồm chi phí nhân công và vật liệu, và có thể bao gồm chi phí thay thế các phụ tùng nhỏ. Mục đích của các chi phí này thường được coi là để “sửa chữa và bảo dưỡng” bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.

19. Một số bộ phận của các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể phải thay thế định kỳ. Ví dụ, bề mặt một con đường có thể phải làm lại sau một số năm nhất định. Các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cũng có thể phải thực hiện các thay thế định kỳ ít thường xuyên hơn (như thay thế các bức tưng nội thất trong một tòa nhà) hoặc phải thực hiện một thay thế không định kỳ. Theo nguyên tắc ghi nhận nêu trong đoạn 12, đơn vị ghi nhận chi phí thay thế bộ phận của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị vào nguyên giá của tài sản đó khi chi phí thay thế phát sinh nếu các tiêu chuẩn ghi nhận được thỏa mãn. Nguyên giá của các bộ phận bị thay thế sẽ được ghi giảm phù hợp với các tiêu chuẩn ghi giảm được đề ra trong chuẩn mực này (xem các đoạn 59- 65).

20. Để tiếp tục được sử dụng, bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cần được kiểm tra kỹ thuật lớn thường xuyên, phát hiện hư hỏng bất kể có cần phải thay thế các bộ phận của tài sản này hay không. Chi phí cho đợt kiểm tra lớn đó được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản cố định giống như chi phí thay thế nếu các tiêu chuẩn ghi nhận được thỏa mãn. Phần giá trị đã ghi vào nguyên giá của đợt kiểm tra trước (tách biệt với giá trị của các bộ phận vật chất) được ghi giảm khi ghi nhận chi phí mới. Điều này không phụ thuộc vào việc chi phí của đợt kiểm tra trước đã được xác định khi tiến hành mua sắm hoặc xây dựng tài sản hay chưa. Trong trường hợp cần thiết, chi phí ước tính của các đợt kiểm tra tương tự trong tương lai có thể được sử dụng làm căn cứ để xác định chi phí của đợt kiểm ưa đã tồn tại khi mua sắm hoặc xây dựng tài sản.

Xác định giá trị khi ghi nhận

21. Khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận tài sản phải được xác định giá trị theo nguyên giá của tài sản.

22. Khi tài sản có được thông qua một giao dịch không trao đổi, nguyên giá của tài sản được xác định theo giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận.

23. Đơn vị có thể nhận được một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thông qua giao dịch không trao đổi. Ví dụ như đất đai có thể được nhà nước giao quản lý để xây dựng công viên, đường sá. Đơn vị cũng có thể nhận được tài sản thông qua một giao dịch không trao đổi bằng việc tiếp nhận tài sản được tịch thu. Trong các trường hợp này, nguyên giá của tài sản là giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận.

Các bộ phận cấu thành nguyên giá

24. Nguyên giá của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bao gồm:

(a) Giá mua tài sản, bao gồm thuế nhập khẩu và các loại thuế khi mua tài sản không được hoàn lại hoặc không được khấu trừ sau khi đã trừ các khoản giảm giá và chiết khấu thương mại.

(b) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến địa điểm và trạng thái cần thiết để sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị.

(c) Ước tính ban đầu về chi phí tháo dỡ, di chuyển và khỏi phục mặt bằng phát sinh đối với đơn vị khi có được tài sản hoặc sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định cho các mục đích khác thay vì để sản xuất ra hàng tồn kho trong thời gian đó.

25. Các ví dụ về chi phí trực tiếp là:

(a) Các chi phí cho người lao động phát sinh trực tiếp từ việc xây dựng hay mua sắm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(b) Chi phí chuẩn bị mặt bằng;

(c) Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;

(đ) Chi phí lắp đặt;

(e) Chi phí chạy thử sau khi trừ đi số thu được từ việc bán các sản phm được sản xuất ra trong quá trình đưa tài sản đến địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động (ví dụ như sản phẩm mẫu được sản xuất khi thử nghiệm thiết bị); và

(f) Chi phí chuyên gia.

26. Đơn vị áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho” trong trường hợp chi phí tháo dỡ, di chuyển và khôi phục mặt bằng của một tài sản cố định phát sinh trong một khoảng thời gian cụ thể mà tài sản đó được sử dụng để tạo ra hàng tồn kho. Các chi phí tháo dỡ, di chuyển và khôi phục mặt bằng đã kế toán theo quy định tại VPSAS 12 hoặc VPSAS 17 được ghi nhận và xác định giá trị theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng.

27. Ví dụ về các khoản chi phí không tính trong nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị:

(a) Chi phí khai trương một nhà máy mới;

(b) Chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới (bao gồm chi phí cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi);

(c) Chi phí mở rộng hoạt động kinh doanh ở một địa điểm mới với phân khúc khách hàng mới (bao gồm chi phí đào tạo nhân viên); và

(d) Chi phí hành chính và chi phí chung khác của đơn vị.

28. Việc ghi nhận chi phí vào nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị chấm dứt khi tài sản đã ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Do đó, các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng hoặc bố trí lại tài sản không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Ví dụ như các chi phí sau đây không được tính vào nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị:

(a) Các chi phí phát sinh khi tài sản đã có khả năng hoạt động theo ý định của đơn vị nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc tài sản hoạt động ở mức thấp hơn công suất tối đa;

(b) Các khoản lỗ hoạt động ban đu, ví dụ các khoản phát sinh khi nhu cầu về sản phẩm đầu ra tăng lên; và

(c) Chi phí di chuyển và tái cơ cấu một phần hoặc toàn bộ hoạt động của đơn vị.

29. Một số hoạt động xảy ra liên quan đến việc xây dựng hoặc phát triển bất động sản, nhà xưởng và thiết bị nhưng không nhất thiết phải đưa tài sản đó đến địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Các hoạt động này có thể phát sinh trước, trong quá trình xây dựng hoặc phát triển tài sản. Ví dụ, đơn vị có thể sử dụng công trường xây dựng làm bãi đỗ xe để thu tiền cho đến khi việc xây dựng bắt đầu. Các hoạt động này không nhất thiết phải đưa một tài sản đến một địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động, doanh thu và chi phí liên quan của các hoạt động này được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ, được phân loại thành doanh thu và chi phí trong kỳ.

30. Nguyên giá của một tài sản do đơn vị tự tạo ra được xác định theo cùng nguyên tắc với tài sản được mua về. Nếu đơn vị tạo ra các tài sản tương tự để bán trong một chu kỳ hoạt động bình thường thì nguyên giá của tài sản chính là chi phí tạo ra một tài sản để bán (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”). Do vậy, thặng dư nội bộ bị loại bỏ khi tính nguyên giá của tài sản. Tương tự, chi phí nguyên liệu, nhân công hoặc các chi phí khác phát sinh vượt quá mức bình thường trong quá trình tạo ra tài sản cũng bị loại ra khỏi nguyên giá của tài sản. Việc ghi nhận chi phí lãi vay vào nguyên giá của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị do đơn vị tự tạo ra thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay.

31. Các cây lâu năm cho sản phẩm được kế toán tương tự bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tự tạo ra trước khi chúng ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Do đó, thuật ngữ “tạo ra” trong chuẩn mực này được hiểu là bao gồm các hoạt động cần thiết để canh tác cây lâu năm cho sản phẩm trước khi chúng ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị.

Xác định nguyên giá

32. Nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là giá mua tương đương bằng tiền hoặc giá trị hợp lý đối với các tài sản đề cập trong đoạn 22 tại ngày ghi nhận. Nếu tài sản được thanh toán theo phương thức trả chậm thì chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán theo phương thức trả chậm được ghi nhận là chi phí lãi vay trong thời gian trả chậm, trừ khi số tiền lãi này được ghi nhận vào giá trị tài sản phù hợp với phương pháp thay thế được chấp nhận quy định trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay.

33. Đơn vị có thể có được một hoặc một số bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thông qua phương thức trao đổi với một hoặc nhiều tài sản phi tiền tệ hoặc kết hợp cả tài sản tiền tệ và tài sản phi tiền tệ. Quy định dưới đây chỉ đề cập đến giao dịch trao đổi một tài sản phi tiền tệ để lấy một tài sản khác, tuy nhiên cũng áp dụng cho tất cả các giao dịch trao đổi đề cập ở trên. Nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị nhận được là giá trị hợp lý của tài sản đó trừ khi giao dịch trao đổi không có tính chất thương mại hoặc không thể xác định một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của tài sản nhận được và tài sản đem đi trao đổi. Nguyên giá của tài sản nhận về được xác định theo cách nêu trên kể cả khi đơn vị không thể ghi giảm ngay tài sản đem đi trao đổi. Nếu không thể xác định nguyên giá của tài sản nhận về theo giá trị hợp lý thì phải xác định theo giá trị ghi sổ còn lại của tài sản đem đi trao đổi.

34. Đơn vị phải xác định liệu một giao dịch trao đổi có tính chất thương mại hay không bằng cách xem xét mức độ thay đổi dự kiến của các dòng tiền hoặc dịch vụ tiềm tàng trong tương lai từ giao dịch đó. Một giao dịch trao đổi có tính chất thương mại nếu:

(a) Các yếu tố cấu thành (rủi ro, thời gian, giá trị) của dòng tiền hoặc dịch vụ tiềm tàng của tài sản nhận về khác với các yếu tố cấu thành của dòng tiền hoặc dịch vụ tiềm tàng của tài sản đem đi trao đổi; và

(b) Sự chênh lệch trong mục (a) có liên quan đáng kể tới giá trị hợp lý của các tài sản được trao đổi.

35. Trong trường hợp không tồn tại các giao dịch thị trường có thể so sánh thì giá trị hợp lý của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy nếu: (a) sự khác biệt của các ước tính giá trị hợp lý là không đáng kể đối với tài sản đó, hoặc (b) khả năng xảy ra các ước tính khác nhau có thể được đánh giá và sử dụng một cách phù hợp để ước tính giá trị hợp lý. Nếu đơn vị có khả năng xác định một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc tài sản đem đi trao đổi thì giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi được sử dụng để xác định nguyên giá của tài sản nhận về, trừ khi có bằng chứng rõ ràng hơn về giá trị hợp lý của tài sản nhận về.

Nguyên giá của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị do đơn vị đi thuê nắm giữ theo hợp đồng cho thuê được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

37. Sau khi được ghi nhận là một tài sản, một bất động sản, nhà xưng và thiết bị được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.

Khấu hao

38. Mỗi bộ phận của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có giá trị lớn trong tổng nguyên giá của tài sản đó phải được tính khấu hao riêng biệt.

39. Đơn vị phân bổ số tiền ghi nhận ban đầu của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cho các bộ phận quan trọng của tài sản đó và khấu hao riêng từng bộ phận này. Ví dụ như đối với hệ thống đường sá thì đơn vị có thể khấu hao riêng vỉa hè, mặt đường, lề đường, đường ống dẫn, đường đi bộ, cầu và hệ thống chiếu sáng trong một hệ thống đường. Tương tự, nếu đơn vị mua bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cho hợp đồng cho thuê hoạt động mà đơn vị là bên cho thuê thì đơn vị có thể khấu hao riêng các khoản được phản ánh trong nguyên giá của tài sản phát sinh từ những điều khoản cho thuê có lợi hoặc bất lợi so với điều kiện thị trường.

40. Các bộ phận quan trọng của hạng mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao giống nhau có thể được tổng hợp lại khi tính khấu hao.

41. Khi đơn vị tính khấu hao riêng một số bộ phận của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thì đơn vị cũng tính khấu hao riêng phần còn lại của tài sản đó. Phần còn lại bao gồm các bộ phận đơn lẻ có giá trị không đáng kể. Nếu đơn vị có những ước tính khác nhau đối với phần còn lại thì đơn vị phải sử dụng các phương pháp gần đúng để tính khấu hao phần còn lại sao cho giá trị tiêu hao và/hoặc thời gian sử dụng hữu ích của những bộ phận này được trình bày một cách trung thực.

42. Đơn vị có thể lựa chọn tính khấu hao riêng từng bộ phận của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị mà giá trị của nó không đáng kể so với tổng nguyên giá của tài sản đó.

43. Chi phí khấu hao phát sinh trong mỗi kỳ phải được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt của kỳ đó, trừ khi chi phí khấu hao được tính vào giá trị một tài sản khác.

44. Chi phí khấu hao trong một kỳ thường được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt của kỳ đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng gắn liền với một tài sản được đơn vị sử dụng để sản xuất ra các tài sản khác. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao là một bộ phận cấu thành nguyên giá của một tài sản khác và được tính vào nguyên giá của tài sản này. Ví dụ như khấu hao của một nhà máy và thiết bị sản xuất được tính vào chi phí chế biến hàng tồn kho (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”). Tương tự, khấu hao của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng cho các hoạt động triển khai có thể được tính vào nguyên giá tài sản vô hình được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”.

Giá trị khấu hao và thời gian khấu hao

45. Giá trị phải khấu hao của một tài sản phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ca tài sản đó.

46. Giá trị thanh lý có thể thu hồi và thi gian sử dụng hữu ích của tài sản phải được xem xét lại ít nhất mỗi kỳ báo cáo năm, nếu có thay đổi so với ước tính trước đó thì các thay đổi đó phải được ghi nhận như một thay đổi trong ước tính kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót.

47. Khấu hao phải được ghi nhận ngay cả khi giá trị hợp lý của tài sản vượt quá giá trị còn lại, với điều kiện là giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản không vượt quá giá trị còn lại của tài sản đó. Việc sửa chữa và bảo dưỡng một tài sản không phủ nhận sự cần thiết của việc trích khấu hao tài sản đó. Ngược lại, một số tài sản có thể không được bảo trì, bảo dưỡng tốt hoặc việc bảo dưỡng có thể bị trì hoãn vô thời hạn do ngân sách bị hạn chế. Khi việc quản lý tài sản làm tăng hao mòn tự nhiên của tài sản, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản phải được đánh giá lại và điều chỉnh theo.

48. Giá trị phải khấu hao của một tài sản được xác định sau khi trừ đi giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản đó. Trên thực tế, giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản thường không đáng kể và do vậy nó không có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá trị phi khấu hao.

49. Giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản có thể tăng đến mức bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản đó. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao bằng không, trừ khi và cho tới khi giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản sau đó lại bị giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại của tài sản đó.

50. Việc trích khấu hao bắt đầu khi tài sản được đưa vào sử dụng, cụ thể là khi tài sản đó đã ở địa điểm và trạng thái cần thiết để sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Khấu hao kết thúc khi tài sản bị ghi giảm. Do đó, việc khấu hao không bị ngừng lại khi tài sản tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng và được nắm giữ để thanh lý, trừ trường hợp tài sản đó đã khấu hao hết. Tuy nhiên, theo phương pháp khấu hao theo sản lượng thì chi phí khấu hao có thể bằng không khi không có hoạt động sản xuất.

51. Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng gắn liền với một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được đơn vị khai thác chủ yếu thông qua việc sử dụng tài sản. Tuy nhiên, các yếu tố khác như sự lạc hậu về mặt kỹ thuật hay thương mại và các hao mòn tự nhiên khi tài sản không được sử dụng thường xuyên dẫn đến sự sụt giảm lợi ích kinh tế hay dịch vụ tiềm tàng mà tài sản đó có thể đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cần phải xem xét các yếu tố sau đây:

(a) Mức độ sử dụng ước tính của đơn vị đối với tài sản. Mức độ sử dụng được ước tính thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính.

(b) Hao mòn vật lý dự kiến, phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến hoạt động như số ca làm việc mà tài sản sẽ được sử dụng, chương trình sửa chữa và bảo trì và chăm sóc, bảo trì tài sản trong thời gian không hoạt động.

(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật hoặc thương mại phát sinh từ những thay đổi hoặc cải tiến trong sản xuất hoặc từ thay đổi nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc dịch vụ là sản phẩm đầu ra của tài sản. Giá bán dự kiến trong tương lai của một sản phẩm được sản xuất bị sụt giảm có thể cho thấy sự lạc hậu về kỹ thuật hoặc thương mại dự kiến của tài sản được sử dụng, có thể phản ánh sụt giảm các lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng của tài sản đó.

(d) Giới hạn pháp lý hoặc các giới hạn tương tự đối với việc sử dụng tài sản, ví dụ như ngày hết hạn của các hợp đồng thuê tài sản.

52. Thời gian sử dụng hữu ích của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được xác định dựa trên lợi ích của tài sản đem lại cho đơn vị, Chính sách quản lý tài sản áp dụng cho đơn vị có thể quy định tài sản được thanh lý sau một thời gian nhất định hoặc sau khi thu được một tỷ lệ nhất định trong tổng số lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng gắn liền với tài sản. Do vậy, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đối với đơn vị có thể ngắn hơn thời gian hữu ích thực tế của nó. Việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được xét đoán dựa trên kinh nghiệm của đơn vị với các tài sản tương tự.

53. Quyền sử dụng đất và nhà cửa trên đất là hai loại tài sản riêng rẽ và được kế toán tách biệt ngay cả khi chúng được mua cùng nhau. Nhà cửa có thời gian sử dụng hữu hạn do vậy phải trích khấu hao. Việc tăng giá đất đai mà nhà cửa được xây dựng trên đó không ảnh hưởng đến việc xác định giá trị phải khấu hao của tòa nhà đó.

Phương pháp khấu hao

54. Phương pháp khấu hao phải phản ánh cách thức mà đơn vị dự tính sẽ thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản.

55. Phương pháp khấu hao áp dụng cho tài sản phải đưc xem xét lại ít nhất vào mỗi kỳ báo cáo năm. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức thu được li ích kinh tế tương lai hay dịch vụ tiềm tàng từ tài sản của đơn vị thì phải thay đổi phương pháp khấu hao để phù hợp với cách thức mới này. Các thay đổi đó phải được ghi nhận như một thay đổi trong ước tính kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót.

Có nhiều phương pháp khấu hao có thể được áp dụng để phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Các phương pháp này bao gồm khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo sản lượng. Chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nếu giá trị thanh lý của tài sản không thay đổi. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, chi phí khấu hao giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Chi phí khấu hao theo phương pháp sản lượng được tính dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất hoặc mức độ sử dụng ước tính của tài sản.

Đơn vị phải lựa chọn áp dụng phương pháp khấu hao phản ánh hợp lý nhất cách thức thu được lợi ích kinh tế tương lai hay dịch vụ tiềm tàng gắn liền với tài sản. Phương pháp đó phải được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán trừ khi có sự thay đổi trong cách thức thu được lợi ích kinh tế tương lai hay dịch vụ tiềm tàng của tài sản.

57. Phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản là không phù hợp. Doanh thu được tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản thường phản ánh các yếu tố khác chứ không phải phản ánh việc thu hồi những lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng của tài sản. Ví dụ, doanh thu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và quy trình khác, hoạt động bán hàng, các thay đổi về khối lượng và giá bán. Yếu tố giá trong doanh thu có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát mà không chịu ảnh hưởng bởi cách thức sử dụng tài sản.

Ghi giảm tài sản

58. Giá trị còn lại của bất động săn, nhà xưởng và thiết bị phải ghi giảm khi:

(a) Thanh lý tài sản, điều chuyển tài sản; hoặc

(b) Khi không còn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ việc sử dụng hoặc thanh lý tài sản.

59. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc ghi giảm bất động sản, nhà xưng và thiết bị phải được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ khi tài sản bị ghi giảm (trừ trường hợp chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản có quy định khác về việc bán tài sản và thuê lại).

60. Tuy nhiên, nếu trong chu kỳ hoạt động bình thường đơn vị thường xuyên bán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị mà đơn vị nắm giữ nhằm mục đích cho thuê lại, thì đơn vị đó phải kế toán các tài sản này là hàng tồn kho theo giá trị còn lại của tài sản khi tài sản không cho thuê và đem bán tài sản. Tiền thu được từ việc bán các tài sản này phải được ghi nhận là doanh thu theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đổi.

61. Việc ghi giảm một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức (ví dụ bán, cho thuê tài chính hoặc cho tặng). Khi xác định thời điểm ghi giảm tài sản, đơn vị phải áp dụng các tiêu chuẩn trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đi để ghi nhận doanh thu. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản áp dụng cho việc ghi giảm tài sản bằng cách bán đi và sau đó thuê lại chính tài sản đó.

62. Theo nguyên tắc ghi nhận tại đoạn 12, nếu đơn vị ghi nhận giá trị của một bộ phận thay thế vào nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thì đơn vị phải ghi giảm giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế, bất kể việc bộ phận bị thay thế có được trích khấu hao riêng hay không. Nếu đơn vị không thể xác định được giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế thì đơn vị có thsử dụng giá trị của bộ phận thay thế làm căn ctính giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế khi bộ phận này được mua sắm hay được xây dựng.

63. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc ghi giảm một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được xác định là chênh lệch giữa khoản thu thuần từ việc thanh lý (nếu có) và giá trị còn lại của tài sản.

64. Khoản phải thu từ thanh lý bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Nếu tài sản được thanh lý theo phương thức trả chậm, khoản phải thu được ghi nhận ban đầu theo giá bán tương đương bằng tiền nếu trả ngay. Chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán theo phương thức trả chậm được ghi nhận là tiền lãi thu được trong thời gian trả chậm theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đổi.

Trình bày thông tin

65. Báo cáo tài chính phải trình bày các thông tin sau về mỗi nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận trên báo cáo tài chính:

(a) Cơ sở xác định giá trị được sử dụng để xác định nguyên giá;

(b) Phương pháp khấu hao áp dụng;

(c) Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao áp dụng;

(d) Nguyên giá và khấu hao lũy kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ; và

(e) Bảng đối chiếu giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, trong đó trình bày các thông tin sau:

(i) Số tăng trong kỳ;

(ii) Số tiếp nhận thông qua sáp nhập đơn vị công;

(iii) Số thanh lý, điều chuyển trong kỳ;

(iv) Số khấu hao trích trong kỳ;

(v) Số chênh lệch tỷ giá thuần phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ đơn vị tiền tệ kế toán sang một đơn vị tiền tệ báo cáo khác, bao gồm cả việc chuyển đổi báo cáo tài chính của một cơ sở hoạt động ở nước ngoài sang đơn vị tiền tệ báo cáo của đơn vị; và

(vi) Các thay đổi khác.

66. Báo cáo tài chính cũng phải trình bày các thông tin sau về mỗi nhóm bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận trên báo cáo tài chính:

(a) Các hạn chế và giá trị bất động sản, nhà xưởng và thiết bị thế chấp để bảo đảm cho các khoản nợ phải trả;

(b) Chi phí được ghi nhận vào giá trị của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đang trong quá trình xây dựng;

(c) Giá trị của các cam kết mua bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.

67. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản do đơn vị lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật quy định. Do vậy, việc trình bày thông tin về phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích ước tính hoặc tỷ lệ khấu hao cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính các thông tin cho phép họ có thể đánh giá về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và so sánh với các đơn vị khác. Vì các lý do tương tự, đơn vị phải trình bày thông tin về:

(a) Số khấu hao được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ hoặc được ghi nhận vào nguyên giá của các tài sản khác trong kỳ; và

(b) Giá trị khấu hao lũy kế tại thời điểm cuối kỳ.

68. Đơn vị phải trình bày thông tin về bản chất và ảnh hưởng của việc thay đổi trong ước tính kế toán có ảnh hưởng tới kỳ hiện tại hoặc dự kiến sẽ ảnh hưởng tới các kỳ tương lai. Trong trường hợp này, đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, đơn vị phải trình bày thông tin khi có thay đổi trong ước tính liên quan đến:

(a) Giá trị thanh lý có thể thu hồi;

(b) Chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển hoặc khôi phục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(c) Thời gian sử dụng hữu ích; và

(d) Phương pháp khấu hao.

69. Đơn vị được khuyến khích trình bảy thêm, do người sử dụng báo cáo tài chính có thể cần các thông tin sau:

(a) Giá trị của các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tạm thời không được sử dụng;

(b) Giá trị của các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đã hết khấu hao nhưng vẫn đang được sử dụng;

(c) Giá trị của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị không còn được sử dụng và chờ thanh lý.

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

Số hiệu VPSAS 17

Số hiệu IPSAS 17

 

Số hiệu VPSAS 17

Số hiệu IPSAS 17

1

1

 

36

41

2

2

 

37

43

3

5

 

38

59

4

6

 

39

60

5

7

 

40

61

8

 

41

62

7

9

 

42

63

8

10

 

43

64

9

11

 

44

65

10

12

 

45

66

11

13

 

46

67

12

14

 

47

68

13

17

 

48

69

14

18

 

49

70

15

19

 

50

71

16

21

 

51

72

17

22

 

52

73

18

23

 

53

74

19

24

 

54

76

20

25

 

55

77

21

26

 

56

78

22

27

 

57

78A

23

28

 

58

82

24

30

 

59

83

25

31

 

60

83A

26

32

 

61

84

27

33

 

62

85

28

34

 

63

86

29

35

 

64

87

30

36

 

65

88

31

36A

 

66

89

32

37

 

67

90

33

38

 

68

91

34

39

 

69

94

35

40

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 05

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM SỐ 31 TÀI SẢN VÔ HÌNH
(Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ Tài chính)

GIỚI THIỆU

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về kế toán và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các chun mực kế toán công Việt Nam có cùng ký hiệu chuẩn mực với chuẩn mực kế toán công quốc tế tương ứng.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS) số 31 “Tài sản vô hình” được soạn thảo dựa trên Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) số 31 “Tài sản vô hình” và các quy định hiện hành về cơ chế tài chính, ngân sách của Việt Nam. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 quy định những nội dung phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam hiện hành và các quy định dự kiến có thể được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 không quy định những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31 không phù hợp với cơ chế tài chính, ngân sách trong dài hạn, việc bổ sung quy định sẽ được thực hiện căn cứ tình hình thực tế theo từng giai đoạn phù hợp.

Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31 được làm căn cứ là bản lưu hành năm 2010, được sửa đổi để phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác đến ngày 31/12/2018, do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 ký hiệu lại số thứ tự các đoạn so với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để so sánh, bảng tham chiếu ký hiệu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với ký hiệu các đoạn chuẩn mực kế toán công quốc tế được nêu kèm theo chuẩn mực này. Đối với các nội dung có liên quan đến các chuẩn mực kế toán công khác, chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 trích dẫn theo ký hiệu, tên các chuẩn mực kế toán công Việt Nam liên quan đã được ban hành. Đối với các chun mực chưa được ban hành, chun mực này chỉ nêu tên chuẩn mực hoặc nội dung liên quan cần tham chiếu, không trích dẫn số hiệu các chuẩn mực liên quan như trong chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31. Việc trích dẫn cụ thký hiệu và tên chuẩn mực sẽ được thực hiện sau khi các chuẩn mực liên quan được ban hành.

Đến thời điểm ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 (năm 2021), các chuẩn mực liên quan chưa được ban hành bao gồm:

STT

Tên chuẩn mực kế toán công

Đoạn có nội dung tham chiếu

1

Công cụ tài chính: Trình bày

3(b); 4(d)

2

Hợp đồng xây dựng

4(a)

3

Thuê tài sản

4(b); 7; 96; 97

4

Lợi ích người lao động

4(c); 35(a); 63(b)

5

Thỏa thuận nhượng quyền: Bên nhượng quyền

4(e)

6

Báo cáo tài chính riêng

(d)

7

Báo cáo tài chính hợp nhất

4(d)

8

Đầu tư vào đơn vị liên kết và liên doanh

4(d)

9

Chi phí đi vay

39; 63

10

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

88; 94; 103

11

Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

97; 99

 

VPSAS 31 - TÀI SẢN VÔ HÌNH

Quá trình ban hành, cập nhật chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31
(sau đây gọi tắt là Chuẩn mực)

Phiên bản chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 được ban hành lần đầu theo Quyết định s1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 01/09/2021, được áp dụng từ ngày 01/09/2021.

Các chuẩn mực cùng có hiệu lực, gồm:

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam s 01: Trình bày báo cáo tài chính

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12: Hàng tồn kho;

- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.

 

VP SAS 31 - TÀI SẢN VÔ HÌNH
NỘI DUNG

Nội dung của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình” được trình bày từ đoạn 1 đến đoạn 108. Tất cả các đoạn đều có giá trị như nhau.

 

Đoạn

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

Phạm vi

Di sản vô hình

Các định nghĩa

Tài sản vô hình

Khả năng có thể xác định được

Kiểm soát tài sản

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Ghi nhận và xác định giá trị

Mua tài sản riêng biệt

Chi phí phát sinh sau khi mua lại dự án đang trong quá trình nghiên cứu và triển khai

Tài sản vô hình tiếp nhận thông qua các giao dịch không trao đổi

Trao đổi tài sản

Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ đơn vị

Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ đơn vị

Giai đoạn nghiên cứu

Giai đoạn triển khai

Nguyên giá của tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ đơn vị

Ghi nhận chi phí

Chi phí phát sinh trước đây không được ghi nhận là tài sản

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc

Thời gian sử dụng hữu ích

Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn

Thời gian và phương pháp khấu hao

Giá trị thanh lý có thể thu hồi

Xem xét lại thời gian và phương pháp khấu hao

Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không xác định thời hạn

Xem xét việc đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích

Chấm dứt sử dụng và thanh lý

Trình bày thông tin

Quy định chung

Chi phí nghiên cứu và triển khai

Các thông tin khác

Hướng dẫn áp dụng

1-23

1

2-13

9-13

14-23

15-23

16-18

19-22

23

24-108

24-64

32-39

40-41


42-43

44-45

46-48

52-54

55-61

62-64

65-69

69

70

71-79

80-92

80-85

86-89

90-92

93-94

94

95-100

101-108

101-105

106-107

108

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích

1. Mục đích của chuẩn mực này nhằm quy định phương pháp kế toán đối với các tài sản vô hình không được đề cập cụ thể trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác. Chuẩn mực này quy định đơn vị phải ghi nhận tài sản vô hình khi và chỉ khi một số tiêu chí cụ thể được thỏa mãn. Chuẩn mực này cũng quy định cách thức xác định giá trị của tài sản vô hình vả yêu cầu cụ thể về trình bày thông tin đối với tài sản vô hình.

Phạm vi

2. Đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích áp dụng chuẩn mực này để kế toán tài sản vô hình.

3. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản vô hình, ngoại trừ:

(a) Tài sản vô hình thuộc phạm vi của một chuẩn mực khác;

(b) Tài sản tài chính;

(c) Cách ghi nhận và xác định giá trị của tài sản phát sinh từ việc thăm dò và đánh giá nguồn khoáng sản;

(d) Chi phí triển khai và khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các nguồn lực không tái tạo tương tự;

(e) Quyền lực và quyền được trao bởi luật, hiến pháp hoặc các văn bản pháp lý tương tự;

(f) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại;

(g) Đối với các di sản vô hình. Tuy nhiên, cần áp dụng các yêu cầu trình bày thông tin từ đoạn 101 đến đoạn 108 đối với các di sản được ghi nhận.

4. Nếu một chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác có quy định phương pháp kế toán đối với một loại tài sản vô hình cụ thể thì đơn vị cần áp dụng chuẩn mực kế toán công Việt Nam đó thay vì áp dụng chuẩn mực này, Ví dụ, chuẩn mực này không áp dụng cho:

(a) Tài sản vô hình do đơn vị nắm giữ để bán trong một chu kỳ hoạt động bình thường (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam về Hợp đồng xây dựng, và chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”);

(b) Tài sản đi thuê thuộc phạm vi của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản;

(c) Tài sản phát sinh từ lợi ích người lao động (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam về lợi ích người lao động);

(d) Tài sản tài chính theo định nghĩa tại chuẩn mực kế toán công Việt Nam về công cụ tài chính: Trình bày. Việc ghi nhận và xác định giá trị của một số tài sản tài chính được đề cập trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam về báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết, liên doanh; và

(e) Ghi nhận và xác định giá trị ban đầu của tài sản nhượng quyền dịch vụ thuộc phạm vi của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thỏa thuận nhượng quyền: Bên nhượng quyền. Tuy nhiên, chuẩn mực này áp dụng cho việc xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu và trình bày thông tin của các tài sản đó.

5. Một số tài sản vô hình có thể được chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, ví dụ như như đĩa CD (trong trường hợp phần mềm máy tính), văn bản pháp lý (trong trường hợp là giấy phép hay bằng sáng chế), hay phim ảnh. Để xác định một tài sản bao gồm cả các yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình cần được hạch toán theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị” hay hạch toán như tài sản vô hình theo chuẩn mực này, đơn vị cần thực hiện đánh giá để xem xét yếu tố nào quan trọng hơn. Ví dụ như phần mềm điều khin máy bay là một bộ phận không thể tách rời của máy bay và được hạch toán là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Phương pháp kế toán tương tự cũng áp dụng đối với hệ thống phần mềm điều khiển máy tính. Khi phần mềm không phải là một bộ phận không thể tách rời của phần cứng có liên quan thì phn mềm máy tính được hạch toán là tài sản vô hình.

6. Chuẩn mực này áp dụng đối với cả chi phí quảng cáo, đào tạo, khởi tạo, nghiên cứu và triển khai. Hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm phát triển kiến thức. Do vậy, mặc dù các hoạt động này có thể tạo ra một tài sản có hình thái vật chất (ví dụ mẫu thử nghiệm), yếu tố vật chất của tài sản đó chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức chứa đựng trong tài sản đó.

7. Trong trường hợp thuê tài chính, tài sản gốc có thể là tài sản vô hình hoặc hữu hình. Sau khi ghi nhận ban đầu, bên thuê tài chính phải hạch toán tài sản vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đi với các tài sản như phim ảnh, băng video, kịch, kịch bản, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực này.

8. Các trường hợp không thuộc phạm vi của chuẩn mực này có thể xảy ra nếu như hoạt động hoặc giao dịch đó đặc biệt đến mức chúng làm phát sinh các yêu cầu về kế toán cần được xử lý theo một cách khác.

Di sản vô hình

9. Chuẩn mực này không yêu cầu đơn vị phải ghi nhận các di sản vô hình dù các di sản này đáp ứng định nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản vô hình. Nếu đơn vị ghi nhận di sản vô hình thì phải áp dụng các quy định về trình bày thông tin trong chuẩn mực này và có thể, nhưng không bắt buộc, phải áp dụng các quy định về xác định giá trị trong chuẩn mực này.

10. Một số tài sản vô hình được coi là di sản do giá trị văn hóa, môi trường hoặc ý nghĩa lịch sử của chúng mang lại. Các ví dụ về di sản vô hình bao gồm các bản ghi các sự kiện lịch sử quan trọng và quyền sử dụng hình ảnh của một nhân vật quan trọng trên tem bưu chính hay tiền lưu niệm. Các di sản vô hình thường thể hiện những đặc điểm nhất định, bao gồm những đặc điểm chính được liệt kê dưới đây:

(a) Giá trị văn hóa, môi trường và lịch sử của các tài sản này không thể được phản ánh đầy đủ trong giá trị tài chính được xác định thuần túy trên cơ sở giá thị trường;

(b) Luật pháp cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc bán các tài sản này;

(c) Giá trị tài sản có thể tăng lên theo thời gian; và

(d) Khó có thể ước tính thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này, trong một số trường hợp có thể lên tới vài trăm năm.

11. Các đơn vị trong lĩnh vực công có thể nắm giữ số lượng lớn di sản vô hình đã được tiếp nhận qua nhiều năm và theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm mua lại, được tặng, được thừa kế và tịch thu. Các tài sản này hiếm khi được nắm giữ vì mục đích kinh tế và có thể có những rào cản xã hội hoặc pháp lý cho việc sử dụng chúng vì các mục đích kinh tế.

12. Một số di sản vô hình ngoài giá trị di sản còn có lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng, ví dụ phí bản quyền trả cho các đơn vị để được sử dụng các bản ghi lịch sử. Trong các trường hợp này, di sản vô hình có thể được ghi nhận và xác định giá trị trên cùng cơ sở với các tài sản vô hình có khả năng tạo tiền khác. Đối với các di sản vô hình khác, giá trị lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng bị hạn chế bởi các đặc điểm di sản của chúng. Sự tồn tại của cả lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới lựa chọn cơ sở xác định giá trị.

13. Các quy định về trình bày thông tin trong đoạn 101 đến đoạn 105 yêu cầu đơn vị phải trình bày thông tin về các tài sản vô hình được ghi nhận. Do vậy, các đơn vị ghi nhận di sản vô hình phải trình bày thông tin về các tài sản này trên các khía cạnh như:

(a) Cơ sở xác định giá trị được áp dụng;

(b) Phương pháp trích khấu hao được áp dụng, nếu có;

(c) Nguyên giá;

(d) Khấu hao lũy kế đến thời điểm cuối kỳ, nếu có; và

(e) Bảng đối chiếu giá trị còn lại tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, trong đó trình bày các nội dung nhất định.

Các định nghĩa

14. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Giá trị còn lại là giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế.

Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao ca tài sản vô hình trong suốt thi gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Nghiên cứu là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.

Tài sn vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà không có hình thái vật chất.

Triển khai là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức vào một kế hoạch hoặc thiết kế để tạo ra các vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hay dịch vụ mới hoặc được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng.

Các thuật ngữ đã được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khác được sử dụng trong chuẩn mực này có cùng nghĩa như trong các chuẩn mực đó.

Tài sản vô hình

15. Các đơn vị thường chi ra các nguồn lực, hoặc vay nợ để mua lại, phát triển, duy trì, hoặc tăng cường các nguồn lực vô hình như tri thức công nghệ hoặc khoa học, thiết kế và triển khai quy trình, hệ thống mới, giấy phép, quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và tiêu đề xuất bản). Các ví dụ thông thường về các hạng mục nêu trên là phần mềm máy tính, bằng phát minh, quyền tác giả, phim truyện, danh sách người sử dụng dịch vụ, giấy phép đánh bắt cá được cấp, hạn ngạch nhập khẩu được cấp, và mối quan hệ với người sử dụng dịch vụ.

Khả năng có thể xác định được

16. Không phải tất cả các hạng mục được mô tả trong đoạn 15 đều đáp ứng định nghĩa tài sản vô hình, tức là khả năng có thể xác định, khả năng kiểm soát một nguồn lực và sự tồn tại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Nếu một hạng mục thuộc phạm vi của chuẩn mực này không đáp ứng định nghĩa tài sản vô hình thì các khoản chi để mua hoặc tạo ra hạng mục đó phải được ghi nhận là chi phí ngay khi phát sinh.

17. Tài sản vô hình có thể xác định được nếu như tài sản đó:

(a) Có thể tách biệt được, là việc có thể phân chia hoặc tách ri khỏi đơn vị và đem bán, chuyển nhượng, cấp phép, cho thuê hay trao đổi tài sản đó một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với một hợp đồng, một tài sản xác định hay một khoản nợ có liên quan, bất kể đơn vị có ý định thực hiện điều đó hay không; hoặc

(b) Phát sinh từ các thỏa thuận ràng buộc (bao gồm các quyền theo hợp đồng hoặc quyền theo pháp luật khác), cho dù các quyền đó có thể chuyển nhưng hoặc tách biệt khỏi đơn vị hay tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ khác hay không.

18. Với mục đích của chuẩn mực này, một thỏa thuận ràng buộc là một thỏa thuận trong đó các bên được trao quyền và nghĩa vụ tương tự như dưới hình thức một hợp đồng.

Kiểm soát tài sản

19. Đơn vị kiểm soát một tài sản nếu đơn vị đó có quyền thu được những lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng do tài sản đem lại và hạn chế khả năng tiếp cận của các đơn vị khác đến các lợi ích hoặc dịch vụ tiềm tàng đó. Khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ một tài sản vô hình của đơn vị thường có nguồn gốc từ các quyền pháp lý được pháp luật công nhận. Việc chứng tỏ quyền kiểm soát sẽ khó khăn hơn trong trường hợp không có quyền pháp lý. Tuy nhiên, khả năng thực thi quyền theo pháp luật không phải là điều kiện cần đối với quyền kiểm soát vì đơn vị có thể kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng theo một cách khác.

20. Tri thức khoa học kỹ thuật có thể mang lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Một đơn vị kiểm soát các lợi ích hoặc dịch vụ đó khi có ràng buộc về quyền pháp lý, ví dụ như tri thức được bảo vệ bằng bản quyền, hạn chế thỏa thuận thương mại (nếu được phép), hay nghĩa vụ pháp lý của nhân viên trong việc bảo mật thông tin.

21. Đơn vị có thể có một đội ngũ nhân viên lành nghề và đơn vị có thể xác định việc nâng cao kỹ năng cho nhân viên thông qua đào tạo sẽ mang lại lợi ích kinh tế tương lai hay dịch vụ tiềm tàng. Đơn vị cũng có thể kỳ vọng là nhân viên sẽ tiếp tục cống hiến các kỹ năng đó cho đơn vị. Tuy nhiên, đơn vị thường không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng do đội ngũ nhân viên lành nghề mang lại hoặc do việc đào tạo mang lại để thỏa mãn định nghĩa về tài sản vô hình. Tương tự như vậy, tài năng lãnh đạo hay kỹ thuật chuyên môn cũng không thỏa mãn định nghĩa về tài sản vô hình, trừ khi tài sản đó được bảo đảm bằng quyền pháp lý để sử dụng hay thu lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản, đồng thời cũng phải thỏa mãn các tiêu chí khác trong định nghĩa.

22. Đơn vị có thể có danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ hay tỷ lệ tiếp cận khách hàng thành công và kỳ vọng rằng, nhờ có những nỗ lực trong việc xây dựng quan hệ với khách hàng nên các khách hàng đó sẽ tiếp tục dùng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, nếu đơn vị không có quyền pháp lý hay các phương thức khác để kiểm soát mối quan hệ với khách hàng hoặc sự trung thành của các khách hàng đó, nên đối với các hạng mục này đơn vị thường không đủ quyền kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ mối quan hệ và sự trung thành của khách hàng (ví dụ như danh sách khách hàng, thị phần hay tỷ lệ dịch vụ thành công, quan hệ với khách hàng và sự trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ) để thỏa mãn định nghĩa về tài sản vô hình. Trong trường hợp không có quyền pháp lý để bảo vệ các mối quan hệ này thì các giao dịch trao đổi nhờ các mối quan hệ giống nhau hoặc tương tự với khách hàng không mang tính hợp đồng có thể chứng minh được rằng dù sao đơn vị vẫn có quyền kiểm soát đối với lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng phát sinh từ mối quan hệ với khách hàng. Vì giao dịch trao đổi này cũng cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệ với khách hàng sử dụng dịch vụ là có thể tách biệt được nên các mối quan hệ này đáp ứng định nghĩa về tài sản vô hình.

Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng

23. Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng do một tài sản vô hình mang lại có thể bao gồm doanh thu từ bán sản phẩm hoặc dịch vụ, chi phí tiết kiệm được, các lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản của đơn vị. Ví dụ việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ có thể tiết kiệm chi phí sản xuất hoặc dịch vụ trong tương lai, cải thiện việc cung ứng dịch vụ thay vì làm tăng doanh thu tương lai (việc đăng ký trực tuyến cho phép các công dân gia hạn giấy phép lái xe nhanh hơn, dẫn đến giảm chi phí nhân viên cần thiết để thực hiện chức năng này và đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Ghi nhận và xác định giá trị

24. Việc ghi nhận một khoản mục là tài sản vô hình đòi hỏi đơn vị phải chứng minh được rằng khoản mục đó đáp ứng được:

(a) Định nghĩa tài sản vô hình (xem đoạn 15-23); và

(b) Tiêu chí ghi nhận tài sản (xem đoạn 27-29).

Quy định này áp dụng đối với nguyên giá của tài sản được xác định tại thời điểm ghi nhận (nguyên giá trong một giao dịch trao đổi hoặc nguyên giá của tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị, hoặc giá trị hợp lý của một tài sản vô hình được tiếp nhận thông qua một giao dịch không trao đổi) và các chi phí phát sinh sau đó để bổ sung, thay thế hoặc phục vụ nó.

25. Đoạn 32 đến đoạn 39 quy định về việc áp dụng các điều kiện ghi nhận đối với các tài sản vô hình được mua sắm riêng biệt. Đoạn 42-43 quy định về việc xác định giá trị ban đầu của tài sản vô hình có được thông qua các giao dịch không trao đổi, đoạn 44-45 quy định về trao đổi tài sản vô hình, và đoạn 46 đến đoạn 48 quy định về việc ghi nhận lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ đơn vị. Đoạn 49 đến đoạn 64 quy định về việc ghi nhận ban đầu và xác định giá trị tài sản vô hình hình thành được tạo ra từ nội bộ đơn vị.

26. Trong nhiều trường hợp, tài sản vô hình có tính chất không thể bổ sung hoặc thay thế một phần. Do vậy, phần lớn các chi phí phát sinh sau ghi nhận tài sản vô hình thường nhằm duy trì lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng gắn liền với tài sản đó thay vì nhằm đáp ứng định nghĩa tài sản vô hình và các tiêu chí ghi nhận tài sản trong chuẩn mực này. Ngoài ra, việc tính các chi phí phát sinh sau ghi nhận cho một tài sản vô hình cụ thể một cách trực tiếp thường khó khăn hơn là tính cho toàn hoạt động của đơn vị. Bởi vậy, rất hiếm khi các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu một tài sản vô hình được mua hoặc được tạo ra từ nội bộ đơn vị được ghi nhận vào giá trị tài sản. Theo yêu cu của đoạn 60, các chi phí phát sinh sau này đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn báo, tiêu đề xuất bản, danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ, và các hạng mục có tính chất tương tự (được mua từ bên ngoài hay được tạo ra trong nội bộ đơn vị) luôn được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ phát sinh. Điều này là do không thể phân biệt các khoản chi này với các khoản chi khác trong hoạt động của đơn vị.

27. Một tài sản vô hình được ghi nhận khi và chỉ khi:

(a) Đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó; và

(b) Nguyên giá hoặc giá trị hợp lý của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy.

28. Đơn vị phải đánh giá khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản bằng cách sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở thể hiện ước tính tốt nhất của đơn vị về các điều kiện kinh tế sẽ tồn tại trong suốt thi gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

29. Đơn vị cần sử dụng xét đoán để đánh giá mức độ chắc chắn của việc thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ việc sử dụng tài sản trên cơ sở của những bằng chứng sẵn có tại thời điểm ghi nhận ban đầu, trong đó các bằng chứng từ bên ngoài có tính quan trọng hơn.

30. Một tài sản vô hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá phù hợp với quy định tại đoạn 32 đến đoạn 43. Trong trường hợp tài sản được tiếp nhận thông qua một giao dịch không trao đổi, nguyên giá tại thời điểm tiếp nhận được xác định bằng giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận.

31. Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình được xác định giá trị theo quy định của nhà nước; việc ghi nhận, trình bày thông tin thực hiện theo quy định tại chuẩn mực này.

Mua tài sản riêng biệt

32. Thông thường, mức giá mà đơn vị chi trả để mua một tài sản vô hình riêng biệt sẽ phản ánh các kỳ vọng về khả năng đơn vị thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó. Như vậy, đơn vị mong đợi sẽ thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng, ngay cả khi không chắc chắn về thời gian và giá trị lợi ích thu được. Do vậy, tiêu chí ghi nhận về khả năng chắc chắn trong đoạn 27(a) phải được thỏa mãn khi mua riêng tài sản vô hình.

33. Ngoài ra, nguyên giá của một tài sản mua riêng biệt thường được xác định một cách đáng tin cậy, đặc biệt khi mua tài sản bằng tiền mặt hoặc các tài sản tiền tệ khác.

34. Nguyên giá của một tài sản mua riêng biệt bao gồm:

(a) Giá mua tài sản, bao gồm thuế nhập khẩu và các loại thuế khi mua tài sản không được hoàn lại hoặc không được khấu trừ, sau khi đã trừ các khoản giảm giá và chiết khấu thương mại; và

(b) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho tài sản sẵn sàng sử dụng theo ý định của đơn vị.

35. Một số ví dụ về các chi phí trực tiếp đối với tài sản vô hình:

(a) Chi phí cho người lao động phát sinh trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng hoạt động;

(b) Chi phí chuyên gia phát sinh trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng hoạt động; và

(c) Chi phí chạy thử để kiểm tra liệu tài sản đã hoạt động tốt hay chưa.

36. Một số ví dụ về các khoản chi phí không tính trong nguyên giá của một tài sản vô hình:

(a) Chi phí giới thiệu một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới (bao gồm chi phí cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi);

(b) Chi phí mở rộng hoạt động kinh doanh ở một địa điểm mới với phân khúc khách hàng mới (bao gồm chi phí đào tạo nhân viên); và

(c) Chi phí hành chính và chi phí chung khác.

37. Việc ghi nhận chi phí vào nguyên giá của một tài sản vô hình phải dừng lại khi tài sản đã ở trạng thái cần thiết sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Do đó, các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng hoặc tái khai thác tài sản không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Ví dụ các chi phí sau không được tính trong nguyên giá của một tài sản vô hình:

(a) Các chi phí phát sinh khi tài sản đã có khả năng hoạt động theo ý định của đơn vị nhưng chưa đưa vào sử dụng; và

(b) Các khoản lỗ hoạt động ban đầu, ví dụ như các khoản phát sinh trong giai đoạn xây dựng kế hoạch sản phẩm của một tài sản.

38. Một số hoạt động phát sinh gắn liền với việc triển khai tài sản vô hình, nhưng không nhất thiết phải đưa tài sản đó đến trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Các hoạt động này có thể phát sinh trước hoặc trong quá trình triển khai tài sản. Các hoạt động này không nhất thiết phải đưa một tài sản đến trạng thái sẵn sàng hoạt động vì vậy doanh thu và chi phí liên quan của các hoạt động này được ghi nhận vào doanh thu và chi phí trong kỳ.

39. Nếu tài sản được thanh toán theo phương thức trả chậm thì nguyên giá của tài sản là giá mua tương đương bằng tiền của tài sản đó nếu trả ngay. Chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán theo phương thức trả chậm được ghi nhận là chi phí lãi vay trong thời gian trả chậm, trừ khi số tiền lãi này được ghi nhận vào giá trị tài sản phù hợp với phương pháp vốn hóa được chp nhận theo quy định trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay.

Chi phí phát sinh sau khi mua lại dự án đang trong quá trình nghiên cứu và triển khai

40. Chi phí nghiên cứu hoặc triển khai sau đây phải được hạch toán theo quy định tại các đoạn 52 -59:

(a) Liên quan đến một dự án đang trong quá trình nghiên cứu hoặc triển khai được mua riêng biệt và được ghi nhận là một tài sản vô hình;

(b) Phát sinh sau ngày mua lại dự án đó;

41. Việc áp dụng quy định tại các đoạn 52-59 có nghĩa là chi phí phát sinh sau của dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc triển khai được mua riêng biệt và đã được ghi nhận là tài sản vô hình thì:

(a) Được ghi nhận là chi phí ngay khi phát sinh nếu là chi phí nghiên cứu;

(b) Được ghi nhận là chi phí ngay khi phát sinh nếu đó là chi phí triển khai không đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình theo đoạn 55; và

(c) Được tính vào nguyên giá của dự án trong quá trình nghiên cứu hoặc triển khai đã mua nếu là chi phí triển khai đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình theo đoạn 55.

Tài sản vô hình tiếp nhận thông qua các giao dịch không trao đổi

42. Trong một số trường hợp, tài sản vô hình có thể được tiếp nhận thông qua giao dịch không trao đổi. Điều này có thể xảy ra khi đơn vị được chuyển giao tài sản vô hình trong một giao dịch không trao đổi, ví dụ như quyền hạ cánh ở sân bay, giấy phép hoạt động trạm phát thanh hay vô tuyến truyền hình, giấy phép nhập khẩu hoặc quyền tiếp cận các nguồn lực hạn chế khác. Công dân với tư cách cá nhân, có thể di chúc để lại các tài liệu cá nhân của người đó, bao gồm quyền tác giả đối với các ấn phẩm của họ cho cơ quan lưu trữ quốc gia (là một đơn vị trong lĩnh vực công) trong một giao dịch không trao đổi.

43. Trong các trường hợp này, nguyên giá của tài sản chính là giá trị hợp lý của tài sản đó tại ngày tiếp nhận.

Trao đổi tài sản

44. Đơn vị có thể có được một hoặc một số tài sản vô hình thông qua phương thức trao đổi với một hoặc nhiều tài sản phi tiền tệ hoặc kết hợp cả tài sản tiền tệ và tài sản phi tiền tệ. Quy định dưới đây chỉ đề cập đến giao dịch trao đổi một tài sản phi tiền tệ để lấy một tài sản khác, tuy nhiên cũng áp dụng cho tất cả các giao dịch trao đổi đề cập ở trên. Nguyên giá của tài sản vô hình nhận được là giá trị hợp lý của tài sản đó trừ khi giá trị hợp lý của tài sản nhận được và tài sản đem đi trao đổi không thể xác định được một cách đáng tin cậy. Nguyên giá của tài sản nhận về được xác định theo cách này ngay cả khi đơn vị không thể ghi giảm ngay tài sản đem đi trao đổi. Nếu không thể xác định nguyên giá của tài sản nhận về theo giá trị hợp lý thì phải xác định theo giá trị ghi sổ còn lại của tài sản đem đi trao đổi.

45. Theo đoạn 27(b), một trong những điều kiện để ghi nhận tài sản vô hình là nguyên giá của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy. Giá trị hợp lý của một tài sản vô hình trong trường hợp không tồn tại các giao dịch thị trường có thể so sánh cho tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy nếu như:

(a) Các ước tính về giá trị hợp lý của tài sản đó không khác biệt nhiều; hoặc

(b) Khả năng xảy ra các ước tính khác nhau có thể được đánh giá và sử dụng một cách phù hợp để ước tính giá trị hợp lý.

Nếu đơn vị có khả năng xác định một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc tài sản đem đi trao đổi thì giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi được sử dụng để xác định nguyên giá của tài sản nhận về, trừ khi có bằng chứng rõ ràng hơn về giá trị hp lý của tài sản nhận về.

Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ đơn vị

46. Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ đơn vị không được ghi nhận là tài sản.

47. Trong một số trường hp, một số chi phí phát sinh nhằm tạo ra lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng, nhưng không làm hình thành một tài sản vô hình đáp ứng các tiêu chí ghi nhận trong chuẩn mực này. Các chi phí này thường được coi là góp phần tạo ra lợi thế thương mại từ nội bộ đơn vị. Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ đơn vị không được ghi nhận là tài sản bởi vì nó không phải là một nguồn lực có thể xác định được, không thtách biệt cũng không phát sinh từ các thỏa thuận ràng buộc (bao gồm các quyền theo hp đồng hoặc quyền theo pháp luật khác) do đơn vị kiểm soát và có thể xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy.

48. Chênh lệch giữa giá trị thị trường của một đơn vị và giá trị ghi sổ của các tài sản ròng có thể xác định được của đơn vị đó tại bất kỳ thời điểm nào có thể bao hàm một loạt các nhân tố có ảnh hưởng đến giá trị của đơn vị. Tuy nhiên, các chênh lệch này không phản ánh nguyên giá của các tài sản vô hình do đơn vị kiểm soát.

Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ đơn vị

49. Một số vướng mắc dẫn đến khó có thể đánh giá liệu một tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ đơn vị có đáp ứng các tiêu chí ghi nhận hay không:

(a) Khó xác định xem một tài sản cụ thể sẽ mang lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng hay không và khi nào có thể tạo ra lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng đó; và

(b) Khó xác định nguyên giá của tài sản một cách đáng tin cậy. Trong một số trường hợp, chi phí tạo ra một tài sản vô hình trong nội bộ đơn vị không thể tách riêng với chi phí để duy trì hoặc tăng cường lợi thế thương mại nội bộ hoặc để duy trì hoạt động hàng ngày của đơn vị.

Do vậy, ngoài việc tuân thủ với các quy định chung về ghi nhận và xác định giá trị ban đầu của một tài sản vô hình, đơn vị phải áp dụng các yêu cầu và hướng dẫn trong các đoạn 50 đến đoạn 64 đối với tất cả các tài sản vô hình tạo ra trong nội bộ đơn vị.

50. Để đánh giá liệu một tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ đơn vị có đáp ứng các tiêu chí ghi nhận hay không, đơn vị phải phân loại quá trình hình thành tài sản thành các giai đoạn sau:

(a) Giai đoạn nghiên cứu; và

(b) Giai đoạn triển khai.

Các thuật ngữ “giai đoạn nghiên cứu” và “giai đoạn triển khai” có ý nghĩa rộng hơn các thuật ngữ “nghiên cứu” và “triển khai” trong mục đích của chuẩn mực này.

51. Nếu đơn vị không thể tách riêng giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ nhằm tạo ra một tài sản vô hình, đơn vị phải hạch toán các khoản chi cho dự án đó vào chi phí trong kỳ như là chi phí của giai đoạn nghiên cứu.

Giai đoạn nghiên cứu

52. Tài sản vô hình không được ghi nhận từ nghiên cứu (hoặc từ giai đoạn nghiên cứu của một dự án nội bộ). Các khoản chi cho nghiên cứu (hoặc cho giai đoạn nghiên cứu của một dự án nội bộ) được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ.

53. Trong giai đoạn nghiên cứu của một dự án nội bộ, đơn vị không thể chứng minh rằng tài sản vô hình tồn tại trong giai đoạn này có thể đem lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Do vậy, các khoản chi trong giai đoạn này được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ.

54. Các ví dụ về hoạt động nghiên cứu là:

(a) Các hoạt động nhằm đạt được những tri thức mới;

(b) Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn hoặc áp dụng những khám phá có được từ quá trình nghiên cứu hoặc các kiến thức khác;

(c) Tìm kiếm vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới; và

(d) Xây dựng, thiết kế, đánh giá và lựa chọn những giải pháp thay thế khả thi cho vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới hoặc cải tiến từ những thứ hiện có.

Giai đoạn triển khai

55. Tài sản vô hình phát sinh từ hoạt động triển khai (hoặc từ giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ) được ghi nhận khi và chỉ khi đơn vị có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

(a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật của việc hoàn thành tài sản vô hình để tài sản có thể sẵn sàng sử dụng hoặc đem bán;

(b) Đơn vị dự định hoàn thành tài sản vô hình và sử dụng hoặc đem bán;

(c) Đơn vị có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

(d) Cách thức tài sản vô hình sẽ tạo ra lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Ngoài ra, đơn vị có thể chứng minh được sự tồn tại thị trường cho tài sản đó hoặc cho sản phẩm do tài sản đó tạo ra, hoặc khả năng sử dụng tài sản trong nội bộ và tính hữu ích của tài sản vô hình đó;

(e) Có đầy đủ các nguồn lực về mặt kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn thành giai đoạn triển khai và sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

(f) Có khả năng xác định một cách đáng tin cậy các chi phí góp phần tạo nên tài sản vô hình đó trong giai đoạn triển khai.

56. Trong giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ, trong một số trường hợp, đơn vị có thể xác định một tài sản vô hình và chứng minh rằng tài sản đó sẽ mang lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Điều này là do giai đoạn triển khai của một dự án là giai đoạn nâng cao hơn so với giai đoạn nghiên cứu.

57. Các ví dụ về hoạt động triển khai:

(a) Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các mô hình hoặc vật mẫu trước khi đưa vào sản xuất hoặc sử dụng.

(b) Thiết kế công cụ, đồ gá lắp, khuôn mẫu, đồ nhuộm theo công nghệ mới;

(c) Thiết kế, xây dựng và vận hành một nhà máy thử nghiệm hoặc cơ sở thử nghiệm chưa có quy mô khả thi về mặt kinh tế để đưa vào sản xuất thương mại hay sử dụng trong việc cung cấp dịch vụ;

(d) Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm giải pháp thay thế khả thi đã được lựa chọn cho vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới hoặc cải tiến từ những thứ hiện có;

(e) Chi phí website và chi phí phát triển phần mềm.

58. Sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để hoàn thành, sử dụng và thu được lợi ích từ một tài sản vô hình có thể được thể hiện bằng một bản kế hoạch hoạt động trong đó chỉ ra các nguồn lực về mặt kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác cần thiết và khả năng đảm bảo các nguồn lực này của đơn vị. Trong một số trường hợp, đơn vị có thể chứng minh sự sẵn có của nguồn tài chính từ bên ngoài bằng cách thu thập xác nhận sẵn sàng tài trợ cho dự án của nhà tài trợ hoặc bên cho vay.

59. Hệ thống quản lý và theo dõi chi phí của đơn vị thường có thxác định một cách đáng tin cậy chi phí tạo ra một tài sản vô hình từ nội bộ đơn vị, ví dụ như chi phí lương nhân viên và các chi phí khác như chi phí xây dựng logo, xin cấp bản quyền, giấy phép hoặc chi phí phát triển phần mềm máy tính.

60. Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn báo, tiêu đề xuất bản, danh sách người sử dụng dịch vụ và các hạng mục tương tự được tạo ra từ nội bộ đơn vị sẽ không được ghi nhận là tài sản vô hình.

61. Các khoản chi cho nhãn hiệu hàng hóa, nhãn báo, tiêu đề xuất bản, danh sách người sử dụng dịch vụ và các hạng mục tương tự được tạo ra từ nội bộ đơn vị không thể được phân biệt với các chi phí hoạt động chung của toàn đơn vị. Do vậy, các khoản chi này không được ghi nhận là tài sản vô hình.

Nguyên giá của một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị

62. Nguyên giá của một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị theo quy định tại đoạn 30 là tổng các chi phí phát sinh kể từ ngày tài sản vô hình đáp ứng các tiêu chí ghi nhận trong đoạn 27, 28 và 55. Đoạn 69 không cho phép ghi nhận lại vào nguyên giá tài sản vô hình các khoản chi trước đây đã được tính vào chi phí.

63. Nguyên giá của một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp cần thiết để tạo ra, sản xuất và chuẩn bị đưa tài sản đến trạng thái có thể hoạt động theo ý định của đơn vị. Các ví dụ về chi phí trực tiếp tạo ra tài sản bao gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu và dịch vụ được sử dụng hoặc tiêu hao trong quá trình tạo ra tài sản vô hình;

(b) Chi phí cho người lao động phát sinh từ việc tạo ra tài sản vô hình;

(c) Lệ phí đăng ký quyền pháp lý; và

(d) Chi phí khấu hao bằng sáng chế và giấy phép sử dụng để tạo ra tài sản vô hình.

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chi phí đi vay quy định các tiêu chí cho phép ghi nhận chi phí lãi vay vào nguyên giá của tài sản.

64. Các khoản chi phí sau đây không được ghi nhận vào nguyên giá của một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị:

(a) Chi phí quản lý, bán hàng và các chi phí chung khác, trừ khi các chi phí này có liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị đưa tài sản vào trạng thái có thể sử dụng;

(b) Chi phí phát sinh do sự yếu kém có thể xác định được hoặc những thâm hụt trong hoạt động ban đầu xảy ra trước khi tài sản đạt được mức độ hoạt động theo kế hoạch; và

(c) Chi phí đào tạo nhân viên để có thể vận hành tài sản.

Ghi nhận chi phí

65. Chi phí cho một khoản mục vô hình sẽ được ghi nhận là chi phí ngay khi phát sinh, trừ khi khoản chi phí này hình thành nên nguyên giá của tài sản vô hình đáp ứng được các tiêu chí ghi nhận (xem các đoạn 24-64).

66. Trong một số trường hợp, chi phí phát sinh nhằm mang lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng cho một đơn vị, nhưng không có tài sản vô hình hoặc tài sản khác được mua lại hoặc tạo ra được ghi nhận. Trường hợp tiêu dùng hàng hóa, đơn vị ghi nhận khoản chi đó là chi phí khi đơn vị có quyền tiếp cận hàng hóa đó. Trường hợp tiêu dùng dịch vụ, đơn vị ghi nhận khoản chi đó là chi phí khi nhận được dịch vụ. Ví dụ, chi phí nghiên cứu được ghi nhận là chi phí ngay khi phát sinh (xem đoạn 52). Một số ví dụ khác về các khoản chi được ghi nhận vào chi phí ngay khi phát sinh:

(a) Các khoản chi cho các hoạt động ban đầu (chi phí ban đầu), trừ khi các khoản chi này được tính trong nguyên giá của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17. Chi phí ban đầu có thể bao gồm chi phí thành lập như chi phí luật sư, chi phí hành chính phát sinh trong quá trình thành lập đơn vị, chi phí mở một cơ sở mới hoặc một hoạt động mới (chi phí trước thành lập), hoặc chi phí bắt đầu một hoạt động mới hoặc giới thiệu sản phẩm hoặc quy trình mới (chi phí trước hoạt động);

(b) Chi phí cho các hoạt động đào tạo;

(c) Chi phí cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi (bao gồm chi phí gửi tờ rơi và tài liệu giới thiệu qua bưu điện); và

(d) Chi phí di chuyển địa điểm hoặc tái cơ cấu một phần hoặc toàn bộ đơn vị.

67. Đơn vị có quyền tiếp cận hàng hóa khi sở hữu chúng. Tương tự như vậy, đơn vị có quyền tiếp cận hàng hóa khi hàng hóa được nhà cung cấp sản xuất phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và đơn vị có quyền yêu cầu giao hàng khi thanh toán. Dịch vụ được tiếp nhận khi chúng được thực hiện bởi nhà cung cấp cung ứng cho đơn vị theo hợp đồng dịch vụ chứ không phải khi đơn vị sử dụng dịch vụ đó để cung cấp các dịch vụ khác, ví dụ như để cung cấp thông tin về dịch vụ đến những người sử dụng dịch vụ.

68. Đoạn 65 không ngăn cấm đơn vị ghi nhận một khoản trả trước là tài sản khi việc thanh toán được thực hiện trước khi đơn vị có quyền tiếp cận hàng hóa. Tương tự như vậy, đoạn 65 không ngăn cấm đơn vị ghi nhận một khoản trả trước là tài sản khi việc thanh toán được thực hiện trước khi đơn vị nhận được các dịch vụ đó.

Chi phí phát sinh trước đây không được ghi nhận là tài sản

69. Chi phí cho một khoản mục vô hình đã được ghi nhận ban đầu là chi phí theo quy định của chuẩn mực này sẽ không được ghi nhận lại vào nguyên giá của tài sn vô hình sau này.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc

70. Sau khi được ghi nhận, một tài sản vô hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.

Thời gian sử dụng hữu ích

71. Đơn vị phải đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình là hữu hạn hay không xác định thời hạn. Nếu thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình là hữu hạn thì phải đánh giá độ dài thời gian, hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị đo lường tương tự của thời gian sử dụng hữu ích đó. Một tài sản vô hình được coi là có thời gian sử dụng không xác định thời hạn khi dựa vào việc phân tích tất cả các yếu tố liên quan cho thấy không có gii hạn có thể dự đoán được về khoảng thời gian mà tài sản dự kiến có thể tạo ra các luồng tiền vào hoặc cung cấp dịch vụ tiềm tàng cho đơn vị.

72. Kế toán tài sản vô hình dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn sẽ được trích khấu hao (xem các đoạn 80-92) và một tài sản vô hình có thời gian sử dụng không xác định thời hạn sẽ không được trích khấu hao (xem các đoạn 93, 94).

73. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình, bao gồm:

(a) Mức độ sử dụng tài sản dự kiến của đơn vị và liệu tài sản đó có được quản lý một cách hiệu quả bởi một nhóm quản lý khác hay không;

(b) Vòng đời sản phẩm đặc trưng của tài sản và các thông tin về ước tính thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản tương tự được sử dụng theo cách thức tương tự;

(c) Sự lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ, thương mại hoặc lạc hậu trên các khía cạnh khác;

(d) Sự ổn định của lĩnh vực hoạt động của tài sản và các thay đi trong nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ đầu ra của tài sản;

(e) Các hoạt động dự kiến của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;

(f) Mức chi phí bảo trì cần thiết để thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng dự kiến từ tài sản và khả năng cũng như ý định của đơn vị trong việc chi trả các khoản chi phí này;

(g) Thời gian kiểm soát tài sản, các hạn chế pháp lý hoặc hạn chế tương tự đối với việc sử dụng tài sản, ví dụ như thời hạn chấm dứt hợp đồng thuê liên quan; và

(h) Sự phụ thuộc của thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vào thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản khác trong đơn vị.

74. Thuật ngữ “không xác định thời hạn” không có nghĩa là “vô hạn”. Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình chỉ phản ánh mức chi phí bảo trì cần thiết để duy trì tài sản ở tình trạng hoạt động tiêu chuẩn theo đánh giá tại thời điểm ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và khả năng cũng như ý định của đơn vị trong việc chi trả các khoản chi phí này. Kết luận về thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình là không xác định thời hạn không nên phụ thuộc vào những khoản chi phí dự định trong tương lai vượt quá mức cần thiết để duy trì tài sản ở tình trạng hoạt động tiêu chuẩn.

75. Do sự thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ, phần mềm máy tính và nhiều loại tài sản vô hình khác dễ dàng trở nên lạc hậu. Do vậy, thông thường các tài sản này có thời gian sử dụng hữu ích ngắn. Sự suy giảm giá bán dự tính trong tương lai của sản phẩm do tài sản vô hình sản xuất ra là dấu hiệu cho thấy sự lạc hậu về công nghệ hoặc thương mại của tài sản, do vậy có thể phản ánh sự suy giảm lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng có được từ tài sản này.

76. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình có thể rất dài, thậm chí không xác định được. Tính không chắc chắn cho phép thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình được ước tính dựa trên cơ sở thận trọng, nhưng điều đó không cho phép việc lựa chọn thời gian sử dụng ngắn một cách không thực tế.

77. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình phát sinh từ các thỏa thuận ràng buộc (bao gồm các quyền theo hợp đồng hoặc quyền theo pháp luật khác) không được vượt quá thời hạn của thỏa thuận nhưng có thể ngắn hơn, tùy thuộc vào thời gian đơn vị dự tính sử dụng tài sản. Nếu thỏa thuận ràng buộc có thời hạn và có thể được gia hạn thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình sẽ chỉ bao gồm thời gian gia hạn trên hợp đồng nếu như có bằng chứng cho thấy việc gia hạn đối với đơn vị là chắc chắn và không làm phát sinh chi phí đáng kể.

78. Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý có thể có ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vô hình. Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội xác định khoảng thời gian mà đơn vị có thể thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng. Các yếu tố pháp lý có thể giới hạn khoảng thời gian mà đơn vị có quyền kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng đó. Thời gian sử dụng hữu ích là khoảng thời gian ngắn nhất được xác định bởi các yếu tố này.

79. Các nhân tố sau đây cho phép đơn vị có khả năng gia hạn các thỏa thuận ràng buộc (bao gồm các quyền theo hợp đồng hoặc quyền theo pháp luật khác) mà không phát sinh chi phí đáng kể:

(a) Có bằng chứng, có thể dựa vào kinh nghiệm, cho thấy các thỏa thuận ràng buộc (bao gồm các quyền theo hợp đồng hoặc quyền theo pháp luật khác) sẽ được gia hạn. Nếu việc gia hạn phụ thuộc vào sự chấp thuận của một bên thứ ba thì phải có bằng chứng cho thấy bên thứ ba sẽ đồng ý gia hạn;

(b) Có bằng chứng cho thấy tất cả các điều kiện cần thiết đgia hạn sẽ được đáp ứng; và

(c) Chi phí của đơn vị cho việc gia hạn là không đáng kể nếu so sánh với lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng đơn vị dự kiến thu được từ việc gia hạn.

Trường hợp chi phí gia hạn là đáng kể nếu so sánh với lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng đơn vị dự kiến thu được từ việc gia hạn thì chi phí gia hạn về bản chất là chi phí mua một tài sản vô hình mới tại ngày gia hạn.

Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn

Thời gian và phương pháp khấu hao

80. Giá trị phải khấu hao của tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Việc trích khấu hao bắt đầu khi tài sản sẵn sàng được sử dụng, tức là khi tài sản đó đã ở địa điểm và trạng thái cần thiết để có thể hoạt động theo ý định của đơn vị. Việc trích khấu hao kết thúc tại ngày tài sản bị ghi giảm. Phương pháp khấu hao phải phản ánh cách thức mà đơn vị dự tính sẽ sử dụng lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản. Nếu không thể xác định được cách thức đó một cách đáng tin cậy thì đơn vị cần áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Chi phí khấu hao phát sinh trong mỗi kỳ phải được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt của kỳ đó, trừ khi chuẩn mực này hoặc các chuẩn mực khác cho phép hoặc quy định chi phí khấu hao được tính vào giá trị của một tài sản khác.

81. Có nhiều phương pháp khấu hao có thể được áp dụng để phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Các phương pháp này bao gồm; khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo sản lượng. Phương pháp khấu hao áp dụng được lựa chọn dựa trên cơ sở cách thức thu được các lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ việc sử dụng tài sản và được áp dụng thống nhất qua các kỳ, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức đơn vị thu được các lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng.

82. Có một giả định bị bác bỏ rằng phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản vô hình là không phù hợp. Doanh thu được tạo ra từ hoạt động có sử dụng tài sản vô hình thường phản ánh các yếu tố khác chứ không trực tiếp phản ánh việc thu hồi các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản vô hình. Ví dụ, doanh thu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và các quá trình, hoạt động bán hàng và các thay đổi về doanh số bán hàng và giá bán. Yếu tố giá trong doanh thu có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, mà yếu tố này không liên quan đến cách thức sử dụng tài sản. Giả định này chỉ có thể được chấp thuận trong một số trường hợp hữu hạn như:

(a) Tài sản vô hình được trình bày như một thước đo giá trị của doanh thu, như mô tả trong đoạn 84; hoặc

(b) Có thể chứng minh rằng doanh thu và việc thu được các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản vô hình có mối tương quan cao.

83. Khi lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp phù hợp với đoạn 81, đơn vị có thể xác định nhân tố giới hạn dễ nhận thấy nhất vốn có của tài sản vô hình. Ví dụ, một hợp đồng quy định quyền việc sử dụng tài sản vô hình của đơn vị theo thời gian định trước, theo số lượng đơn vị được sản xuất hoặc theo tổng doanh thu cố định được tạo ra. Việc xác định nhân tố giới hạn dễ nhận thấy nhất có thể là điểm bắt đầu cho việc xác định cơ sở khấu hao thích hợp, nhưng một cơ sở khác có thể được áp dụng nếu cơ sở đó phản ánh một cách sát hơn cách thức dự tính thu được các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng.

84. Trong trường hợp nhân tố giới hạn dễ nhận thấy nhất vốn có của tài sản vô hình là mức doanh thu nhất định, doanh thu được tạo ra có thể là cơ sở khấu hao thích hợp. Ví dụ, quyền để vận hành một con đường có thu phí có thể dựa trên tổng doanh thu cố định được tạo ra từ phí cầu đường lũy kế (hợp đồng có thể cho phép việc vận hành con đường thu phí đến khi mức phí lũy kế thu được đạt đến mức 20.000 tỷ đồng). Trong trường hợp doanh thu là nhân tố giới hạn dễ nhận thấy nhất trong hợp đồng về việc sử dụng tài sản vô hình, doanh thu được tạo ra có thể là cơ sở thích hợp để khấu hao tài sản vô hình, với điều kiện hợp đồng phải xác định giá trị tổng doanh thu cố định để từ đó xác định khấu hao.

85. Chi phí khấu hao trong một kỳ thường được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt của kỳ đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng gắn liền với một tài sản được đơn vị sử dụng để sản xuất ra các tài sản khác. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao là một bộ phận cấu thành giá trị của một tài sản khác và được tính vào giá trị của tài sản đó. Ví dụ như khấu hao của một tài sản vô hình được sử dụng trong quá trình sản xuất được tính vào giá trị của hàng tồn kho (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12).

Giá trị thanh lý có thể thu hồi

86. Giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn được coi là bằng 0, trừ khi:

(a) Có cam kết của bên thứ ba về việc mua lại tài sản sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích; hoặc

(b) Có tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản đó, và:

(i) Giá trị thanh lý có thể xác định được bằng cách tham khảo trên thị trường này; và

(ii) Có khả năng thị trường này sẽ tồn tại tại thời điểm kết thúc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

87. Giá trị phải khấu hao của một tài sản có thời gian sử dụng hữu hạn được xác định sau khi đã trừ đi giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản đó. Giá trị thanh lý lớn hơn 0 có nghĩa là đơn vị dự định sẽ thanh lý tài sản vô hình đó trước khi kết thúc vòng đời kinh tế của tài sản.

88. Ước tính về giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản dựa vào giá trị có thể thu hồi từ việc thanh lý tài sản đó, căn cứ vào mức giá bán sẵn có tại ngày ước tính của các tài sản tương tự đã hết thời gian sử dụng hữu ích và hoạt động trong các điều kiện tương tự. Giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản cần được xem xét lại ít nhất mỗi kỳ báo cáo. Mỗi thay đổi trong giá trị thanh lý có ththu hồi của tài sản được coi là thay đổi trong ước tính kế toán theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót.

89. Giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản vô hình có thể tăng đến mức bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản đó. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao bằng không, trừ khi và cho tới khi giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản sau đó lại bị giảm xuống đến mức thấp hơn giá trị còn lại của tài sản đó.

Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao

90. Thời gian và phương pháp khấu hao của một tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn phải được xem xét lại ít nhất vào mỗi kỳ báo cáo. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản thay đổi so với các ước tính trước đây thì thời gian khấu hao cũng phải thay đổi tương ứng. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng lợi ích kinh tế tương lai hay dịch vụ tiềm tàng từ tài sản của đơn vị thì phương pháp khấu hao cũng phải thay đổi để phù hợp với cách thức sử dụng mới này. Các thay đổi này được coi là thay đổi trong ước tính kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót.

91. Trong suốt vòng đời của tài sản vô hình, trong một số thời điểm có thể nhận thấy rõ ràng rằng ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn phù hợp.

92. Cách thức đơn vị thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ một tài sản vô hình có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ có thể nhận thấy rõ ràng rằng việc áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần phù hợp hơn phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Một ví dụ khác là việc sử dụng các quyền được cấp trong một giấy phép có thể bị hoãn lại cho đến khi thực hiện những hoạt động khác trong kế hoạch của đơn vị. Trong trường hp này, đơn vị có thể chỉ thu được lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong những kỳ sau đó.

Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không xác định thời hạn

93. Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không xác định thời hạn không được trích khấu hao.

Xem xét việc đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích

94. Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình không trích khấu hao phải được xem xét lại vào mỗi kỳ báo cáo để xác định liệu các điều kiện thực tế có còn phù hp với thời gian sử dụng hữu ích không xác định thời hạn của tài sản nữa hay không. Nếu không còn phù hợp thì cần thay đi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản từ không xác định thời hạn thành có thời gian sử dụng hữu hạn và hạch toán như một thay đổi trong ước tính kế toán theo hướng dẫn tại chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót.

Chấm dứt sử dụng và thanh lý

95. Tài sản vô hình phải bị ghi giảm khi:

(a) Thanh lý tài sản (bao gồm cả việc thanh lý thông qua một giao dịch không trao đổi); hoặc

(b) Khi không còn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ việc sử dụng hoặc thanh lý tài sản.

96. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc ghi giảm tài sản vô hình được xác định là chênh lệch giữa số tiền thuần thu được từ việc thanh lý, nếu có, và giá trị còn lại của tài sản. Khoản lãi hoặc lỗ này phải được ghi nhận vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ khi tài sản bị ghi giảm (trừ trường hợp chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản có quy định khác về việc bán tài sản và sau đó thuê lại).

97. Việc ghi giảm một tài sản vô hình có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức (ví dụ bán, cho thuê tài chính hoặc thông qua một giao dịch không trao đổi). Khi xác định thời điểm ghi giảm tài sản, đơn vị phải áp dụng các tiêu chuẩn trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đổi để ghi nhận doanh thu. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản áp dụng cho việc ghi giảm tài sản bằng cách bán đi và sau đó thuê lại chính tài sản đó.

98. Theo nguyên tắc ghi nhận tại đoạn 27, nếu đơn vị ghi nhận giá trị của một bộ phận thay thế vào nguyên giá của tài sản vô hình thì đơn vị đó phải ghi giảm giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế. Nếu đơn vị không thể xác định được giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế thì đơn vị có thể sử dụng giá trị của bộ phận thay thế làm căn cứ tính giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế khi bộ phận này được mua hay được tạo ra trong nội bộ đơn vị.

99. Khoản phải thu từ thanh lý tài sản vô hình được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Nếu tài sản được thanh lý theo phương thức trả chậm, khoản phải thu được ghi nhận ban đầu theo giá bán tương đương bằng tiền nếu trả ngay. Chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán theo phương thức trả chậm được ghi nhận là tiền lãi thu được theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam về doanh thu từ các giao dịch trao đổi.

100. Khấu hao của tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn không dừng lại khi tài sản vô hình không được sử dụng, trừ khi tài sản đó đã khấu hao hết.

Trình bày thông tin

Quy định chung

101. Đơn vị phải trình bày các thông tin sau về mỗi nhóm tài sản vô hình, tách riêng các tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị và các tài sản vô hình khác:

(a) Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là hữu hạn hay không xác định thời hạn, nếu hữu hạn thì phải trình bày thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao áp dụng;

(b) Phương pháp khấu hao áp dụng đối với các tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn;

(c) Nguyên giá và khấu hao lũy kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ;

(d) Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động có bao gồm chi phí khấu hao của tài sản vô hình;

(e) Bảng đối chiếu giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, trong đó trình bày các thông tin sau:

(i) Số tăng trong kỳ, tách riêng các tài sản được triển khai từ nội bộ đơn vị, các tài sản được mua riêng rẽ;

(ii) Số thanh lý;

(iii) Số khấu hao trích trong kỳ;

(iv) Số chênh lệch tỷ giá thuần phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang đồng tiền báo cáo, và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của một cơ sở hoạt động ở nước ngoài sang đồng tiền báo cáo của đơn vị; và

(v) Các thay đổi khác về giá trị còn lại của tài sản trong kỳ.

102. Nhóm tài sản vô hình là một tập hợp các tài sản có cùng tính chất hoặc cách sử dụng trong hoạt động của đơn vị. Ví dụ về các nhóm tài sản có thể bao gồm:

(a) Nhãn hiệu hàng hóa;

(b) Nhãn báo và tiêu đề xuất bản;

(c) Phần mềm máy tính;

(d) Giấy phép;

(e) Quyền tác giả, bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp, dịch vụ và các quyền hoạt động khác;

(f) Công thức, mô hình, thiết kế, mẫu thử nghiệm; và

(g) Các tài sản vô hình đang triển khai.

Các nhóm tài sản ở trên có thể được tách ra (hoặc tổng hợp lại) thành các nhóm nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) nhằm cung cấp các thông tin phù hợp hơn cho người sử dụng báo cáo tài chính.

103. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót yêu cầu đơn vị phải trình bày thông tin về tính chất và giá trị của một thay đổi trong ước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu trong kỳ hiện tại hoặc dự kiến sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến các kỳ sau. Việc trình bày này có thể phải thực hiện do các thay đổi trong:

(a) Ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình;

(b) Phương pháp khấu hao; hoặc

(c) Giá trị thanh lý có thể thu hồi.

104. Đơn vị cũng phải trình bày các thông tin sau:

(a) Đối với một tài sản vô hình có thời gian sử dụng không xác định thời hạn, giá trị còn lại của tài sản đó và những lý do về việc đánh giá tài sản có thời gian sử dụng không xác định thời hạn. Khi trình bày những lý do này, đơn vị phải mô tả các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định tài sản có thời gian sử dụng không xác định thời hạn.

(b) Diễn giải về bất kỳ tài sản vô hình nào có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của đơn vị, thông tin về giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại của tài sản đó.

(c) Đối với các tài sản vô hình có được thông qua một giao dịch không trao đổi và được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý (xem đoạn 42 - 43):

(i) Giá trị hợp lý được ghi nhận ban đầu của các tài sản này; và

(ii) Giá trị còn lại của các tài sản này.

(d) Sự tồn tại và giá trị còn lại của các tài sản vô hình mà quyền sở hữu bị hạn chế và giá trị còn lại của các tài sản vô hình bị cầm cố để đảm bảo cho các khoản nợ.

(e) Giá trị của các cam kết mua tài sản vô hình.

105. Khi đơn vị mô tả về các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định một tài sản có thời gian sử dụng không xác định thời hạn, đơn vị cần xem xét các yếu tố đề cập trong đoạn 73.

Chi phí nghiên cứu và triển khai

106. Đơn vị phải trình bày thông tin về tổng số chi phí nghiên cứu và triển khai được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

107. Chi phí nghiên cứu và triển khai bao gồm tất cả các khoản chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu và triển khai của đơn vị (đoạn 63 và đoạn 64 đưa ra hướng dẫn về các loại chi phí nghiên cứu và triển khai cần được trình bày theo yêu cầu trình bày thông tin của đoạn 106).

Các thông tin khác

108. Đơn vị được khuyến khích nhưng không bắt buộc phải trình bày các thông tin sau:

(a) Diễn giải về các tài sản vô hình đã hết khấu hao nhưng vẫn đang được sử dụng; và

(b) Diễn giải tóm tắt về các tài sản vô hình quan trọng do đơn vị kiểm soát nhưng không được ghi nhận là tài sản do không đáp ứng các tiêu chí ghi nhận trong chuẩn mực này.

 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Hướng dẫn áp dụng này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31

Chi phí website

HD1. Đơn vị có thể phát sinh các khoản chi phí trong nội bộ để triển khai và vận hành website riêng của mình nhằm truy cập sử dụng trong nội bộ hoặc cho phép bên ngoài truy cập được. Website được thiết kế để cho phép bên ngoài truy cập có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, ví dụ để tuyên truyền thông tin, giới thiệu dịch vụ, yêu cầu góp ý đối với dự thảo luật, quảng bá và quảng cáo về các dịch vụ và sản phẩm của đơn vị, cung cấp dịch vụ trực tuyến và bán sản phẩm dịch vụ. Website được thiết kế để truy cập nội bộ có thể được sử dụng để lưu trữ chính sách và thông tin chi tiết về người sử dụng dịch vụ, và tìm kiếm các thông tin liên quan.

HD2. Các bước triển khai một website có thể được mô tả như sau:

(a) Lập kế hoạch - bao gồm nghiên cứu khả thi, xác định mục tiêu và đặc điểm, đánh giá các phương án, lựa chọn các ưu tiên;

(b) Ứng dụng và xây dựng hạ tầng - bao gồm mua tên miền, mua và xây dựng phần cứng và phần mềm, cài đặt các ứng dụng và thử nghiệm các tình huống;

(c) Xây dựng thiết kế đồ họa, bao gồm việc thiết kế giao diện các trang web; và

(d) Xây dựng nội dung - bao gồm việc tạo lập, mua, chuẩn bị và cập nhật thông tin theo dạng văn bản hay dạng đồ họa lên website trước khi hoàn thành việc xây dựng website. Các thông tin này có thể được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu riêng được tích hợp với (hay truy cập từ) website đó hoặc được mã hóa trực tiếp trong website.

HD3. Khi đã hoàn tất việc xây dựng website, giai đoạn vận hành được bắt đầu. Trong giai đoạn này, đơn vị duy trì và cải thiện các ứng dụng, cơ sở hạ tầng, thiết kế đồ họa và nội dung của website.

HD4. Khi hạch toán chi phí nội bộ cho việc triển khai và vận hành website của đơn vị, các vấn đề cần quan tâm là:

(a) Website đó có phải là một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị theo các quy định của chuẩn mực này hay không; và

(b) Phương pháp hạch toán phù hợp đối với các khoản chi phí đó.

HD5. Hướng dẫn áp dụng này không áp dụng đối với chi phí mua, triển khai và vận hành phần cứng (như máy chủ của trang web, máy chủ tạm thời, máy chủ vận hành và đường truyền internet) của một website. Các chi phí này được hạch toán theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17, Ngoài ra, khi đơn vị thanh toán cho dịch vụ internet đối với website của mình, khoản chi đó được hạch toán là chi phí trong kỳ khi đơn vị nhận được dịch vụ.

HD6. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 không áp dụng đối với tài sản vô hình do đơn vị nắm giữ để bán trong một chu kỳ hoạt động bình thường (xem chuẩn mực kế toán công Việt Nam về hợp đồng xây dựng và chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12) hoặc để cho thuê theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam về thuê tài sản. Do vậy, hướng dẫn áp dụng này không áp dụng với các khoản chi phí cho việc triển khai hay vận hành một website (hay phần mềm website) để bán cho một đơn vị khác. Trường hợp website được cho thuê lại theo hợp đồng thuê hoạt động, đơn vị cho thuê áp dụng Tài liệu hướng dẫn này. Trường hợp website được cho thuê theo hp đồng thuê tài chính, đơn vị đi thuê áp dụng Tài liệu hướng dẫn này sau khi ghi nhận lần đầu tài sản thuê.

HD7. Website của một đơn vị được triển khai để sử dụng trong nội bộ hay cho phép truy cập từ bên ngoài là một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ đơn vị thuộc phạm vi quy định của chuẩn mực này.

HD8. Website có được từ hoạt động triển khai được coi là tài sản vô hình khi và chỉ khi đơn vị thỏa mãn các quy định trong đoạn 55 của chuẩn mực này, ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong đoạn 27 về tiêu chí ghi nhận và xác định giá trị ban đầu của tài sản. Cụ thể là, đơn vị phải chứng minh được cách thức website đó sẽ tạo ra lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng theo quy định tại đoạn 55(d) của chuẩn mực này. Ví dụ như khi website có khả năng tạo ra doanh thu, bao gồm cả doanh thu trực tiếp từ việc đặt hàng qua mạng, hay cung cấp dịch vụ bằng website đó mà không cần phải thực hiện tại một địa điểm nào đó và sử dụng nhân lực. Nếu đơn vị không chứng minh được việc website phát triển thuần túy hoặc chủ yếu vì mục đích quảng cáo dịch vụ và sản phẩm sẽ có thể đem lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tảng cho đơn vị, thì tất cả các chi phí triển khai website đó sẽ được hạch toán là chi phí ngay khi chúng phát sinh.

HD9. Mọi khoản chi phí nội bộ cho việc triển khai và vận hành website của đơn vị được hạch toán theo quy định của chuẩn mực này. Bản chất của từng hoạt động làm phát sinh chi phí (như đào tạo cán bộ, bảo trì website) và giai đoạn triển khai cũng như hậu xây dựng website đều phải được đánh giá để xác định phương pháp hạch toán phù hợp. Ví dụ như:

(a) Giai đoạn lập kế hoạch về bản chất tương tự như giai đoạn nghiên cứu được đề cập trong đoạn 52-54 của chuẩn mực này. Chi phát sinh trong giai đoạn này được hạch toán là chi phí ngay khi phát sinh.

(b) Giai đoạn ứng dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng, giai đoạn xây dựng thiết kế đồ họa và giai đoạn xây dựng nội dung, miễn là nội dung được xây dựng cho các mục đích không phải để quảng bá và quảng cáo dịch vụ và sản phẩm của đơn vị, về bản chất tương tự như giai đoạn triển khai quy định trong đoạn 55-61 của chuẩn mực này. Chi phí phát sinh trong các giai đoạn này được tính vào nguyên giá của website và hạch toán như tài sản vô hình theo đoạn HD8 với điều kiện các khoản chi phí này trực tiếp góp phần và cần thiết cho việc tạo lập, xây dựng website hoặc chuẩn bị để website có thể hoạt động theo ý định của đơn vị. Ví dụ các khoản chi để mua hay tạo lập nội dung (ngoài nội dung quảng cáo và quảng bá dịch vụ sản phẩm của đơn vị) cụ thể cho một website, các khoản chi cho việc sử dụng nội dung (phí xin cấp phép sao chép các nội dung) của website đó, được tính vào chi phí triển khai nếu thỏa mãn điều kiện.

(c) Các khoản chi phát sinh trong giai đoạn triển khai nội dung, miễn là nội dung được xây dựng để quảng cáo và quảng bá dịch vụ sản phẩm của đơn vị (ảnh kỹ thuật số về sản phẩm), được hạch toán là chi phí ngay khi phát sinh theo quy định tại đoạn 66(c) của chuẩn mực này. Ví dụ khi hạch toán khoản chi cho dịch vụ chụp ảnh kỹ thuật số về sản phẩm và nâng cao hình ảnh sản phẩm đó, thì phải hạch toán vào chi phí ngay khi nhận được dịch vụ, chứ không phải khi ảnh kỹ thuật số được hiển thị trên website; và

(d) Giai đoạn vận hành bắt đầu ngay khi giai đoạn triển khai website được hoàn tất. Các khoản chi phát sinh trong giai đoạn này được hạch toán là chi phí ngay khi phát sinh trừ khi đáp ứng các tiêu chí ghi nhận trong đoạn 27 của chuẩn mực này.

HD10. Một webite được hạch toán là tài sản vô hình theo quy định ở đoạn HD8 của Hướng dẫn áp dụng này được xác định giá trị sau lần ghi nhận đầu tiên bằng cách áp dụng quy định ở đoạn 70 của chuẩn mực này. Như được mô tả trong đoạn 76, thời gian sử dụng hữu ích của một website thường được ước tính ngắn.

HD11. Hướng dẫn ở đoạn HD1-HD10 không áp dụng cụ thể đối với chi phí triển khai phần mềm, tuy nhiên đơn vị cũng có thể áp dụng các nguyên tắc trong các đoạn này.

 

Bảng tham chiếu các đoạn của chuẩn mực kế toán công Việt Nam so với các đoạn của chuẩn mực kế toán công quốc tế

Số hiệu VPSAS 31

Số hiệu IPSAS 31

 

Số hiệu VPSAS 31

Số hiệu IPSAS31

 

Số hiệu VPSAS 31

Số hiệu IPSAS 31

1

1

 

37

37

 

73

89

2

2

 

38

38

 

74

90

3

3

 

39

39

 

75

91

4

6

 

40

40

 

76

92

5

7

 

41

41

 

77

93

6

8

 

42

42

 

78

94

7

9

 

43

43

 

79

95

8

10

 

44

44

 

80

96

9

11

 

45

45

 

81

97

10

12

 

46

46

 

82

97A

11

13

 

47

47

 

83

97B

12

14

 

48

48

 

84

97C

13

15

 

49

49

 

85

98

14

16

 

50

50

 

86

99

15

17

 

51

51

 

87

100

16

18

 

52

52

 

88

101

17

19

 

53

53

 

89

102

18

20

 

54

54

 

90

103

19

21

 

55

55

 

91

104

20

22

 

56

56

 

92

105

21

23

 

57

57

 

93

106

22

24

 

58

59

 

94

108

23

25

 

59

60

 

95

111

24

26

 

60

61

 

96

112

25

26A

 

61

62

 

97

113

26

27

 

62

63

 

98

114

27

28

 

63

64

 

99

115

28

29

 

64

65

 

100

116

29

30

 

65

66

 

101

117

30

31

 

66

67

 

102

118

31

 

 

67

68

 

103

120

32

32

 

68

69

 

104

121

33

33

 

69

70

 

105

122

34

34

 

70

73

 

106

125

35

35

 

71

87

 

107

126

36

36

 

72

88

 

108

127

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1676/QD-BTC

Hanoi, September 1, 2021

 

DECISION

ON ISSUE OF 5 VIETNAM PUBLIC SECTOR ACCOUNTING STANDARDS IN THE FIRST STAGE

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Law on Accounting No. 88/2015/QH13 on November 20, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 on elaboration of and guidelines for the Law on Accounting;

Pursuant to Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Implementing Decision No. 1299/QD-BTC dated July 31, 2019 of the Minister of Finance on approval for the Scheme for publishing the system of Vietnam Public Sector Accounting Standards;

At the request of the Director of Accounting and Auditing Supervisory Department; in response to actual implementation of Vietnam Public Sector Accounting Standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approve 5 Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) in the first stage as prescribed in Appendixes below:

1. VPSAS 1: Presentation of Financial Statements (Appendix 01);

2. VPSAS 2: Cash Flow Statement (Appendix 02);

3. VPSAS 12: Inventories (Appendix 03);

4. VPSAS 17: Property, Plant and Equipment (Appendix 04);

5. VPSAS 31: Intangible Assets (Appendix 05).

Article 2. Implementation:

1. Designate the Director of Accounting and Auditing Supervisory Department to:

a. Based on the issued public sector accounting standards, request the competent authorities to make amendments to accounting standards applied to accounting entities in public sector and relevant legal documents, in accordance with applicable regulations on public finance mechanism and state budget, seek guidelines for accounting system applied to entities in each line of business from the Minister of Finance according to predetermined roadmap.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Assign the heads of relevant entities affiliated to the Ministry of Finance to, based on their functions and tasks, study, train and disseminate the Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs), apply the practices in an effective and appropriate manner as the basis for proposing and counseling the Ministry on reform of policies in public sector of Vietnam.

Article 3. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 4. Director of Accounting and Auditing Supervisory Department; Director of Human Resources Department; Director of Department of Legal Affairs; Chief of Ministry Office and relevant entities shall implement this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ta Anh Tuan

 

APPENDIX 01

VIETNAM PUBLIC SECTOR ACCOUNTING STANDARD 1
PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS
(Issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Ministry of Finance)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are compiled by the Accounting Public Sector Standard Drafting Board affiliated to the Ministry of Finance to ensure compliance with accounting international practices and in conformity with actual circumstances of Vietnam. Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) have the same reference number with equivalent International Public Sector Accounting Standards (IPSASs).

VPSAS 1 “Presentation of Financial Statements” is compiled based on IPSAS 1

Presentation of Financial Statements” and current regulations on financial regime and budgets of Vietnam. VPSAS 1 sets out provisions in accordance with applicable legislation of Vietnam and regulations to be amended in the coming time. VPSAS 1 does not set out any provision of IPSAS 1 not conformity with the finance and budget regime in a long term, any addition shall be made in line with actual circumstances from time to time.

The IPSAS 1 that prevails is the version issued in 2006, amended in accordance with other international public sector accounting standards up December 31, 2018, issued by International Public Sector Accounting Standards Board (IPSASB).

VPSAS 1 reorganizes the number order of paragraphs compared to the IPSAS. For comparison purpose, a table of reference of paragraphs in VPSAS and paragraphs in IPSAS is issued together with this Standard. In respect of contents relevant to other issued VPSASs, VPSAS 1 recites their reference numbers and names. In respect of contents of VPSASs that have not been issued, this Standard only recites the name or relevant contents referred to, not the reference number, of these VPSASs as in VPSAS 1. The specific recitation of the reference number and name of these VPSASs shall be done later when they have been issued.

Until the issue date of VPSAS 1 (2021), the relevant standards below have been not issued:

No.

Name of public sector accounting standard

Paragraph referred to

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Separate Financial Statements

4

2

Consolidated Financial Statements

4

3

Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors

25(a); 30(a); 86; 104(d); 110; 122

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

38

5

The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates

51(d)

6

Financial Instruments: Recognition and Measurement

66

7

Events after the Reporting Date

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

Employee Benefits

101; 102

9

Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets

115(d)

10

Financial Instruments: Presentation

115(d)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investment Property

125

12

Disclosure of Interests in Other Entities

125

 

VPSAS 1 - PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS

Process of issue, amendments to VPSAS 1
(hereinafter referred to as Standard)

The first version of VPSAS 1 is issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Standards with the same effective date include:

- VPSAS 2: Cash Flow Statement;

- VPSAS 12: Inventories;

- VPSAS 11: Property, Plant and Equipment;

- VPSAS 31: Intangible Assets.

 

VPSAS 1 - PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS

CONTENTS

Contents of VPSAS 1 “Presentation of Financial Statements” are presented from paragraphs 1 through 137. Every paragraph have the same validity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Paragraph

I. GENERAL PROVISIONS

Objectives

Scope

Definitions

Economic Entity

Future Economic Benefits or Service Potential

Materiality

Net Assets/Equity

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Purpose of Financial Statements

Responsibility for Financial Statements

Components of Financial Statements

Overall Considerations

Fair Presentation and Compliance with VPSASs

Going Concern

Consistency of Presentation

Materiality and Aggregation

Offsetting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minimum Comparative Information

Structure and Content

Introduction

Identification of the Financial Statements

Reporting Period

Timeliness

Statement of Financial Position

Current/Non-current Distinction

Current, Non-Current Assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Information to be Presented on the Face of the Statement of Financial Position

Information to be Presented either on the Face of the Statement of Financial Position or in the Notes

Statement of Financial Performance

Surplus or Deficit for the Period

Information to be Presented on the Face of the Statement of Financial Performance

Information to be Presented either on the Face of the Statement of Financial Performance or in the Notes

Statement of Changes in Net Assets/Equity

Cash Flow Statement

Notes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Disclosure of Accounting Policies

Key Sources of Estimation Uncertainty

Capital

Other Information

1-11

1

2-4

5-11

6-8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10

11

12-137

12-15

16-17

18-22

23-46

23-25

26-29

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

33-35

36-40

41-46

41-46

47-137

47-48

49-53

54-55

56

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

57-62

63-66

67-74

75-79

80-84


85-103

85-87

88-91


92-103

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

112

113-117

118-125

126-133

134-135

134-135

136-137

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Objective

1. The objective of this Standard is to prescribe the manner in which general purpose financial statements should be presented to ensure comparability both with the entity’s financial statements of previous periods and with the financial statements of other entities. To achieve this objective, this Standard sets out overall considerations for the presentation of financial statements, guidance for their structure, and minimum requirements for the content of financial statements prepared under the accrual basis of accounting. The recognition, measurement and disclosure of specific transactions and other events are dealt with in other VPSASs.

Scope

2. This Standard shall be applied to all general purpose financial statements prepared and presented under the accrual basis of accounting in accordance with VPSASs.

3. General purpose financial statements are those intended to meet the needs of users who are not in a position to demand reports tailored to meet their particular information needs. Users of general purpose financial statements include taxpayers and ratepayers, members of the legislature, regulatory bodies, creditors, suppliers, the media, and employees. General purpose financial statements include those that are presented separately or within another public document such as an annual report. This Standard does not apply to condensed interim financial information.

4. This Standard applies to the preparation of both consolidated financial statements and separate financial statements, as defined in relevant VPSASs.

Definitions

5. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:

Distributions to owners means future economic benefits or service potential distributed by the entity to all or some of its owners, either as a return on investment or as a return of investment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accrual basis means a basis of accounting under which transactions and other events are recognized when they occur (and not only when cash or its equivalent is received or paid).  Therefore, the transactions and events are recorded in the accounting records and recognized in the financial statements of the periods to which they relate. The elements recognized under accrual accounting are assets, liabilities, net assets/equity, revenue and expenses.

Revenue is the gross inflow of economic benefits or service potential during the reporting period when those inflows result in an increase in net assets/equity, other than increases relating to contributions from owners.

Economic entity means a group of entities comprising a controlling entity and one or more controlled entities for financial reporting purposes.

Liabilities are present obligations of the entity arising from past events, the settlement of which is expected to result in an outflow from the entity of resources embodying economic benefits or service potential.

Assets are resources controlled by an entity as a result of past events and from which future economic benefits or service potential are expected to flow to the entity.

Net assets/equity is the residual interest in the assets of the entity after deducting all its liabilities.

Notes contain information in addition to that presented in the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity and cash flow statement. Notes provide narrative descriptions or disaggregations of items disclosed in those statements and information about items that do not qualify for recognition in those statements.

Contributions from owners means future economic benefits or service potential that has been contributed to the entity by parties external to the entity, other than those that result in liabilities of the entity, that establish a financial interest in the net assets/equity of the entity,  which:

(a) Conveys entitlement both to (i) distributions of future economic benefits or service potential by the entity during its life, such distributions being at the discretion of the owners or their representatives, and to (ii) distributions of any excess of assets over liabilities in the event of the entity being wound up; and/or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Terms defined in other Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are used in this Standard with the same meaning as in those other Standards.

Economic Entity

7. Other terms sometimes used to refer to an economic entity include “consolidated entity”, “superior accounting entity” and “budget estimate unit level I”.

8. An economic entity may include entities with both social policy and commercial objectives. For example, a Ministry may include administrative entities that are funded by the state budget to perform assigned tasks and duties, as well as public sector entities that both perform assigned tasks and provide services as per the law.

Future Economic Benefits or Service Potential

9. Assets provide a means for entities to achieve their objectives. Assets that are used to generate net cash inflows are often described as embodying “future economic benefits”. Assets that are used to deliver goods and services in accordance with an entity’s objectives but which do not directly generate net cash inflows are often described as embodying “service potential.”  To encompass all the purposes to which assets may be put, this Standard uses the term “future economic benefits or service potential” to describe the essential characteristic of assets.

Materiality

10. Assessing whether an omission or misstatement could influence decisions of users, and so be material, requires consideration of the characteristics of those users. Users are assumed to have a reasonable knowledge of the public sector and economic activities and accounting and a willingness to study the information with reasonable diligence. Therefore, the assessment needs to take into account how users with such attributes could reasonably be expected to be influenced in making and evaluating decisions.

Net Assets/Equity

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. SPECIFIC PROVISIONS

Purpose of Financial Statements

12. Financial statements are a structured representation of the financial position and financial performance of an entity. The objectives of financial statements are to provide information about the financial position, financial performance and cash flows of an entity that is useful to a wide range of users in making and evaluating decisions about the allocation of resources. Specifically, the objectives of general purpose financial reporting in the public sector should be to provide information useful for decision-making, and to demonstrate the accountability of the entity for the resources entrusted to it by:

(a) Providing information about the sources, allocation and uses of financial resources;

(b) Providing information about how the entity financed its activities and met its cash requirements;

(c) Providing information that is useful in evaluating the entity’s ability to finance its activities and to meet its liabilities and commitments;

(d) Providing information about the financial condition of the entity and changes in it; and

(e) Providing aggregate information useful in evaluating the entity’s performance in terms of service costs, efficiency and accomplishments.

13. General purpose financial statements can also have a predictive or prospective role, providing information useful in predicting the level of resources required for continued operations, the resources that may be generated by continued operations, and the associated risks and uncertainties. Financial reporting may also provide users with information:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. To meet these objectives, the financial statements provide information about an entity’s:

(a) Assets;

(b) Liabilities;

(c) Net assets/equity;

(d) Revenue;

(e) Expenses;

(f) Other changes in net assets/equity; and

(g) Cash flows.

15. Whilst the information contained in financial statements can be relevant for the purpose of meeting the objectives in paragraph 15, it is unlikely to enable all these objectives to be met. This is likely to be particularly so in respect of entities whose primary objective may not be to make a profit, as managers are likely to be accountable for the achievement of service delivery as well as financial objectives. Supplementary information, including non-financial statements, may be reported alongside the financial statements in order to provide a more comprehensive picture of the entity’s activities during the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. The accounting entity (including economic entity) is responsible for preparing the financial statements as per the law, under which a person is assigned to prepare the financial statements. The financial statements shall bear the signatures of the individual who prepares them, chief accountant/accountant in charge (or a duly authorized person), the head of entity (or a duly authorized person) at the time of signing the financial statements as per the law. With regard to other cases, for example the case in which a council is responsible for approving the financial statements, etc. the applicable regulations and laws shall apply.

17. The State Treasury shall prepare national financial statements and provincial financial statements. The preparation and signing of state financial statements shall comply with applicable regulations and laws on state financial statements.

Components of Financial Statements

18. A complete set of financial statements comprises:

(a) A statement of financial position;

(b) A statement of financial performance;

(c) A statement of changes in net assets/equity;

(d) A cash flow statement;

(e) When the entity makes publicly available its approved budget, a comparison of budget and actual amounts either as a separate additional financial statement or as a budget column in the financial statements; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(g) A comparison with previous period as specified in paragraph 41 and 42.

19. The financial statements provide users with information about an entity’s resources and obligations at the reporting date and the flow of resources between reporting dates. This information is useful for users making assessments of an entity’s ability to continue to provide goods and services at a given level, and the level of resources that may need to be provided to the entity in the future so that it can continue to meet its service delivery obligations.

20. Public sector entities that are funded by state budget or other resources from the state are typically subject to budgetary limits in the form of appropriations or budget authorizations (or equivalent), which may be given effect through authorizing legislation. General purpose financial reporting by public sector entities may provide information on whether resources were obtained and used in accordance with the legally adopted budget. Entities which make publicly available their approved budget(s) are required to comply with the requirements of presentation of budget information in financial statements. The comparison between the budgeted amounts and actual amounts may be presented in various different ways, including:

• The use of a columnar format for the financial statements, with separate columns for budgeted amounts and actual amounts.

Disclosure that the budgeted amounts have not been exceeded.

21. Entities are encouraged to present additional information to assist users in assessing the performance of the entity, and its stewardship of assets, as well as making and evaluating decisions about the allocation of resources. This additional information may include details about the entity’s outputs and outcomes in the form of performance indicators, statements of service performance, program reviews and other reports by management about the entity’s achievements over the reporting period.

22. Entities are also encouraged to disclose information about compliance with legislative, regulatory or other externally-imposed regulations. When information about compliance is not included in the financial statements, it may be useful for a note to refer to any documents that include that information. Knowledge of non-compliance is likely to be relevant for accountability purposes and may affect a user’s assessment of the entity’s performance and direction of future operations. It may also influence decisions about resources to be allocated to the entity in the future.

Overall Considerations

Fair Presentation and Compliance with VPSASs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24. An entity whose financial statements comply with VPSASs shall make an explicit and unreserved statement of such compliance in the notes. Financial statements shall not be described as complying with VPSASs unless they comply with all the requirements of VPSASs issued by the Ministry of Finance.

25. In virtually all circumstances, a fair presentation is achieved by compliance with applicable VPSASs. A fair presentation also requires an entity:

(a) To select and apply accounting policies in accordance with VPSAS regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors. This Standard sets out a hierarchy of authoritative guidance that management considers in the absence of a Standard that specifically applies to an item.

(b) To present information, including accounting policies, in a manner that provides relevant, reliable, comparable and understandable information.

(c) To provide additional disclosures when compliance with the specific requirements in VPSASs is insufficient to enable users to understand the impact of particular transactions, other events and conditions on the entity’s financial position and financial performance.

Going Concern

26. When preparing financial statements an assessment of an entity’s ability to continue as a going concern shall be made. This assessment shall be made by those responsible for the preparation of financial statements. Financial statements shall be prepared on a going concern basis unless there is an intention to liquidate the entity or to cease operating. When those responsible for the preparation of the financial statements are aware, in making their assessment, of material uncertainties related to events or conditions that may cast significant doubt upon the entity’s ability to continue as a going concern, those uncertainties shall be disclosed. When financial statements are not prepared on a going concern basis, that fact shall be disclosed, together with the basis on which the financial statements are prepared and the reason why the entity is not regarded as a going concern.

27. Financial statements are normally prepared on the assumption that the entity is a going concern and will continue in operation and meet its statutory obligations for the foreseeable future. In assessing whether the going concern assumption is appropriate, those responsible for the preparation of financial statements take into account all available information about the future, which is at least, but is not limited to, twelve months from the approval of the financial statements.

28. The degree of consideration depends on the facts in each case, and assessments of the going concern assumption are not predicated on the solvency test usually applied to business enterprises. There may be circumstances where the usual going concern tests of liquidity and solvency appear unfavorable, but other factors suggest that the entity is nonetheless a going concern. For example:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) For an individual entity, an assessment of its statement of financial position at the reporting date may suggest that the going concern assumption is not appropriate. However, there may be multi-year funding agreements, or other arrangements, in place that will ensure the continued operation of the entity.

29. The determination of whether the going concern assumption is appropriate is primarily relevant for individual entities. For individual entities, in assessing whether the going concern basis is appropriate, those responsible for the preparation of financial statements may need to consider a wide range of factors relating to current and expected performance, potential and announced restructurings of organizational units, estimates of revenue or the likelihood of continued government funding, and potential sources of replacement financing before it is appropriate to conclude that the going concern assumption is appropriate.

Consistency of Presentation

30. The presentation and classification of items in the financial statements shall be retained from one period to the next unless:

(a) It is apparent, following a significant change in the nature of the entity’s operations or a review of its financial statements, that another presentation or classification would be more appropriate having regard to the criteria for the selection and application of accounting policies in VPSAS regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors; or

(b) A VPSAS requires a change in presentation.

31. A significant acquisition or disposal, or a review of the presentation of the financial statements, might suggest that the financial statements need to be presented differently. For example, an entity may dispose of a service division that represents one of its most significant controlled entities and the remaining economic entity conducts mainly administrative and policy advice services. In this case, the presentation of the financial statements based on the principal activities of the economic entity as a financial institution is unlikely to be relevant for the new economic entity.

32. An entity changes the presentation of its financial statements only if the changed presentation provides information that is reliable and is more relevant to users of the financial statements and the revised structure is likely to continue, so that comparability is not impaired. When making such changes in presentation, an entity reclassifies its comparative information in accordance with paragraph 44 and 45.

Materiality and Aggregation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

34. Financial statements result from processing large numbers of transactions or other events that are aggregated into classes according to their nature or function. The final stage in the process of aggregation and classification is the presentation of condensed and classified data, which form line items on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity and cash flow statement, or in the notes. If a line item is not individually material, it is aggregated with other items either on the face of those statements or in the notes. An item that is not sufficiently material to warrant separate presentation on the face of those statements may nevertheless be sufficiently material for it to be presented separately in the notes.

35. Applying the concept of materiality means that a specific disclosure requirement in a VPSAS need not be satisfied if the information is not material.

Offsetting

36. Assets and liabilities, and revenue and expenses, shall not be offset unless required or permitted by a VPSAS.

37. It is important that assets and liabilities, and revenue and expenses, are reported separately. Offsetting in the statement of financial performance or the statement of financial position, except when offsetting reflects the substance of the transaction or other event, detracts from the ability of users both to understand the transactions, other events and conditions that have occurred and to assess the entity’s future cash flows. Measuring assets net of valuation allowances – for example, obsolescence allowances on inventories and doubtful debts allowances on receivables – is not offsetting.

38. VPSAS regarding revenue from exchange transactions defines revenue and requires it to be measured at the fair value of consideration received or receivable, taking into account the amount of any trade discounts and volume rebates allowed by the entity. An entity undertakes, in the course of its ordinary activities, other transactions that do not generate revenue but are incidental to the main revenue-generating activities. The results of such transactions are presented, when this presentation reflects the substance of the transaction or other event, by netting any revenue with related expenses arising on the same transaction. For example: Gains and losses on the disposal of non-current assets, including investments and operating assets, are reported by deducting from the proceeds on disposal the carrying amount of the asset and related selling expenses.

39. In addition, gains and losses arising from a group of similar transactions are reported on a net basis, for example, foreign exchange gains and losses. Such gains and losses are, however, reported separately if they are material.

40. The offsetting of cash flows is dealt with in VPSAS 2, “Cash Flow Statements.”

Comparative Information

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

41. Except when a VPSAS permits or requires otherwise, comparative information shall be disclosed in respect of the previous period for all amounts reported in the financial statements. Comparative information shall be included for narrative and descriptive information when it is relevant to an understanding of the current period’s financial statements.

42. An entity shall present, as a minimum, one statement of financial position with comparative information for the preceding period, one statement of financial performance with comparative information for the preceding period, one cash flow statement with comparative information for the preceding period and one statement of changes in net assets/equity with comparative information for the preceding period, and related notes.

43. In some cases, narrative information provided in the financial statements for the preceding period(s) continues to be relevant in the current period. For example, an entity discloses in the current period details of a legal dispute, the outcome of which was uncertain at the end of the preceding period and is yet to be resolved. Users may benefit from the disclosure of information that the uncertainty existed at the end of the preceding period and from disclosure of information about the steps that have been taken during the period to resolve the uncertainty.

44. When the presentation or classification of items in the financial statements is amended, comparative amounts shall be reclassified unless the reclassification is impracticable. When comparative amounts are reclassified, an entity shall disclose:

(a) The nature of the reclassification;

(b) The amount of each item or class of items that is reclassified; and

(c) The reason for the reclassification.

45. When it is impracticable to reclassify comparative amounts, an entity shall disclose:

(a) The reason for not reclassifying the amounts; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

46. Enhancing the inter-period comparability of information assists users in making and evaluating decisions, especially by allowing the assessment of trends in financial information for predictive purposes. In some circumstances, it is impracticable to reclassify comparative information for a particular prior period to achieve comparability with the current period. For example, in a public hospital, data about revenue on healthcare may not have been collected in the prior period(s) from each ward and department but the data must be collected in current period, it may not be practicable to recreate the comparative information about revenue on healthcare from each ward and department to achieve comparability with the current period.

Structure and Content

Introduction

47. This Standard requires particular disclosures on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, and statement of changes in net assets/equity, and requires disclosure of other line items either on the face of those statements or in the notes. VPSAS 2 sets out requirements for the presentation of a cash flow statement.

48. This Standard sometimes uses the term “disclosure” in a broad sense, encompassing items presented on the face of the (a) statement of financial position, (b) statement of financial performance, (c) statement of changes in net assets/equity, and (d) cash flow statement, as well as in the notes. Disclosures are also required by other VPSASs. Unless specified to the contrary elsewhere in this Standard, or in another Standard, such disclosures are made either on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity or cash flow statement (whichever is relevant), or in the notes.

Identification of the Financial Statements

49. The financial statements shall be identified clearly, and distinguished from other information in the same published document.

50. VPSASs apply only to financial statements, and not to other information presented in an annual report or other document. Therefore, it is important that users can distinguish information that is prepared using VPSASs from other information that may be useful to users but is not the subject of those requirements. Where applicable, there may be other documents that also use the term financial statements but are not the financial statements presented as required by this standard.

51. Each component of the financial statements shall be identified clearly. In addition, the following information shall be displayed prominently, and repeated when it is necessary for a proper understanding of the information presented:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Whether the financial statements cover the individual entity or the economic entity;

(c) The reporting date or the period covered by the financial statements, whichever is appropriate to that component of the financial statements;

(d) The presentation currency, as defined in VPSAS regarding the effects of changes in foreign exchange rates; and

(e) The units used in presenting amounts in the financial statements.

52. The requirements in paragraph 51 are normally met by presenting page headings and abbreviated column headings on each page of the financial statements. Judgment is required in determining the best way of presenting such information. For example, when the financial statements are presented electronically, separate pages are not always used; the above items are then presented frequently enough to ensure a proper understanding of the information included in the financial statements.

53. Financial statements are often made more understandable by presenting information in thousands or millions of VND or other units of the presentation currency if prescribed by law. This is acceptable as long as the level of rounding in presentation is disclosed and material information is not omitted.

Reporting Period

54. Financial statements shall be presented at least annually; the annual reporting period is 12 months in a calendar year. When an entity’s reporting date changes and the annual financial statements are presented for a period longer or shorter than one year, an entity shall disclose, in addition to the period covered by the financial statements:

(a) The reason for using a longer or shorter period; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

55. In exceptional circumstances, an entity may be required to, or decide to, change its reporting date, for example schools change their reporting periods by academic year. When this is the case, it is important that (a) users be aware that the amounts shown for the current period and comparative amounts are not comparable, and (b) the reason for the change in reporting date is disclosed.

Timeliness

56. The usefulness of financial statements is impaired if they are not made available to users within a reasonable period after the reporting date. An entity should be in a position to issue its financial statements within six months of the reporting date.

More specific deadlines are dealt with regulations on issue of financial statements in the Accounting Law, accounting regulations that the entity applies and guiding documents on preparation of consolidated financial statements for superior accounting entities (economic entities). This Standard does not preclude the practice for preparation and submission of financial statements behind the deadlines.

Statement of Financial Position

Current/Non-current Distinction

57. An entity shall present current and non-current assets, and current  and non-current liabilities, as separate classifications on the face of its statement of financial position in accordance with paragraphs 63–74, except when a presentation based on liquidity provides information that is faithfully representative and is more relevant. When that exception applies, all assets and liabilities shall be presented broadly in order of liquidity.

58. Whichever method of presentation is adopted, for each asset and liability line item that combines amounts expected to be recovered or settled (a) no more than twelve months after the reporting date, and (b) more than twelve months after the reporting date, an entity shall disclose the amount expected to be recovered or settled after more than twelve months.

59. When an entity supplies goods or services within a clearly identifiable operating cycle, separate classification of current and non-current assets and liabilities on the face of the statement of financial position provides useful information by distinguishing the net assets that are continuously circulating as working capital from those used in the entity’s long-term operations. It also highlights assets that are expected to be realized within the current operating cycle, and liabilities that are due for settlement within the same period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

61. In applying paragraph 57, an entity is permitted to present some of its assets and liabilities using a current/non-current classification, and others in order of liquidity, when this provides information that is faithfully representative and is more relevant. The need for a mixed basis of presentation might arise when an entity has diverse operations.

62. Information about expected dates  of  realization  of  assets  and  liabilities is useful in assessing the liquidity and solvency of an entity. Information on the expected date of recovery and settlement of non-monetary assets and liabilities such as inventories and provisions is also useful, whether or not assets and liabilities are classified as current or non-current.

Current Assets, Non-current Assets

63. An asset shall be classified as current when it satisfies any of the following criteria:

(a) It is expected to be realized in, or is held for sale or consumption in, the entity’s normal operating cycle;

(b) It is held primarily for the purpose of being traded;

(c) It is expected to be realized within twelve months after the reporting date; or

(d) It is cash or a cash equivalent (as defined in VPSAS 2), unless it is restricted from being exchanged or used to settle a liability for at least twelve months after the reporting date.

All other assets shall be classified as non-current.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

65. The operating cycle of an entity is the time taken to convert inputs or resources into outputs. When the entity’s normal operating cycle is not clearly identifiable, its duration is assumed to be twelve months.

66. Current assets include assets (such as taxes receivable, user charges receivable, fines and regulatory fees receivable, inventories, etc.) that are either realized, consumed or sold, as part of the normal operating cycle even when they are not expected to be realized within twelve months after the reporting date. Current assets also include assets held primarily for the purpose of trading (examples include some financial assets classified as held for trading in accordance with the relevant VPSAS).

Current Liabilities, Non-Current Liabilities

67. A liability shall be classified as current when it satisfies any of the following criteria:

(a) It is expected to be settled in the entity’s normal operating cycle;

(b) It is held primarily for the purpose of being traded;

(c) It is due to be settled within twelve months after the reporting date; or

(d) The entity does not have an unconditional right to defer settlement of the liability for at least twelve months after the reporting date (see paragraph 71). Terms of a liability that could, at the option of the counterparty, result in its settlement by the issue of equity instruments do not affect its classification.

All other liabilities shall be classified as non-current.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

69. Other current liabilities are not settled as part of the normal operating cycle, but are due for settlement within twelve months after the reporting date or held primarily for the purpose of being traded. Examples are some financial liabilities classified as held for trading, bank overdrafts, and the current portion of non-current financial liabilities, dividends or similar distributions payable, income taxes and other non-trade payables. Financial liabilities that provide financing on a long-term basis (i.e., are not part of the working capital used in the entity’s normal operating cycle) and are not due for settlement within twelve months after the reporting date are non-current liabilities, subject to paragraphs 72 and 73.

70. An entity classifies its financial liabilities as current when they are due to be settled within twelve months after the reporting date, even if:

(a) The original term was for a period longer than twelve months; and

(b) An agreement to refinance, or to reschedule payments, on a long-term basis is completed after the reporting date and before the financial statements are authorized for issue.

71. If an entity expects, and has the discretion, to refinance or roll over an obligation for at least twelve months after the reporting date under an existing loan facility, it classifies the obligation as non-current, even if it would otherwise be due within a shorter period. However, when refinancing or rolling over the obligation is not at the discretion of the entity (for example, there is no agreement to refinance), the potential to refinance is not considered and the obligation is classified as current.

72. When an entity breaches an undertaking under a long-term loan agreement on or before the reporting date, with the effect that the liability becomes payable on demand, the liability is classified as current, even if the lender has agreed, after the reporting date and before the authorization of the financial statements for issue, not to demand payment as a consequence of the breach. The liability is classified as current because, at the reporting date, the entity does not have an unconditional right to defer its settlement for at least twelve months after that date.

73. However, the liability is classified as non-current if the lender agreed by the reporting date to provide a period of grace ending at least twelve months after the reporting date, within which the entity can rectify the breach and during which the lender cannot demand immediate repayment.

74. In respect of loans classified as current liabilities, if the following events  occur between the reporting date and the date the financial statements are authorized for issue, those events qualify for disclosure as non-adjusting events in accordance with VPSAS regarding events after the reporting date:

(a) Refinancing on a long-term basis;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) The receipt from the lender of a period of grace to rectify a breach of a long-term loan agreement ending at least twelve months after the reporting date.

Information to be Presented on the Face of the Statement of Financial Position

75. As a minimum, the face of the statement of financial position shall include line items that present the following amounts:

(a) Property, plant, and equipment;

(b) Investment property;

(c) Intangible assets;

(d) Financial assets (excluding amounts shown under (e), (g), (h) and (i));

(e) Investments accounted for using the equity method;

(f) Inventories;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(h) Receivables from exchange transactions;

(i) Cash and cash equivalents;

(j) Taxes and transfers payable;

(k) Payables under exchange transactions;

(l) Provisions

(m) Financial liabilities (excluding amounts shown under (j), (k) and (l));

(n) Non-controlling interest, presented within net assets/equity; and

(o) Net assets/equity attributable to owners of the controlling entity.

76. Additional line items, headings, and sub-totals shall be presented on  the face of the statement of financial position when such presentation is relevant to an understanding of the entity’s financial position.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Line items are included when the size, nature, or function of an item or aggregation of similar items is such that separate presentation is relevant to an understanding of the entity’s financial position; and

(b) The descriptions used and the ordering of items or aggregation of similar items may be amended according to the nature of the entity and its transactions, to provide information that is relevant to an understanding of the entity’s financial position.

78. The judgment on whether additional items are presented separately is based on an assessment of:

(a) The nature and liquidity of assets;

(b) The function of assets within the entity; and

(c) The amounts, nature and timing of liabilities.

79. The use of different measurement bases for different classes of assets suggests that their nature or function differs and, therefore, that they should be presented as separate line items. For example, different classes of property, plant, and equipment can be carried at cost or revalued amounts in accordance with VPSAS 17, Property, Plant, and Equipment.

Information to be Presented either on the Face of the Statement of Financial Position or in the Notes

80. An entity shall disclose, either on the face of the statement of financial position or in the notes, further subclassifications of the line items presented, classified in a manner appropriate to the entity’s operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Items of property, plant and equipment are disaggregated into classes in accordance with VPSAS 17;

(b) Receivables are disaggregated into amounts receivable from user charges, taxes and other non-exchange revenues, receivables from related parties, prepayments, and other amounts;

(c) Inventories are subclassified in accordance with VPSAS 12, Inventories, into classifications such as merchandise, production supplies, materials, work in progress, and finished goods;

(d) Taxes and transfers payable are disaggregated into tax refunds payable, transfers payable, and amounts payable to other members of the economic entity;

(e) Provisions are disaggregated into provisions for employee benefits and other items; and

(f) Components of net assets/equity are disaggregated into contributed capital, accumulated surpluses and deficits, and any reserves.

82. When an entity has no share capital, it shall disclose net assets/equity, either on the face of the statement of financial position or in the notes, showing separately:

 (a) Contributed capital, being the cumulative total at the reporting date of contributions from owners, less distributions to owners;

(b) Accumulated surpluses or deficits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) Non-controlling interests.

83. Many public sector entities will not have share capital, but the entity will  be controlled exclusively by another public  sector  entity (also known as superior entity). The  nature  of the government’s interest in the net assets/equity of the entity is likely to be a combination of contributed capital and the aggregate of the entity’s accumulated surpluses or deficits and reserves that reflect the net assets/ equity attributable to the entity’s operations.

84. In some cases, there may be a non-controlling interest in the net assets/equity of the entity. For example, at the whole-of-government level, the economic entity may include a commercial public sector entity that has been partly privatized. Accordingly, there may be private shareholders who have a financial interest in the net assets/equity of the entity.

Statement of Financial Performance

Surplus or Deficit for the Period

85. All items of revenue and expense recognized in a period shall be included in surplus or deficit, unless an VPSAS requires otherwise.

86. Normally, all items of revenue and expense recognized in a period are included in surplus or deficit. This includes the effects of changes in accounting estimates. However, circumstances may exist when particular items may be excluded from surplus or deficit for the current period. VPSAS regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors deals with two such circumstances: the correction of errors and the effect of changes in accounting policies.

87. Other VPSASs deal with items that may meet definitions of revenue or expense set out in this Standard, but are usually excluded from surplus or deficit.

Information to be Presented on the Face of the Statement of Financial Performance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Revenue;

(b) Finance costs;

(c) Share of the surplus or deficit of associates and joint ventures accounted for using the equity method;

(d) Pre-tax gain or loss recognized on the disposal of assets or settlement of liabilities attributable to discontinuing operations; and

(e) Surplus or deficit.

89. The following items shall be disclosed on the face of the statement of financial performance as allocations of surplus or deficit for the period:

(a) Surplus or deficit attributable to non-controlling interest; and

(b) Surplus or deficit attributable to owners of the controlling entity.

90. Additional line items, headings, and subtotals shall be presented on the face of the statement of financial performance when such presentation is relevant to an understanding of the entity’s financial performance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Information to be Presented either on the Face of the Statement of Financial Performance or in the Notes

92. When items of revenue and expense are material, their nature and amount shall be disclosed separately.

93. Circumstances that would give rise to the separate disclosure of items of revenue and expense include:

(a) Write-downs of inventories to net realizable value or of property, plant, and equipment to recoverable amount or recoverable service amount as appropriate, as well as reversals of such write-downs;

(b) Restructurings of the activities of an entity and reversals of any provisions for the costs of restructuring;

(c) Disposals of items of property, plant, and equipment;

(d) Privatizations or other disposals of investments;

(e) Discontinuing operations;

(f) Litigation settlements; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

94. An entity shall present, either on the face of the statement of financial performance or in the notes, a subclassification of total revenue, classified in a manner appropriate to the entity’s operations.

95. An entity shall present, either on the face of the statement of financial performance or in the notes, an analysis of expenses using a classification based on either the nature of expenses or their function within the entity, whichever provides information that is faithfully representative and more relevant.

96. Entities are encouraged to present the analysis in paragraph 95 on the face of the statement of financial performance.

97. Expenses are subclassified to highlight the costs and cost recoveries of particular programs, activities, or other relevant segments of the reporting entity. This analysis is provided in one of two ways in paragraph 99 and 100.

98. The first form of analysis is the nature of expense method. Expenses are aggregated in the statement of financial performance according to their nature (for example, depreciation, purchases of materials, transport costs, employee benefits, and advertising costs), and are not reallocated among various functions within the entity. This method may be simple to apply because no allocations of expenses to functional classifications are necessary.

An example of a classification using the nature of expense method is as follows:

Revenue

 

X

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

X

 

Depreciation and amortization expense

X

 

Other expenses

X

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Total expenses

 

(X)

Surplus

 

X

99. The second form of analysis is the function of expense method and classifies expenses according to the program or purpose for which they were made. This method can provide more relevant information to users than the classification of expenses by nature, but allocating costs to functions may require arbitrary allocations and involves considerable judgment.

An example of a classification using the function of expense method is as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

X

Health expenses

(X)

Education expenses

(X)

Other expenses

(X)

Total expenses

(X)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

X

100. The expenses associated with the main functions undertaken by the entity are shown separately. In this example, the entity has functions relating to the provision of health and education services. The entity would present expense line items for each of these functions.

101. Entities classifying expenses by function shall disclose additional information on the nature of expenses, including depreciation and amortization expense and employee benefits expense.

102. The choice between the function of expense method and the nature of expense method depends on historical and regulatory factors and the nature of the entity. Because each method  of presentation has its merits for different types of entities, this Standard requires management to select the most relevant and faithfully representative presentation. However, because information on the nature of expenses is useful in predicting future cash flows, additional disclosure is required when the function of expense classification is used. In paragraph 101, employee benefits has the same meaning as in VPSAS regarding employee benefits.

103. When an entity provides a dividend or similar distribution to its owners and has share capital, it shall disclose, either on the face of the statement of financial performance or the statement of changes in net assets/ equity, or in the notes, the amount of dividends or similar distributions recognized as distributions to owners during the period, and the related amount per share.

Statement of Changes in Net Assets/Equity

104. An entity shall present a statement of changes in net assets/equity showing on the face of the statement:

(a) Surplus or deficit for the period;

(b) Each item of revenue and expense for the period that, as required by other Standards, is recognized directly in net assets/equity, and the total of these items;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) For each component of net assets/equity separately disclosed, the effects of changes in accounting policies and corrections of errors recognized in accordance with VPSAS regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors.

105. An entity shall also present, either on the face of the statement of changes in net assets/equity or in the notes:

(a) The amounts of transactions with owners acting in their capacity as owners, showing separately distributions to owners;

(b) The balance of accumulated surpluses or deficits at the beginning of the period and at the reporting date, and the changes during the period; and

(c) To the extent that components of net assets/equity are separately disclosed, reconciliation between the carrying amount of each component of net assets/equity at the beginning and the end of the period, separately disclosing each change.

106. Changes in an entity’s net assets/equity between two reporting dates reflect the increase or decrease in its net assets during the period.

107. The overall change in net assets/equity during a period represents the total amount of surplus or deficit for the period, other revenues and expenses recognized directly as changes in net assets/equity, together with any contributions by, and distributions to, owners in their capacity as owners.

108. Contributions by, and distributions to, owners include transfers between two entities within an economic entity (for example, a transfer of state budget to an inferior entity). Contributions by owners, in their capacity as owners, to controlled entities are recognized as a direct adjustment to net assets/equity only where they explicitly give rise to residual interests in the entity in the form of rights to net assets/equity.

109. This Standard requires all items of revenue and expense recognized in a period to be included in surplus or deficit, unless another VPSAS requires otherwise. Other VPSASs require some items (such as revaluation increases and decreases, particular foreign exchange differences) to be recognized directly as changes in net assets/equity. Because it is important to consider all items of revenue and expense in assessing changes in an entity’s financial position between two reporting dates, this Standard requires the presentation of a statement of changes in net assets/equity that highlights an entity’s total revenue and expenses, including those that are recognized directly in net assets/equity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

111. The requirements in paragraphs 104 and 105 may be met by using a columnar format that reconciles the opening and closing balances of each element within net assets/equity. An alternative is to present only the items set out  in paragraph 104 in the statement of changes in net assets/equity. Under this approach, the items described in paragraph 105 are shown in the notes.

Cash Flow Statement

112. Cash flow information provides users of financial statements with a basis to assess (a) the ability of the entity to generate cash and cash equivalents, and (b) the needs of the entity to utilize those cash flows. VPSAS 2 sets out requirements for the presentation of the cash flow statement and related disclosures.

Notes

Structure

113. The notes shall:

(a) Present information about the basis of preparation of the financial statements and the specific accounting policies used, in accordance with paragraphs 120−127;

(b) Disclose the information required by VPSASs that is not presented on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity, or cash flow statement; and

(c) Provide additional information that is not presented on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity, or cash flow statement, but that is relevant to an understanding of any of them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

115. Notes are normally presented in the following order, which assists users in understanding the financial statements and comparing them with financial statements of other entities:

(a) A statement of compliance with VPSASs (see paragraph 24);

(b) A summary of significant accounting policies applied (see paragraph 118);

(c) Supporting information for items presented on the face of the statement of financial position, statement of financial performance, statement of changes in net assets/equity, or cash flow statement, in the order in which each statement and each line item is presented; and

(d) Other disclosures, including:

(i) Contingent liabilities, and unrecognized contractual commitments; and

(ii) Non-financial disclosures, e.g., the entity’s financial risk management objectives and policies.

116. In some circumstances, it may be necessary or desirable to vary the ordering of specific items within the notes. Nevertheless, a systematic structure for the notes is retained as far as practicable.

117. Notes providing information about the basis of preparation of the financial statements and specific accounting policies may be presented as a separate component of the financial statements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

118. An entity shall disclose in the summary of significant accounting policies:

(a) The measurement basis (or bases) used in preparing the financial statements;

(b) The extent to which the entity has applied any transitional provisions in any VPSAS; and

(c) The other accounting policies used that are relevant to an understanding of the financial statements.

119. It is important for users to be informed of the measurement basis or bases used in the financial statements (for example, historical cost, current cost, net realizable value) because the basis on which the financial statements are prepared significantly affects their analysis. When more than one measurement basis is used in the financial statements, for example when particular classes of assets are revalued, it is sufficient to provide an indication of the categories of assets and liabilities to which each measurement basis is applied.

120. In deciding whether a particular accounting policy should be disclosed, management considers whether disclosure would assist users in understanding how transactions, other events, and conditions are reflected in the reported financial performance and financial position. Disclosure of particular accounting policies is especially useful to users when those policies are selected from alternatives allowed in VPSASs.

121. Each entity considers the nature of its operations and the policies that the users of its financial statements would expect to be disclosed for that type  of entity. For example, public sector entities would be expected to disclose an accounting policy for recognition of funds financed by the state budget, donations, and other forms of non-exchange revenue. When an entity has significant foreign operations or transactions in foreign currencies, disclosure of accounting policies for the recognition of foreign exchange gains and losses would be expected. When public sector combinations have occurred, the policies used for measuring goodwill and non-controlling interest are disclosed.

122. An accounting policy may be significant because of the nature of the entity’s operation, even if amounts for current and prior periods are not material. It is also appropriate to disclose each significant accounting policy that is not specifically required by VPSASs, but is selected and applied in accordance with VPSAS regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors.

123. An entity shall disclose, in the summary of significant accounting policies or other notes, the judgments, apart from those involving estimations (see paragraph 140), management has made in the process of applying the entity’s accounting policies that have the most significant effect on the amounts recognized in the financial statements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

• Whether assets are investment:

• Whether agreements for the provision of goods and/or services that involve the use of dedicated assets are leases;

• Whether, in substance, particular sales of goods are financing arrangements and therefore do not give rise to revenue; and

• Whether the substance of the relationship between the reporting entity and other entities indicates that these other entities are controlled by the reporting entity.

125. Some of the disclosures made in accordance with paragraph 123 are required by other VPSASs. For example, VPSAS regarding disclosure of interests in other entities, requires an entity to disclose the judgments it has made in determining whether it controls another entity. VPSAS regarding investment property requires disclosure of the criteria developed by the entity to distinguish investment

Key Sources of Estimation Uncertainty

126. An entity shall disclose in the notes information about (a) the key assumptions concerning the future, and (b) other key sources of estimation uncertainty at the reporting date, that have a significant risk of causing a material adjustment to the carrying amounts of assets and liabilities within the next financial year. In respect of those assets and liabilities, the notes shall include details of:

(a) Their nature; and

(b) Their carrying amount as at the reporting date.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

128. The key assumptions and other key sources of estimation uncertainty disclosed in accordance with paragraph 126 relate to the estimates that require management’s most difficult, subjective, or complex judgments. As the number of variables and assumptions affecting the possible future resolution of the uncertainties increases, those judgments become more subjective and complex, and the potential for a consequential material adjustment to the carrying amounts of assets and liabilities normally increases accordingly.

129. The disclosures in paragraph 140 are presented in a manner that helps users of financial statements to understand the judgments management makes about the future and about other key sources of estimation uncertainty. The nature and extent of the information provided vary according to the nature of the assumption and other circumstances. Examples of the types of disclosures made are:

(a) The nature of the assumption or other estimation uncertainty;

(b) The sensitivity of carrying amounts to the methods, assumptions, and estimates underlying their calculation, including the reasons for the sensitivity;

(c) The expected resolution of an uncertainty and the range of reasonably possible outcomes within the next financial year in respect of the carrying amounts of the assets and liabilities affected; and

(d) An explanation of changes made to past assumptions concerning those assets and liabilities, if the uncertainty remains unresolved.

130. It is not necessary to disclose budget information or forecasts in making the disclosures in paragraph 126.

131. When it is impracticable to disclose the extent of the possible effects of a key assumption or another key source of estimation uncertainty at the reporting date, the entity discloses that it is reasonably possible, based on existing knowledge, that outcomes within the next financial year that are different from assumptions could require a material adjustment to the carrying amount of the asset or liability affected. In all cases, the entity discloses the nature and carrying amount of the specific asset or liability (or class of assets or liabilities) affected by the assumption.

132. The disclosures in paragraph 123 of particular judgments management made in the process of applying the entity’s accounting policies do not relate to the disclosures of key sources of estimation uncertainty in paragraph 126.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Capital

134. An entity shall disclose information that enables users of its financial statements to evaluate the entity’s objectives, policies, and processes for managing capital.

135. To comply with paragraph 134 the entity discloses the following:

(a) Qualitative information about its objectives, policies, and processes for managing capital, including (but not limited to):

(i) A description of what it manages as capital;

(ii) When an entity is subject to externally imposed capital requirements, the nature of those requirements and how those requirements are incorporated into the management of capital; and

(iii) How it is meeting its objectives for managing capital.

(b) Summary quantitative data about  what  it  manages  as  capital.

(c) Any changes in (a) and (b) from the previous period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(e) When the entity has not complied with such externally imposed capital requirements, the consequences of such non-compliance.

These disclosures shall be based on the information provided internally to the entity’s key management personnel.

Other Disclosures

136. An entity shall disclose in the notes:

(a) The amount of dividends, or similar distributions, proposed or declared before the financial statements were authorized for issue, but not recognized as a distribution to owners during the period, and the related amount per share; and

(b) The amount of any cumulative preference dividends, or similar distributions, not recognized.

137. An entity shall disclose the following, if not disclosed elsewhere in information published with the financial statements:

(a) The domicile and legal form of the entity, and the jurisdiction within which it operates (if any);

(b) A description of the nature of the entity’s operations and principal activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (d) The name of the controlling entity and the ultimate controlling entity of the economic entity (where applicable); and

(e) If it is a limited life entity, information regarding the length of its life.

 

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

Paragraph of VPSAS 01

Paragraph of IPSAS1

 

Paragraph of VPSAS 01

Paragraph of IPSAS 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Paragraph of VPSAS 01

Paragraph of IPSAS1

 

Paragraph of VPSAS 01

Paragraph of IPSAS 1

1

1

 

36

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

71

84

 

106

120

2

2

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

49

 

72

85

 

107

121

3

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

38

50

 

73

86

 

108

122

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

39

51

 

74

87

 

109

123

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

 

40

52

 

75

88

 

110

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

8

 

41

53

 

76

89

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

125

7

9

 

42

53A

 

77

90

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

112

126

8

10

 

43

54

 

78

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

113

127

9

11

 

44

55

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

92

 

114

128

10

13

 

45

56

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

80

93

 

115

129

11

14

 

46

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

81

94

 

116

130

12

15

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

59

 

82

95

 

117

131

13

16

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

48

60

 

83

96

 

118

132

14

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

49

61

 

84

97

 

119

133

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18

 

50

62

 

85

99

 

120

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

19

 

51

63

 

86

100

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

135

17

20

 

52

64

 

87

101

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

122

136

18

21

 

53

65

 

88

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

123

137

19

23

 

54

66

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

103

 

124

138

20

24

 

55

67

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

90

104

 

125

139

21

25

 

56

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

91

105

 

126

140

22

26

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

70

 

92

106

 

127

141

23

27

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

58

71

 

93

107

 

128

142

24

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

59

72

 

94

108

 

129

144

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

29

 

60

73

 

95

109

 

130

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26

38

 

61

74

 

96

110

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

146

27

39

 

62

75

 

97

111

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

132

147

28

40

 

63

76

 

98

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

133

148

29

41

 

64

77

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

113

 

134

148A

30

42

 

65

78

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

100

114

 

135

148B

31

43

 

66

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

101

115

 

136

149

32

44

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

80

 

102

116

 

137

150

33

45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

68

81

 

103

117

 

 

 

34

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

69

82

 

104

118

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

47

 

70

83

 

105

119

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX 02

VIETNAM PUBLIC SECTOR ACCOUNTING STANDARD 2
CASH FLOW STATEMENT
(Issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Ministry of Finance)

INTRODUCTION

The Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are compiled by the Accounting Public Sector Standard Drafting Board affiliated to the Ministry of Finance to ensure compliance with accounting international practices and in conformity with actual circumstances of Vietnam. Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) have the same reference number with equivalent International Public Sector Accounting Standards (IPSASs).

VPSAS 2 “Cash Flow Statement” is compiled based on IPSAS 2 “Cash Flow Statement” and current regulations on financial regime and budgets of Vietnam. VPSAS 2 sets out provisions in accordance with applicable legislation of Vietnam and regulations to be amended in the coming time. VPSAS 2 does not set out any provision of IPSAS 2 not conformity with the finance and budget regime in a long term, any addition shall be made in line with actual circumstances from time to time.

The IPSAS 2 that prevails is the version issued in 2000, amended in accordance with other international public sector accounting standards up December 31, 2018, issued by International Public Sector Accounting Standards Board (IPSASB).

VPSAS 2 reorganizes the number order of paragraphs compared to the IPSAS. For comparison purpose, a table of reference of paragraphs in VPSAS and paragraphs in IPSAS is issued together with this Standard. In respect of contents relevant to other issued VPSASs, VPSAS 2 recites their reference numbers and names. In respect of contents of VPSASs that have not been issued, this Standard only recites the name or relevant content to be referred to, not the reference number, of these VPSASs as in VPSAS 2. The specific recitation of the reference number and name of these VPSASs shall be done later when they have been issued.

Until the issue date of VPSAS 2 (2021), the relevant standards below have been not issued:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Name of public sector accounting standard

Paragraph referred to

1

The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates

35

2

Borrowing Costs

38

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50

 

VPSAS 2 - CASH FLOW STATEMENT

Process of issue, amendments to VPSAS 2
(hereinafter referred to as Standard)

The first version of VPSAS 2 is issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance.

This Standard comes into force as of September 1, 2021 and applies from September 1, 2021.

Standards with the same effect, include:

- VPSAS 1: Presentation of Financial Statements;

- VPSAS 12: Inventories;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- VPSAS 31: Intangible Assets.

 

VPSAS 2 - CASH FLOW STATEMENT

CONTENTS

Contents of VPSAS 2 “Cash Flow Statement” are presented from paragraphs 1 through 54. Every paragraph have the same validity.

 

Paragraph

I. GENERAL PROVISIONS

1-15

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Scope

2-3

Benefits of Cash Flow Information

4-6

Definitions

7-15

Cash and Cash Equivalents

8-10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11-13

Future Economic Benefits or Service Potential

14

Net Assets/Equity

15

II. SPECIFIC PROVISIONS

16-54

Presentation of a Cash Flow Statement

16-23

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

19-21

Investing Activities

22

Financing Activities

23

Reporting Cash Flows from Operating Activities

24-27

Reporting Cash Flows from Investing and Financing Activities

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

29-32

Foreign Currency Cash Flows

33-36

Interest and Dividend or Similar Distributions

37-40

Taxes on Net Surplus

41-43

Investments in Controlled Entities, Associates and Joint Ventures

44-45

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

46-47

Components of Cash and Cash Equivalents

48-50

Other Disclosures

51-54

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

 

 

I. GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The objective of this Standard is to require the provision of information about the historical changes in cash and cash equivalents of an entity by means of a cash flow statement that classifies cash flows during the period from operating, investing, and financing activities. The cash flow statement identifies: the sources of cash inflows, the items on which cash was expended during the reporting period, and the cash balance as at the reporting date. Information about the cash flows of an entity is useful in providing users of financial statements with information for both accountability and decision-making purposes. Cash flow information allows users to ascertain how a public sector entity raised the cash it required to fund its activities, and the manner in which that cash was used. In making and evaluating decisions about the allocation of resources, such as the sustainability of the entity’s activities, users require an understanding of the timing and certainty of cash flows.

Scope

2. An entity that prepares and presents financial statements under the accrual basis of accounting shall prepare a cash flow statement in accordance with the requirements of this Standard, and shall present it as an integral part of its financial statements for each period for which financial statements are presented.

3. Information about cash flows may be useful to users of an entity’s financial statements in: assessing the entity’s cash flows; assessing the entity’s compliance with legislation and regulations (including authorized budgets where appropriate); and making decisions about whether to provide resources to, or enter into transactions with, an entity. They are generally interested in how the entity generates and uses cash and cash equivalents. This is the case regardless of the nature of the entity’s activities. This is the case irrespective of whether cash can be viewed as the product of the entity, as may be the case with a public financial institution. Entities need cash to pay for the goods and services they consume, to meet ongoing debt servicing costs, and, in some cases, to reduce levels of debt. Accordingly, this Standard requires all entities to present a cash flow statement.

Benefits of Cash Flow Information

4. Information about the cash flows of an entity is useful in assisting users to predict:  the future cash requirements of the entity, its ability to generate cash flows in the future, and its ability to fund changes in the scope and nature of its activities. A cash flow statement also provides a means by which an entity can discharge its accountability for cash inflows and cash outflows during the reporting period.

5. A cash flow statement, when used in conjunction with other financial statements, provides information that enables users to evaluate the changes in net assets/equity of an entity, its financial structure (including its liquidity and solvency), and its ability to affect the amounts and timing of cash flows in order to adapt to changing circumstances and opportunities. It also enhances the comparability of the reporting of operating performance by different entities, because it eliminates the effects of using different accounting treatments for the same transactions and other events (if any).

6. Historical cash flow information is often used as an indicator of the amount, timing, and certainty of future cash flows. It is also useful in checking the accuracy of past assessments of future cash flows.

Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investing activities are the acquisition and disposal of long-term assets and other investments not included in cash equivalents.

Financing activities are activities that result in changes in the size and composition of the contributed capital and borrowings of the entity.

Operating activities are the activities of the entity that are not investing or financing activities.

Control: An entity controls another entity when the entity is exposed, or has rights, to variable benefits from its involvement with the other entity and has the ability to affect the nature and amount of those benefits through its power over the other entity.

Cash flows are inflows and outflows of cash and cash equivalents.

Reporting date means the date of the last day of the reporting period to which the financial statements relate.

Cash comprises cash on hand and demand deposits.

Cash equivalents are short-term, highly liquid investments that are readily convertible to known amounts of cash and which are subject to an insignificant risk of changes in value.

Terms defined in other Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are used in this Standard with the same meaning as in those other Standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Cash equivalents are held for the purpose of meeting short term cash commitments rather than for investment or other purposes. For an investment to qualify as a cash equivalent, it must be readily convertible to a known amount of cash and be subject to an insignificant risk of changes in value. Therefore, an investment normally qualifies as a cash equivalent only when it has a short maturity of, say, three months or less from the date of acquisition. Equity investments are excluded from cash equivalents unless they are, in substance, cash equivalents.

9. Bank borrowings are generally considered to be financing activities. However, in some countries, bank overdrafts that are repayable on demand form an integral part of an entity’s cash management.

10. Cash flows exclude movements between items that constitute cash or cash equivalents, because these components are part of the cash management of an entity rather than part of its operating, investing, and financing activities. Cash management includes the investment of excess cash in cash equivalents.

Economic Entity

11. The term “economic entity” is used in this Standard to define, for financial reporting purposes, a group of entities comprising the controlling entity and any controlled entities.

12. Other terms sometimes used to refer to an economic entity include “consolidated entity”, “superior accounting entity” and “budget estimate unit level I”.

13. An economic entity may include entities with both social policy and commercial objectives. For example, a Ministry may include administrative entities that are funded by the state budget to perform assigned tasks and duties, as well as public sector entities that both perform assigned tasks and provide services as per the law.

Future Economic Benefits or Service Potential

14. Assets provide a means for entities to achieve their objectives. Assets that are used to generate net cash inflows are often described as embodying “future economic benefits”. Assets that are used to deliver goods and services in accordance with an entity’s objectives but which do not directly generate net cash inflows are often described as embodying “service potential.”  To encompass all the purposes to which assets may be put, this Standard uses the term “future economic benefits or service potential” to describe the essential characteristic of assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. Net assets/equity is the term used in this Standard to refer to the residual measure in the statement of financial position (assets less liabilities). Net assets/equity may be positive or negative. Other terms may be used in place of net assets/equity, provided that their meaning is clear.

II. SPECIFIC PROVISIONS

Presentation of a Cash Flow Statement

16. The cash flow statement shall report cash flows during the period classified by operating, investing, and financing activities.

17. An entity presents its cash flows from operating, investing, and financing activities in a manner that is most appropriate to its activities. Classification by activity provides information that allows users to assess the impact of those activities on the financial position of the entity, and the amount of its cash and cash equivalents. This information may also be used to evaluate the relationships among those activities.

18. A single transaction may include cash flows that are classified differently. For example, when the cash repayment of a loan includes both interest and capital, the interest element may be classified as an operating activity and the capital element classified as a financing activity.

Operating Activities

19. The amount of net cash flows arising from operating activities is a key indicator of the extent to which the operations of the entity are funded:

(a) By way of taxes (directly and indirectly); or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The amount of the net cash flows also assists in showing the ability of the entity to maintain its operating capability, repay obligations, pay a dividend or similar distribution to its owner, and make new investments, without recourse to external sources of financing.

The consolidated whole-of-government operating cash flows provide an indication of the extent to which a government (or local government) has financed its current activities through taxation and charges.

Information about the specific components of historical operating cash flows is useful, in conjunction with other information, in forecasting future operating cash flows.

20. Cash flows from operating activities are primarily derived from the principal cash-generating activities of the entity. Examples of cash flows from operating activities are:

(a) Cash receipts from taxes, levies, and fines;

(b) Cash receipts from charges for goods and services provided by the entity;

(c) Cash receipts from grants or transfers and other appropriations or other budget authority made by central government or other public sector entities;

(d) Cash receipts from royalties, fees, commissions, and other revenue;

(e) Cash payments to other public sector entities to finance their operations (not including loans);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(g) Cash payments to and on behalf of employees;

(h) Cash receipts and cash payments of an insurance entity for premiums and claims, annuities, and other policy benefits;

(i) Cash payments of local property taxes or income taxes (where appropriate) in relation to operating activities;

(j) Cash receipts and payments from contracts held for dealing or trading purposes;

(k) Cash receipts or payments from discontinuing operations; and

(l) Cash receipts or payments in relation to litigation settlements.

Some transactions, such as the sale of an item of plant, may give rise to a gain or loss that is included in surplus or deficit. The cash flows relating to such transactions are cash flows from investing activities. However, cash payments to construct or acquire assets held for rental to others and subsequently held for sale as described in VPSAS 17, Property, Plant, and Equipment are cash flows from operating activities. The cash receipts from rents and subsequent sales of such assets are also cash flows from operating activities.

21. An entity may hold securities and loans for dealing or trading purposes, in which case they are similar to inventory acquired specifically for resale. Therefore, cash flows arising from the purchase and sale of dealing or trading securities are classified as operating activities.  Similarly, cash advances and loans made by public financial institutions are usually classified as operating activities, since they relate to the main cash-generating activity of that entity.

Investing Activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Cash payments to acquire property, plant, and equipment, intangibles, and other long-term assets. These payments include those relating to capitalized development costs and self-constructed property, plant, and equipment;

(b) Cash receipts from sales of property, plant, and equipment, intangibles, and other long-term assets;

(c) Cash payments to acquire equity or debt instruments of other entities and interests in joint ventures (other than payments for those instruments considered to be cash equivalents or those held for dealing or trading purposes);

(d) Cash receipts from sales of equity or debt instruments of other entities and interests in joint ventures (other than receipts for those instruments considered to be cash equivalents and those held for dealing or trading purposes);

(e) Cash advances and loans made to other parties (other than advances and loans made by a public financial institution);

(f) Cash receipts from the repayment of advances and loans made to other parties (other than advances and loans of a public financial institution);

(g) Cash payments to equity participation in other entities;

(h) Cash receipts from equity participation in other entities.

Financing Activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Cash proceeds from issuing debentures, loans, notes, bonds, mortgages, and other short or long-term borrowings;

(b) Cash repayments of amounts borrowed; and

(c) Cash payments by a lessee for the reduction of the outstanding liability relating to a finance lease.

Reporting Cash Flows from Operating Activities

24. An entity shall report cash flows from operating activities using either:

(a) The direct method, whereby major classes of gross cash receipts and gross cash payments are disclosed; or

(b) The indirect method, whereby surplus or deficit is adjusted for the effects of transactions of a noncash nature, any deferrals or accruals of past or future operating cash receipts or payments, and items of revenue or expense associated with investing or financing cash flows.

25. Entities are encouraged to report cash flows from operating activities using the direct method. The direct method provides information that may be useful in estimating future cash flows, and not available under the indirect method. Under the direct method, information about major classes of gross cash receipts and gross cash payments may be obtained either:

(a) From the accounting records of the entity; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Changes during the period in inventories and operating receivables and payables;

(ii) Other noncash items; and

(iii) Other items for which the cash effects are investing or financing cash flows.

26. Entities reporting cash flows from operating activities using the direct method are also encouraged to provide a reconciliation of the surplus/deficit from ordinary activities with the net cash flow from operating activities. This reconciliation may be provided as part of the cash flow statement or in the notes to the financial statements.

27. Under the indirect method, the net cash flow from operating activities is determined by adjusting surplus or deficit from ordinary activities for the effects of:

(a) Changes during the period in inventories and operating receivables and payables;

(b) Non-cash items such as depreciation, provisions, deferred taxes, unrealized foreign currency gains and losses, undistributed surpluses of associates, and minority interests; and

(c) All other items for which the cash effects are investing or financing cash flows.

Reporting Cash Flows from Investing and Financing Activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reporting Cash Flows on a Net Basis

29. Cash flows arising from the following operating, investing, or financing activities may be reported on a net basis:

(a) Cash receipts collected and payments made on behalf of customers, taxpayers, or beneficiaries  when the cash flows reflect the activities of the other party rather than those of the entity; and

(b) Cash receipts and payments for items in which the turnover is quick, the amounts are large, and the maturities are short.

30. Paragraph 29(a) refers only to transactions where the resulting cash balances are controlled by the reporting entity. Examples of such cash receipts and payments include:

(a) The collection of taxes by one level of government for another level of government, not including taxes collected by a government for its own use as part of a tax-sharing arrangement;

(b) The acceptance and repayment of demand deposits of a public financial institution;

(c) Funds held for customers by an investment or trust entity; and

(d) Rents collected on behalf of, and paid over to, the owners of properties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) The purchase and sale of investments; and

(b) Other short-term borrowings, for example, those that have a maturity period of three months or less.

32. Cash flows arising from each of the following activities of a public financial institution may be reported on a net basis:

(a) Cash receipts and payments for the acceptance and repayment of deposits with a fixed maturity date;

(b) The placement of deposits with, and withdrawal of deposits from, other financial institutions; and

(c) Cash advances and loans made to customers and the repayment of those advances and loans.

Foreign Currency Cash Flows

33. Cash flows arising from transactions in a foreign currency shall be recorded in an entity’s functional currency by applying to the foreign currency amount the exchange rate between the functional currency and the foreign currency at the date of the cash flow.

34. The cash flows of a foreign controlled entity shall be translated at the exchange rates between the Vietnamese dong and the foreign currency at the dates of the cash flows.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

36. Unrealized gains and losses arising from changes in foreign currency exchange rates are not cash flows. However, the effect of exchange rate changes on cash and cash equivalents held or due in a foreign currency is reported in the cash flow statement in order to reconcile cash and cash equivalents at the beginning and the end of the period. This amount is presented separately from cash flows from operating, investing, and financing activities, and includes the differences, if any, if those cash flows had been reported at end of period exchange rates.

Interest and Dividends or Similar Distributions

37. Cash flows from interest and dividends or similar distributions received and paid shall each be disclosed separately. Each shall be classified in a consistent manner from period to period as either operating, investing, or financing activities.

38. The total amount of interest paid during a period is disclosed in the cash flow statement, whether it has been recognized as an expense in the statement of financial performance or capitalized in accordance with the allowed alternative treatment in VPSAS 5, Borrowing Costs.

39. Interest paid and interest and dividends or similar distributions received are usually classified as operating cash flows for a public financial institution. However, there is no consensus on the classification of these cash flows for other entities. Interest paid and interest and dividends or similar distributions received may be classified as operating cash flows because they enter into the determination of surplus or deficit. Alternatively, interest paid and interest and dividends or similar distributions received may be classified as financing cash flows and investing cash flows respectively, because they are costs of obtaining financial resources or returns on investments.

40. Dividends or similar distributions paid may be classified as a financing cash flow because they are a cost of obtaining financial resources. Alternatively, dividends or similar distributions paid may be classified as a component of cash flows from operating activities in order to assist users to determine the ability of an entity to make these payments out of operating cash flows.

Taxes on Net Surplus

41. Cash flows arising from taxes on net surplus shall be separately disclosed and shall be classified as cash flows from operating activities, unless they can be specifically identified with financing and investing activities.

42. Some public sector entities may operate under tax-equivalent regimes, where taxes are levied in the same way as they are on private sector entities. For example, some production and businesses of goods and services of public sector entities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investments in Controlled Entities, Associates and Joint Ventures

44. When accounting for an investment in an associate or a controlled entity accounted for by use of the equity or cost method, an investor restricts its reporting in the cash flow statement to the cash flows between itself and the investee, for example, to dividends or similar distributions and advances.

45. An entity that reports its interest in a jointly controlled entity using proportionate consolidation includes in its consolidated cash flow statement its proportionate share of the jointly controlled entity’s cash flows. An entity that reports such an interest using the equity method includes in its cash flow statement (a) the cash flows in respect of its investments in the jointly controlled entity, and (b) distributions and other payments or receipts between it and the jointly controlled entity.

Noncash Transactions

46. Investing and financing transactions that do not require the use of cash or cash equivalents shall be excluded from a cash flow statement. Such transactions shall be disclosed elsewhere in the financial statements in a way that provides all the relevant information about these investing and financing activities.

47. Many investing and financing activities do not have a direct impact on current cash flows, although they do affect the capital and asset structure of an entity. The exclusion of noncash transactions from the cash flow statement is consistent with the objective of a cash flow statement, as these items do not involve cash flows in the current period. Examples of noncash transactions are:

(a) The acquisition of assets through the exchange of assets, the assumption of directly related liabilities, or by means of a finance lease; and

(b) The conversion of debt to equity.

Components of Cash and Cash Equivalents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

49. In view of the variety of cash management practices and banking arrangements around the world, and in order to comply with VPSAS 1, an entity discloses the policy that it adopts in determining the composition of cash and cash equivalents.

50. The effect of any change in the policy for determining components of cash and cash equivalents, for example, a change in the classification of financial instruments previously considered to be part of an entity’s investment portfolio, is reported in accordance with VPSAS 3, Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors.

Other Disclosures

51. An entity shall disclose, together with a commentary by management in the notes to the financial statements, the amount of significant cash and cash equivalent balances held by the entity that are not available for use by the economic entity.

52. There are various circumstances in which cash and cash equivalent balances held by an entity are not available for use by the economic entity. Examples include cash and cash equivalent balances held by a controlled entity that operates in a country where exchange controls or other legal restrictions apply, when the balances are not available for general use by the controlling entity or other controlled entities.

53. Additional information may be relevant to users in understanding the financial position and liquidity of an entity. Disclosure of this information, together with a description in the notes to the financial statements, is encouraged, and may include:

(a) The amount of undrawn borrowing facilities that may be available for future operating activities and to settle capital commitments, indicating any restrictions on the use of these facilities;

(b) The amount and nature of restricted cash balances.

54. Where appropriations or budget authorizations are prepared on a cash basis, the cash flow statement may assist users in understanding the relationship between the entity’s activities or programs and the government’s budgetary information. Refer to VPSAS 1 for a brief discussion of the comparison of actual and budgeted figures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Paragraph of

VPSAS 02

Paragraph of

IPSAS 2

1

 

2

1

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

5

5

6

6

7

7

8

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9

10

10

11

11

12

12

13

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14

15

15

17

16

18

17

19

18

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

19

21

20

22

21

23

22

25

23

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24

27

25

28

26

29

27

30

28

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

29

32

30

33

31

34

32

35

33

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

34

37

35

38

36

39

37

40

38

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

39

42

40

43

41

44

42

45

43

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

44

47

45

48

46

54

47

55

48

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

49

57

50

58

51

59

52

60

53

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

54

62

 

APPENDIX 03

VPSAS 12 - INVENTORIES
(Issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Ministry of Finance)

INTRODUCTION

The Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are compiled by the Accounting Public Sector Standard Drafting Board affiliated to the Ministry of Finance to ensure compliance with accounting international practices and in conformity with actual circumstances of Vietnam. Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) have the same reference number with equivalent International Public Sector Accounting Standards (IPSASs).

VPSAS 12 “Inventories” is compiled based on IPSAS 12 “Inventories” and current regulations on financial regime and budgets of Vietnam. VPSAS 12 sets out provisions in accordance with applicable legislation of Vietnam and regulations to be amended in the coming time. VPSAS 12 does not set out any provision of IPSAS 12 not conformity with the finance and budget regime in a long term, any addition shall be made in line with actual circumstances from time to time.

The IPSAS 12 that prevails is the version issued in 2003, amended in accordance with other international public sector accounting standards up December 31, 2018, issued by International Public Sector Accounting Standards Board (IPSASB).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Until the issue date of VPSAS 12 (2021), the relevant standards below have been not issued:

No.

Name of public sector accounting standard

Paragraph referred to

1

Construction Contracts

2(a)

2

Financial Instruments: Presentation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Financial Instruments: Recognition and Measurement

2(b)

4

Agriculture

2(c); 26

5

Revenue from Exchange Transactions

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Borrowing Costs

23

7

Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets

37

 

VPSAS 12 - INVENTORIES

Process of issue, amendments to VPSAS 12
(hereinafter referred to as Standard)

The first version of VPSAS 12 is issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Standards with the same effect, include:

- VPSAS 1: Presentation of Financial Statements;

- VPSAS 2: Cash Flow Statement;

- VPSAS 17: Property, Plant and Equipment;

- VPSAS 31: Intangible Assets.

 

VPSAS 12 - INVENTORIES

CONTENTS

Contents of VPSAS 12 “Inventories” are presented from paragraphs 1 through 54. Every paragraph have the same validity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Objectives

Scope

Definitions

Net Realizable Value

Inventories

II. SPECIFIC PROVISIONS

Measurement of Inventories

Cost of Inventories

Costs of Purchase

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Other Costs

Cost of Inventories of a Service Provider

Cost of Agricultural Produce Harvested from Biological Assets

Techniques for the Measurement of Cost

Cost Formulas

Net Realizable Value

Distributing Goods at No Charge or for a Nominal Charge

Recognition as an Expense

Disclosure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

I. GENERAL PROVISIONS

Objective

1. The objective of this Standard is to prescribe the accounting treatment for inventories. A primary issue in accounting for inventories is the amount of cost to be recognized as an asset and carried forward until the related revenues are recognized. This Standard provides guidance on the determination of cost and its subsequent recognition as an expense, including any write-down to net realizable value. It also provides guidance on the cost formulas that are used to assign costs to inventories.

Scope

2. An entity that prepares and presents financial statements under the accrual basis of accounting shall apply this Standard in accounting for all inventories except:

(a) Work in progress arising under construction contracts, including directly related service contracts;

(b) Financial instruments;

(c) Biological assets related to agricultural activity and agricultural produce at the point of harvest; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. This Standard does not apply to the measurement of inventories held by:

(a) Producers of agricultural and forest products, agricultural produce after harvest, and minerals and mineral products, to the extent that they are measured at net realizable value in accordance with well-established practices in those industries. When such inventories are measured at net realizable value, changes in that value are recognized in surplus or deficit in the period of the change.

(b) Commodity broker-traders who measure their inventories at fair value less costs to sell. When such inventories are measured at fair value less costs to sell, changes in fair value less costs to sell are recognized in surplus or deficit in the period of the change.

4. The inventories Paragraph referred to 3(a) are measured at net realizable value at certain stages of production. This occurs, for example, when agricultural crops have been harvested or minerals have been extracted and sale is assured under a forward contract or a government guarantee, or when an active market exists and there is a negligible risk of failure to sell. These inventories are excluded from only the measurement requirements of this Standard.

5. Broker-traders are those who buy or sell commodities for others or on their own account. The inventories Paragraph referred to 3(b) are principally acquired with the purpose of selling in the near future and generating a surplus from fluctuations in price or broker-traders’ margin. When these inventories are measured at fair value less costs to sell, they are excluded from only the measurement requirements of this Standard.

Definitions

6. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:

Current replacement cost is the cost the entity would incur to acquire the asset on the reporting date.

Net realizable value is the estimated selling price in the ordinary course of operations less the estimated costs of completion and the estimated costs necessary to make the sale, exchange or distribution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) In the form of materials or supplies to be consumed in the production process;

(b) In the form of materials or supplies to be consumed or distributed in the rendering of services;

(c) Held for sale or distribution in the ordinary course of operations; or

(d) In the process of production for sale or distribution.

Terms defined in other Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are used in this Standard with the same meaning as in those other Standards.

Net Realizable Value

7. Net realizable value refers to the net amount that an entity expects to realize from the sale of inventory in the ordinary course of operations. Fair value reflects the amount for which the same inventory could be exchanged between knowledgeable and willing buyers and sellers in the marketplace. The former is an entity-specific value; the latter is not. Net realizable value for inventories may not equal fair value less costs to sell.

Inventories

8. Inventories encompass goods purchased and held for resale including, for example, merchandise purchased by an entity and held for resale, or land and other property held for sale. Inventories also encompass finished goods produced, or work in progress being produced, by the entity. Inventories also include materials and supplies awaiting use in the production process and goods purchased or produced by an entity, which are for distribution to other parties for no charge or for a nominal charge. In many public sector entities inventories will relate to the provision of services rather than goods purchased and held for resale or goods manufactured for sale. In the case of a service provider, inventories include the costs of the service, as described in paragraph 24, for which the entity has not yet recognized the related revenue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Consumable stores;

(b) Maintenance materials;

(c) Spare parts for plant and equipment other than those dealt with in Standards on Property, Plant And Equipment;

(d) Strategic stockpiles (for example, energy reserves);

(e) Stocks of unissued currency;

(f) Postal service supplies held for sale (for example, stamps);

(g) Work in progress, including:

(i) Educational/training course materials; and

(ii) Client services (for example, auditing services) where those services are sold at arm’s length prices; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Where the government controls the rights to create and issue various assets, including postal stamps and currency, these items of inventory are recognized as inventories for the purposes of this Standard. They are not reported at face value, but measured in accordance with paragraph 12, that is at their printing or minting cost.

11. When a government maintains strategic stockpiles of various reserves, such as energy reserves (for example, oil), for use in emergency or other situations (for example, natural disasters or other civil defense emergencies), these stockpiles are recognized as inventories for the purposes of this Standard and treated accordingly.

II. SPECIFIC PROVISIONS

Measurement of Inventories

12. Inventories shall be measured at the lower of cost and net realizable value, except where paragraph 13 or 14 applies.

13. Where inventories are acquired through a non-exchange transaction, their cost shall be measured at their fair value as at the date of acquisition.

14. Inventories shall be measured at the lower of cost and current replacement cost where they are held for:

(a) Distribution at no charge or for a nominal charge; or

(b) Consumption in the production process of goods to be distributed at no charge or for a nominal charge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. The cost of inventories shall comprise all costs of purchase, costs of conversion and other costs incurred in bringing the inventories to their present location and condition.

Costs of Purchase

16. The costs of purchase of inventories comprise the purchase price, import duties and other taxes (other than those subsequently recoverable by the entity from the taxing authorities), and transport, handling and other costs directly attributable to the acquisition of finished goods, materials and supplies. Trade discounts, rebates and other similar items are deducted in determining the costs of purchase.

Costs of Conversion

17. The costs of converting work-in-progress inventories into finished goods inventories are incurred primarily in a manufacturing environment. The costs of conversion of inventories include costs directly related to the units of production, such as direct labor. They also include a systematic allocation of fixed and variable production overheads that are incurred in converting materials into finished goods. Fixed production overheads are those indirect costs of production that remain relatively constant regardless of the volume of production, such as depreciation and maintenance of factory buildings and equipment, and the cost of factory management and administration. Variable production overheads are those indirect costs of production that vary directly, or nearly directly, with the volume of production, such as indirect materials and indirect labor.

18. The allocation of fixed production overheads to the costs of conversion is based on the normal capacity of the production facilities. Normal capacity is the production expected to be achieved on average over a number of periods or seasons under normal circumstances, taking into account the loss of capacity resulting from planned maintenance.  The actual level of production may be used if it approximates normal capacity. The amount of fixed overhead allocated to each unit of production is not increased as a consequence of low production or idle plant. Unallocated overheads are recognized as an expense in the period in which they are incurred. In periods of abnormally high production, the amount of fixed overhead allocated to each unit of production is decreased so that inventories are not measured above cost. Variable production overheads are allocated to each unit of production on the basis of the actual use of the production facilities.

19. A production process may result in more than one product being produced simultaneously. This is the case, for example, when joint products are produced or when there is a main product and a by-product. When the costs of conversion of each product are not separately identifiable, they are allocated between the products on a rational and consistent basis. The allocation may be based, for example, on the relative sales value of each product either at the stage in the production process when the products become separately identifiable, or at the completion of production. Most by-products, by their nature, are immaterial. When this is the case, they are often measured at net realizable value and this value is deducted from the cost of the main product. As a result, the carrying amount of the main product is not materially different from its cost.

Other Costs

20. Other costs are included in the cost of inventories only to the extent that they are incurred in bringing the inventories to their present location and condition. For example, it may be appropriate to include non-production overheads or the costs of designing products for specific customers in the cost of inventories.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) Abnormal amounts of wasted materials, labor, or other production costs;

(b) Storage costs, unless those costs are necessary in the production process before a further production stage;

(c) Administrative overheads that do not contribute to bringing inventories to their present location and condition; and

(d) Selling costs.

22. VPSAS regarding borrowing costs identifies limited circumstances where borrowing costs are included in the cost of inventories.

23. An entity may purchase inventories on deferred settlement terms. When the arrangement effectively contains a financing element, that element, for example a difference between the purchase price for normal credit terms and the amount paid, is recognized as interest expense over the period of the financing.

Cost of Inventories of a Service Provider

24. To the extent that service providers have inventories except those Paragraph referred to 2(d), they measure them at the costs of their production. These costs consist primarily of the labor and other costs of personnel directly engaged in providing the service, including supervisory personnel, and attributable overheads. The costs of labor not engaged in providing the service are not included. Labor and other costs relating to sales and general administrative personnel are not included but are recognized as expenses in the period in which they are incurred. The cost of inventories of a service provider does not include surplus margins or non-attributable overheads that are often factored into prices charged by service providers.

Cost of Agricultural Produce Harvested from Biological assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Techniques for the Measurement of Cost

26. Techniques for the measurement of the cost of inventories, such as the standard cost method or the retail method, may be used for convenience if the results approximate cost. Standard costs take into account normal levels of materials and supplies, labor, efficiency and capacity utilization. They are regularly reviewed and, if necessary, revised in the light of current conditions.

27. Inventories may be transferred to the entity by means of a non-exchange transaction. For example, an international aid agency may donate medical supplies to a public hospital in the aftermath of a natural disaster. Under such circumstances, the cost of inventory is its fair value as at the date it is acquired.

Cost Formulas

28. The cost of inventories of items that are not ordinarily interchangeable and goods or services produced and segregated for specific projects shall be assigned by using specific identification of their individual costs.

29. Specific identification of costs means that specific costs are attributed to identified items of inventory. This is an appropriate treatment for items that are segregated for a specific project, regardless of whether they have been bought or produced. However, specific identification of costs is inappropriate when there are large numbers of items of inventory which are ordinarily interchangeable. such circumstances, the method of selecting those items that remain in inventories could be used to obtain predetermined effects on the net surplus or deficit for the period.

30. When applying paragraph 29 an entity shall use the same cost formula for all inventories having similar nature and use to the entity. For inventories with different nature or use (for example, certain commodities used in one segment and the same type of commodities used in another segment), different cost formulas may be justified. A difference in geographical location of inventories (and in the respective tax rules), by itself, is not sufficient to justify the use of different cost formulas.

31. The cost of inventories, other than those dealt with in paragraph 28, shall be assigned by using the first-in, first-out (FIFO) or weighted average cost formulas. An entity shall use the same cost formula for all inventories having a similar nature and use to the entity. For inventories with a different nature or use, different cost formulas may be justified.

32. For example, inventories used in one segment may have a use to the entity different from the same type of inventories used in another segment. However, a difference in geographical location of inventories, by itself, is not sufficient to justify the use of different cost formulas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Net Realizable Value

34. The cost of inventories may not be recoverable if those inventories are damaged, if they have become wholly or partially obsolete, or if their selling prices have declined. The cost of inventories may also not be recoverable if the estimated costs of completion or the estimated costs to be incurred to make the sale, exchange or distribution have increased. The practice of writing inventories down below cost to net realizable value is consistent with the view that assets are not to be carried in excess of the future economic benefits or service potential expected to be realized from their sale, exchange, distribution or use.

35. Inventories are usually written down to net realizable value on an item by item basis. In some circumstances, however, it may be appropriate to group similar or related items. This may be the case with items of inventory that have similar purposes or end uses and cannot practicably be evaluated separately from other items in that product line. It is not appropriate to write-down inventories based on a classification of inventory, for example, finished goods, or all the inventories in a particular operation or geographical segment. Service providers generally accumulate costs in respect of each service for which a separate selling price is charged. Therefore, each such service is treated as a separate item.

36. Estimates of net realizable value also take into consideration the purpose for which the inventory is held. For example, the net realizable value of the quantity of inventory held to satisfy firm sales or service contracts is based on the contract price. If the sales contracts are for less than the inventory quantities held, the net realizable value of the excess is based on general selling prices. Guidance on the treatment of provisions or contingent liabilities, such as those arising from firm sales contracts in excess of inventory quantities held, and on firm purchase contracts can be found in VPSAS 19 regarding provisions, contingent liabilities and contingent assets.

37. Materials and other supplies held for use in the production of inventories are not written down below cost if the finished products in which they will be incorporated are expected to be sold, exchanged or distributed at or above cost. However, when a decline in the price of materials indicates that the cost of the finished products exceeds net realizable value, the materials are written down to net realizable value. In such circumstances, the replacement cost of the materials may be the best available measure of their net realizable value.

38. A new assessment is made of net realizable value in each subsequent period. When the circumstances that previously caused inventories to be written down below cost no longer exist or when there is clear evidence of an increase in net realizable value because of changed economic circumstances, the amount of the write-down is reversed (i.e., the reversal is limited to the amount of the original write-down) so that the new carrying amount is the lower of the cost and the revised net realizable value. This occurs, for example, when an item of inventory, that is carried at net realizable value, because its selling price has declined, is still on hand in a subsequent period and its selling price has increased.

Distributing Goods at No Charge or for a Nominal Charge

39. A public sector entity may hold inventories whose future economic benefits or service potential are not directly related to their ability to generate net cash inflows. These types of inventories may arise when a government has determined to distribute certain goods at no charge or for a nominal amount. In these cases, the future economic benefits or service potential of the inventory for financial reporting purposes is reflected by the amount the entity would need to pay to acquire the economic benefits or service potential if this was necessary to achieve the objectives of the entity. Where the economic benefits or service potential cannot be acquired in the market, an estimate of replacement cost will need to be made. If the purpose for which the inventory is held changes, then the inventory is valued using the provisions of paragraph 12.

Recognition as an Expense

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

41. For a service provider, the point when inventories are recognized as expenses normally occurs when services are rendered, or upon billing for chargeable services.

42. Some inventories may be allocated to other asset accounts, for example, inventory used as a component of self-constructed property, plant or equipment. Inventories allocated to another asset in this way are recognized as an expense during the useful life of that asset.

Disclosure

43. The financial statements shall disclose:

(a) The accounting policies adopted in measuring inventories, including the cost formula used;

(b) The total carrying amount of inventories and the carrying amount in classifications appropriate to the entity;

(c) The carrying amount of inventories carried at fair value less costs to sell;

(d) The amount of inventories recognized as an expense during the period;

(e) The amount of any write-down of inventories recognized as an expense in the period in accordance with paragraph 40;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(g) The circumstances or events that led to the reversal of a write-down of inventories in accordance with paragraph 40; and

(h) The carrying amount of inventories pledged as security for liabilities.

44. Information about the carrying amounts held in different classifications of inventories and the extent of the changes in these assets is useful to financial statement users. Common classifications of inventories are merchandise, production supplies, materials, work in progress and finished goods. The inventories of a service provider may be described as work in progress.

45. The amount of inventories recognized as an expense during the period consists of those costs previously included in the measurement of inventory that has now been sold, exchanged or distributed, and unallocated production overheads and abnormal amounts of production costs of inventories. The circumstances of the entity may also warrant the inclusion of other costs, such as distribution costs.

46. Some entities adopt a format for surplus or deficit that results in amounts being disclosed other than the cost of inventories recognized as an expense during the period. Under this format, an entity presents an analysis of expenses using a classification based on the nature of expenses. In this case, the entity discloses the costs recognized as an expense for  raw materials and consumables, labor costs and other costs together with the amount of the net change in inventories for the period.

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

Paragraph VPSAS 12

Paragraph IPSAS 12

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

2

3

3

4

7

5

8

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

10

8

11

9

12

10

13

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12

15

13

16

14

17

15

18

16

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17

20

18

21

19

23

20

24

21

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22

26

23

27

24

28

25

29

26

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

27

31

28

32

29

33

30

34

31

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

32

36

33

37

34

38

35

39

36

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

37

41

38

42

39

43

40

44

41

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

42

46

43

47

44

48

45

49

46

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX 04

VPSAS 17 - PROPERTY, PLANT, AND EQUIPMENT
(Issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance)

INTRODUCTION

The Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are compiled by the Accounting Public Sector Standard Drafting Board affiliated to the Ministry of Finance to ensure compliance with accounting international practices and in conformity with actual circumstances of Vietnam. Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) have the same reference number with equivalent International Public Sector Accounting Standards (IPSASs).

VPSAS 17 “Inventories” is compiled based on IPSAS 17 “Inventories” and current regulations on financial regime and budgets of Vietnam. VPSAS 17 sets out provisions in accordance with applicable legislation of Vietnam and regulations to be amended in the coming time. VPSAS 17 does not set out any provision of IPSAS 17 not conformity with the finance and budget regime in a long term, any addition shall be made in line with actual circumstances from time to time.

The IPSAS 17 that prevails is the version issued in 2001, amended in accordance with other international public sector accounting standards up December 31, 2018, issued by International Public Sector Accounting Standards Board (IPSASB).

VPSAS 17 reorganizes the number order of paragraphs compared to the IPSAS. For comparison purpose, a table of reference of paragraphs in VPSAS and paragraphs in IPSAS is issued together with this Standard. In respect of contents relevant to other issued VPSASs, VPSAS 17 recites their reference numbers and names. In respect of contents of VPSASs that have not been issued, this Standard only recites the name or relevant content to be referred to, not the reference number, of these VPSASs as in VPSAS 17. The specific recitation of the reference number and name of these VPSASs shall be done later when they have been issued.

Until the issue date of VPSAS 17 (2021), the relevant standards below have been not issued:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Name of public sector accounting standard

Paragraph referred to

1

Leases

5, 36, 59, 61

2

Investment Property

6

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30, 32

4

Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors

40, 55

5

Revenue from Exchange Transactions

60, 61, 64

6

Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

VPSAS 17 - PROPERTY, PLANT, AND EQUIPMENT

Process of issue, amendments to VPSAS 17
(hereinafter referred to as Standard)

The first version of VPSAS 17 is issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance.

This Standard comes into force as of September 1, 2021 and applies from September 1, 2021.

Standards with the same effect, include:

- VPSAS 1: Presentation of Financial Statements;

- VPSAS 2: Cash Flow Statement;

- VPSAS 12: Inventories;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

VPSAS 17 - PROPERTY, PLANT, AND EQUIPMENT
CONTENTS

Contents of VPSAS 17 “Property, Plant and Equipment” are presented from paragraphs 1 through 70. Every paragraph have the same validity.

 

Paragraph

I. GENERAL PROVISIONS

Objectives

Scope

Heritage Assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. SPECIFIC PROVISIONS

Recognition

Infrastructure Assets

Initial Costs

Subsequent Costs

Measurement at Recognition

Elements of Cost

Measurement of cost

Measurement after Recognition

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Depreciation Amount and Depreciation Period

Depreciation Method

Derecognition

Disclosure

1-11

1

2-10

7-10

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12-20

16

17

18-20

21-36

24-31

32-36

37-58

38-58

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

54-57

58-64

65-69

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

 

I. GENERAL PROVISIONS

Objective

1. The objective of this Standard is to prescribe the accounting treatment for property, plant and equipment so that users of financial statements can discern information about an entity’s investment in its property, plant and equipment and the changes in such investment. The principal issues in accounting for property, plant and equipment are the recognition of the assets, the determination of their carrying amounts and the depreciation charges and impairment losses to be recognized in relation to them.

Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) When a different accounting treatment has been adopted in accordance with another International Public Sector Accounting Standard; and

(b) In respect of heritage assets. However, the disclosure requirements of paragraphs 66, 67 apply to those heritage assets that are recognized.

3. This Standard applies to property, plant and equipment including:

(a) Infrastructure assets; and

(b) Service concession arrangement assets after initial recognition and measurement in accordance with IPSAS 32, Service Concession Arrangements: Grantor.

4. This Standard does not apply to:

(a) Biological assets related to agricultural activity other than bearer plants. This Standard applies to bearer plants but does not apply to the produce on bearer plants;

 (b) Mineral rights and mineral reserves such as oil, natural gas and similar non-regenerative resources.

However, this Standard applies to property, plant and equipment used to develop or maintain the assets described in 4(a) or 4(b).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. An entity using the cost model for investment property in accordance with IPSAS 16, Investment Property shall use the cost model in this Standard.

Heritage Assets

7. This Standard does not require an entity to recognize heritage assets that would otherwise meet the definition of, and recognition criteria for, property, plant and equipment. If an entity does recognize heritage assets, it must apply the disclosure requirements of this Standard and may, but is not required to, apply the measurement requirements of this Standard.

8. Some assets are described as heritage assets because of their cultural, environmental or historical significance. Examples of heritage assets include historical buildings and monuments, archaeological sites, antiques, national treasures, work displays in museums, relics, conservation areas and nature reserves, and works of art. Certain characteristics, including the following, are often displayed by heritage assets (although these characteristics are not exclusive to such assets):

(a) Their value in cultural, environmental, educational and historical terms is unlikely to be fully reflected in a financial value based purely on a market price;

(b) Legal and/or statutory obligations may impose prohibitions or severe restrictions on disposal by sale;

(c) They are often irreplaceable and their value may increase over time even if their physical condition deteriorates; and

(d) It may be difficult to estimate their useful lives, which in some cases could be several hundred years.

Public sector entities may have large holdings of heritage assets that have been acquired over many years and by various means, including purchase, donation, bequest and sequestration. These assets are rarely held for their ability to generate cash inflows, and there may be legal or social obstacles to using them for such purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. The disclosure requirements in paragraphs 66 to 70 require entities to make disclosures about recognized assets. Therefore, entities that recognize heritage assets are required to disclose in respect of those assets such matters as, for example:

(a) The measurement basis used;

(b) The depreciation method used, if any;

(c) The gross carrying amount;

(d) The accumulated depreciation at the end of the period, if any; and

(e) A reconciliation of the carrying amount at the beginning and end of the period showing certain components thereof.

Definitions

11. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:

Property, plant and equipment are tangible items that:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Are expected to be used during more than one reporting period.

A bearer plant is a living plant that:

(a) Is used in the production or supply of agricultural produce;

(b) Is expected to bear produce for more than one period; and

(c) Has a remote likelihood of being sold as agricultural produce, except for incidental scrap sales.

Carrying amount (for the purpose of this Standard) is the amount at which an asset is recognized after deducting any accumulated depreciation and accumulated impairment losses.

Depreciable amount is the cost of an asset, or other amount substituted for cost, less its residual value.

The residual value of an asset is the estimated amount that an entity would currently obtain from disposal of the asset, after deducting the estimated costs of disposal, if the asset were already of the age and in the condition expected at the end of its useful life.

Depreciation is the systematic allocation of the depreciable amount of an asset over its useful life.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A service concession asset:  is an asset used to provide public services in a service concession arrangement that:

(a) Is provided by the operator which:

(i) The operator constructs, develops, or acquires from a third party; or

(ii) Is an existing asset of the operator.

(b) Is provided by the grantor which:

(i) Is an existing asset of the grantor; or

(ii) Is an upgrade to an existing asset of the grantor.

A service concession arrangement is a binding arrangement between a grantor and an operator in which:

(a) The operator uses the service concession asset to provide a public service on behalf of the grantor for a specified period of time; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Useful life is:

(a) The period over which an asset is expected to be available for use by an entity; or

(b) The number of production or similar units expected to be obtained from the asset by an entity.

Terms defined in other Vietnamese Public Sector Accounting Standards are used in this Standard with the same meaning as in those other Standards.

II. SPECIFIC PROVISIONS

Recognition

12. The cost of an item of property, plant and equipment shall be recognized as an asset if, and only if:

(a) It is probable that future economic benefits or service potential associated with the item will flow to the entity; and

(b) The cost or fair value of the item can be measured reliably.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. This standard does not prescribe the unit of measure for recognition, i.e., what constitutes an item of property, plant and equipment. Thus, judgment is required in applying the recognition criteria to an entity’s specific circumstances. It may be appropriate to aggregate individually insignificant items, such as library books, computer peripherals and small items of equipment, and to apply the criteria to the aggregate value.

15. An entity evaluates under this recognition principle all its property, plant and equipment costs at the time they are incurred. These costs include costs incurred initially to acquire or construct an item of property, plant and equipment and costs incurred subsequently to add to, replace part of, or service it.

Infrastructure Assets

16. Some assets are commonly described as infrastructure assets. These assets usually display some or all of the following characteristics:

(a) They are part of a system or network;

(b) They are specialized in nature and do not have alternative uses;

(c) They are immovable; and

(d) They may be subject to constraints on disposal.

Although ownership of infrastructure assets is not confined to entities in the public sector, significant infrastructure assets are frequently found in the public sector. Infrastructure assets meet the definition of property, plant and equipment and should be accounted for in accordance with this Standard. Examples of infrastructure assets include: road system, airport and airfield system, railway system, maritime system, inland waterway system, irrigation works system, industrial zone infrastructure, export-processing zones, commerce infrastructure, sewer systems, water and power supply systems and communication networks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17. Items of property, plant and equipment may be required for safety or environmental reasons. The acquisition of such property, plant and equipment, although not directly increasing the future economic benefits or service potential of any particular existing item of property, plant and equipment, may be necessary for an entity to obtain the future economic benefits or service potential from its other assets.

Such items of property, plant and equipment qualify for recognition as assets because they enable an entity to derive future economic benefits or service potential from related assets in excess of what could be derived had those items not been acquired. For example, fire safety regulations may require a hospital to retro-fit new sprinkler systems. These enhancements are recognized as an asset because without them the entity is unable to operate the hospital in accordance with the regulations.

Subsequent Costs

18. Under the recognition principle in paragraph 12, an entity does not recognize in the carrying amount of an item of property, plant and equipment the costs of the day-to-day servicing of the item. Rather, these costs are recognized in surplus or deficit as incurred. Costs of day-to-day servicing are primarily the costs of labor and consumables, and may include the cost of small parts. The purpose of these expenditures is often described as for the “repairs and maintenance” of the item of property, plant and equipment.

19. Parts of some items of property, plant and equipment may require replacement at regular intervals. For example, a road may need resurfacing every few years. Items of property, plant and equipment may also be required to make a less frequently recurring replacement, such as replacing the interior walls of a building, or to make a non-recurring replacement. Under the recognition principle in paragraph 12, an entity recognizes in the carrying amount of an item of property, plant and equipment the cost of replacing part of such an item when that cost is incurred if the recognition criteria are met. The carrying amount of those parts that are replaced is derecognized in accordance with the derecognition provisions of this Standard (see paragraphs 59-65).

20. A condition of continuing to operate an item of property, plant and equipment may be performing regular major inspections for faults regardless of whether parts of the item are replaced. When each major inspection is performed, its cost is recognized in the carrying amount of the item of property, plant and equipment as a replacement if the recognition criteria are satisfied. Any remaining carrying amount of the cost of previous inspection (as distinct from physical parts) is derecognized. This occurs regardless of whether the cost of the previous inspection was identified in the transaction in which the item was acquired or constructed. If necessary, the estimated cost of a future similar inspection may be used as an indication of what the cost of the existing inspection component was when the item was acquired or constructed.

Measurement at Recognition

21. An item of property, plant and equipment that qualifies for recognition as an asset shall be measured at its cost.

22. Where an asset is acquired through a non-exchange transaction, its cost shall be measured at its fair value as at the date of acquisition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Elements of Cost

24. The cost of an item of property, plant and equipment comprises:

(a) Its purchase price, including import duties and non-refundable purchase taxes, after deducting trade discounts and rebates.

(b) Any costs directly attributable to bringing the asset to the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management.

(c) The initial estimate of the costs of dismantling and removing the item and restoring the site on which it is located, the obligation for which an entity incurs either when the item is acquired or as a consequence of having used the item during a particular period for purposes other than to produce inventories during that period.

25. Examples of directly attributable costs are:

(a) Costs of employee benefits (as defined in the relevant international or national accounting standard dealing with employee benefits) arising directly from the construction or acquisition of the item of property, plant and equipment;

(b) Costs of site preparation;

(c) Initial delivery and handling costs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(e) Costs of testing whether the asset is functioning properly, after deducting the net proceeds from selling any items produced while bringing the asset to that location and condition (such as samples produced when testing equipment); and

(f) Professional fees.

26. An entity applies VPSAS 12, “Inventories,” to the costs of obligations for dismantling, removing and restoring the site on which an item is located that are incurred during a particular period as a consequence of having used the item to produce inventories during that period. The obligations for costs accounted for in accordance with VPSAS 12 and VPSAS 17 are recognized and measured in accordance with VPSAS 19, “Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets.”

27. Examples of costs that are not costs of an item of property, plant and equipment are:

(a) Costs of opening a new facility;

(b) Costs of introducing a new product or service (including costs of advertising and promotional activities);

(c) Costs of conducting business in a new location or with a new class of customers (including costs of staff training); and

(d) Administration and other general overhead costs.

28. Recognition of costs in the carrying amount of an item of property, plant and equipment ceases when the item is in the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. Therefore, costs incurred in using or redeploying an item are not included in the carrying amount of that item. For example, the following costs are not included in the carrying amount of an item of property, plant and equipment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Initial operating losses, such as those incurred while demand for the item’s output builds up; and

(c) Costs of relocating or reorganizing part or all of the entity’s operations.

29. Some operations occur in connection with the construction or development of an item of property, plant and equipment, but are not necessary to bring the item to the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. These incidental operations may occur before or during the construction or development activities. For example, revenue may be earned through using a building site as a car park until construction starts. Because incidental operations are not necessary to bring an item to the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management, the revenue and related expenses of incidental operations are recognized in surplus or deficit, and included in their respective classifications of revenue and expense.

30. The cost of a self-constructed asset is determined using the same principles as for an acquired asset. If an entity makes similar assets for sale in the normal course of operations, the cost of the asset is usually the same as the cost of constructing an asset for sale (see VPSAS 12, “Inventories”). Therefore, any internal surpluses are eliminated in arriving at such costs. Similarly, the cost of abnormal amounts of wasted material, labor, or other resources incurred in self-constructing an asset is not included in the cost of the asset. VPSAS 5, “Borrowing Costs” establishes criteria for the recognition of interest as a component of the carrying amount of a self-constructed item of property, plant and equipment.

31. Bearer plants are accounted for in the same way as self-constructed items of property, plant, and equipment before they are in the location and condition necessary to be capable of operating in the manner intended by management. Consequently, references to ‘construction’ in this Standard should be read as covering activities that are necessary to cultivate bearer plants before they are in the location and condition necessary to be capable of operating in the manner intended by management.

Measurement of cost

32. The cost of an item of property, plant and equipment is the cash price equivalent or, for an item Paragraph referred to 22, its fair value at the recognition date. If payment is deferred beyond normal credit terms, the difference between the cash price equivalent and the total payment is recognized as interest over the period of credit unless such interest is recognized in the carrying amount of the item in accordance with the allowed alternative treatment in VPSAS 5.

33. One or more items of property, plant and equipment may be acquired in exchange for a non-monetary asset or assets, or a combination of monetary and non-monetary assets. The following discussion refers simply to an exchange of one non-monetary asset for another, but it also applies to all exchanges described in the preceding sentence. The cost of such an item of property, plant and equipment is measured at fair value unless (a) the exchange transaction lacks commercial substance or (b) the fair value of neither the asset received nor the asset given up is reliably measurable. The acquired item is measured in this way even if an entity cannot immediately derecognize the asset given up. If the acquired item is not measured at fair value, its cost is measured at the carrying amount of the asset given up.

34. An entity determines whether an exchange transaction has commercial substance by considering the extent to which its future cash flows or service potential is expected to change as a result of the transaction. An exchange transaction has commercial substance if:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) The difference in (a) or (b) is significant relative to the fair value of the assets exchanged.

35. The fair value of an asset for which comparable market transactions do not exist is reliably measurable if a) the variability in the range of reasonable fair value estimates is not significant for that asset or (b) the probabilities of the various estimates within the range can be reasonably assessed and used in estimating fair value. If an entity is able to determine reliably the fair value of either the asset received or the asset given up, then the fair value of the asset given up is used to measure the cost of the asset received unless the fair value of the asset received is more clearly evident.

The cost of an item of property, plant and equipment held by a lessee under a finance lease is determined in accordance with VPSAS 13, “Leases.”

Measurement after Recognition

37. After recognition as an asset, an item of property, plant and equipment whose fair value can be measured reliably shall be carried at a revalued amount, being its fair value at the date of the revaluation less any subsequent accumulated depreciation and subsequent accumulated impairment losses.

Depreciation

38. Each part of an item of property, plant and equipment with a cost that is significant in relation to the total cost of the item shall be depreciated separately.

39. An entity allocates the amount initially recognized in respect of an item of property, plant and equipment to its significant parts and depreciates separately each such part. For example, in most cases, it would be required to depreciate separately the pavements, formation, curbs and channels, footpaths, bridges and lighting within a road system. Similarly, if an entity acquires property, plant and equipment subject to an operating lease in which it is the lessor, it may also be appropriate to depreciate separately amounts reflected in the cost of that item that are attributable to favorable or unfavorable lease terms relative to market terms.

40. A significant part of an item of property, plant and equipment may have a useful life and a depreciation method that are the same as the useful life and the depreciation method of another significant part of that same item.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

42. An entity may choose to depreciate separately the parts of an item that do not have a cost that is significant in relation to the total cost of the item.

43. The depreciation charge for each period shall be recognized in surplus or deficit unless it is included in the carrying amount of another asset.

44. The depreciation charge for a period is usually recognized in surplus or deficit. However, sometimes, the future economic benefits or service potential embodied in an asset is absorbed in producing other assets. In this case, the depreciation charge constitutes part of the cost of the other asset and is included in its carrying amount. For example, the depreciation of manufacturing plant and equipment is included in the costs of conversion of inventories (see VPSAS 12). Similarly, depreciation of property, plant and equipment used for development activities may be included in the cost of an intangible asset recognized in accordance with the VPSAS 31 “Intangible Assets”

Depreciation Amount and Depreciation Period

45. The depreciable amount of an asset shall be allocated on a systematic basis over its useful life.

46. The residual value and the useful life of an asset shall be reviewed at least at each annual reporting date and, if expectations differ from previous estimates, the change(s) shall be accounted for as a change in an accounting estimate in accordance with VPSAS 3, “Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors.”

47. Depreciation is recognized even if the fair value of the assets exceeds its carrying amount, as long as the asset’s residual value does not exceed its carrying amount. Repair and maintenance of an asset does not negate the need to depreciate it. Conversely, some assets may be poorly maintained or maintenance may be deferred indefinitely because of budgetary constraints. Where asset management policies exacerbate the wear and tear of an asset, its useful life should be reassessed and adjusted accordingly.

48. The depreciable amount of an asset is determined after deducting its residual value. In practice, the residual value of an asset is often insignificant and therefore immaterial in the calculation of the depreciable amount.

49. The residual value of an asset may increase to an amount equal to or greater than the asset’s carrying amount. If it does, the asset’s depreciation charge is zero unless and until its residual value subsequently decreases to an amount below the asset’s carrying amount.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

51. The future economic benefits or service potential embodied in an item of property, plant and equipment are consumed by the entity principally through the use of the asset. However, other factors such as technical or commercial obsolescence and wear and tear while an asset remains idle often result in the diminution of the economic benefits or service potential that might have been obtained from the asset. Consequently, all the following factors are considered in determining the useful life of an asset:

(a) Expected usage of the asset. Usage is assessed by reference to the asset’s expected capacity or physical output.

(b) Expected physical wear and tear, which depends on operational factors such as the number of shifts for which the asset is to be used and the repair and maintenance program, and the care and maintenance of the asset while idle.

(c) Technical or commercial obsolescence arising from changes or improvements in production, or from a change in the market demand for the product or service output of the asset. Expected future reductions in the selling price of an item that was produced using an asset could indicate the expectation of technical or commercial obsolescence of the asset, which, in turn, might reflect a reduction of the future economic benefits or service potential embodied in the asset.

(d) Legal or similar limits on the use of the asset, such as the expiry dates of related leases.

52. The useful life of an asset is defined in terms of the asset’s expected utility to the entity. The asset management policy of an entity may involve the disposal of assets after a specified time or after consumption of a specified proportion of the future economic benefits or service potential embodied in the asset. Therefore, the useful life of an asset may be shorter than its economic life. The estimation of the useful life of the asset is a matter of judgment based on the experience of the entity with similar assets.

53. Land and buildings are separable assets and are accounted for separately, even when they are acquired together. Buildings have a limited useful life and therefore are depreciable assets. An increase in the value of the land on which a building stands does not affect the determination of the depreciable amount of the building.

Depreciation Method

54. The depreciation method shall reflect the pattern in which the asset’s future economic benefits or service potential is expected to be consumed by the entity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A variety of depreciation methods can be used to allocate the depreciable amount of an asset on a systematic basis over its useful life. These methods include the straight-line method, the diminishing balance method and the units of production method. Straight-line depreciation results in a constant charge over the useful life if the asset’s residual value does not change. The diminishing balance method results in a decreasing charge over the useful life. The units of production method results in a charge based on the expected use or output.

The entity selects the method that most closely reflects the expected pattern of consumption of the future economic benefits or service potential embodied in the asset. That method is applied consistently from period to period unless there is a change in the expected pattern of consumption of those future economic benefits or service potential.

57. A depreciation method that is based on revenue that is generated by an activity that includes the use of an asset is not appropriate. The revenue generated by an activity that includes the use of an asset generally reflects factors other than the consumption of the economic benefits or service potential of the asset. For example, revenue is affected by other inputs and processes, selling activities and changes in sales volumes and prices. The price component of revenue may be affected by inflation, which has no bearing upon the way in which an asset is consumed.

Derecognition

58. The carrying amount of an item of property, plant and equipment shall be derecognized:

(a) On disposal; or

(b) When no future economic benefits or service potential is expected from its use or disposal.

59. The gain or loss arising from the derecognition of an item of property, plant and equipment shall be included in surplus or deficit when the item is derecognized (unless VPSAS 13, “Leases” requires otherwise on a sale and leaseback).

60. However, an entity that, in the course of its ordinary activities, routinely sells items of property, plant and equipment that it has held for rental to others shall transfer such assets to inventories at their carrying amount when they cease to be rented and become held for sale. The proceeds from the sale of such assets shall be recognized as revenue in accordance with IPSAS 9, Revenue from Exchange Transactions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

62. If, under the recognition principle in paragraph 14, an entity recognizes in the carrying amount of an item of property, plant and equipment the cost of a replacement for part of the item, then it derecognizes the carrying amount of the replaced part regardless of whether the replaced part had been depreciated separately. If it is not practicable for an entity to determine the carrying amount of the replaced part, it may use the cost of the replacement as an indication of what the cost of the replaced part was at the time it was acquired or constructed.

63. The gain or loss arising from the derecognition of an item of property, plant and equipment shall be determined as the difference between the net disposal proceeds, if any, and the carrying amount of the item.

64. The consideration receivable on disposal of an item of property, plant and equipment is recognized initially at its fair value. If payment for the item is deferred, the consideration received is recognized initially at the cash price equivalent. The difference between the nominal amount of the consideration and the cash price equivalent is recognized as interest revenue in accordance with IPSAS 9 reflecting the effective yield on the receivable.

Disclosure

65. The financial statements shall disclose, for each class of property, plant and equipment recognized in the financial statements:

(a) The measurement bases used for determining the gross carrying amount;

(b) The depreciation methods used;

(c) The useful lives or the depreciation rates used;

(d) The gross carrying amount and the accumulated depreciation (aggregated with accumulated impairment losses) at the beginning and end of the period; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Additions;

(ii) Acquisitions through entity combinations;

(iii) Disposals;

(iv) Depreciation;

(v) The net exchange differences arising on the translation of the financial statements from the functional currency into a different presentation currency, including the translation of a foreign operation into the presentation currency of the reporting entity; and

(vi) Other changes.

66. The financial statements shall also disclose for each class of property, plant and equipment recognized in the financial statements:

(a) The existence and amounts of restrictions on title, and property, plant and equipment pledged as securities for liabilities;

(b) The amount of expenditures recognized in the carrying amount of an item of property, plant and equipment in the course of its construction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

67. Selection of the depreciation method and the estimation of the useful life of the assets are matters of judgment. Therefore, disclosure of the methods adopted and the estimated useful lives or depreciation rates provides users of financial statements with information that allows them to review the policies selected by management and enables comparisons to be made with other entities. For similar reasons, it is necessary to disclose:

(a) Depreciation, whether recognized in surplus or deficit or as a part of the cost of other assets, during a period; and

(b) Accumulated depreciation at the end of the period.

68. In accordance with VPSAS 3, an entity discloses the nature and effect of a change in an accounting estimate that has an effect in the current period or is expected to have an effect in subsequent periods. For property, plant and equipment, such disclosure may arise from changes in estimates with respect to:

(a) Residual values;

(b) The estimated costs of dismantling, removing or restoring items of property, plant and equipment;

(c) Useful life; and

(d) Depreciation methods.

69. Users of financial statements may also find the following information relevant to their needs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) The gross carrying amount of any fully depreciated property, plant and equipment that is still in use;

(c) The carrying amount of property, plant and equipment retired from active use and held for disposal.

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

Paragraph of VPSAS 17

Paragraph of IPSAS 17

 

Paragraph of VPSAS 17

Paragraph of IPSAS 17

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

36

41

2

2

 

37

43

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

38

59

4

6

 

39

60

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

40

61

8

8

 

41

62

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

42

63

8

10

 

43

64

9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

44

65

10

12

 

45

66

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

46

67

12

14

 

47

68

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

48

69

14

18

 

49

70

15

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

50

71

16

21

 

51

72

17

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

52

73

18

23

 

53

74

19

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

54

76

20

25

 

55

77

21

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

56

78

22

27

 

57

78A

23

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

58

82

24

30

 

59

83

25

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

60

83A

26

32

 

61

84

27

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

62

85

28

34

 

63

86

29

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

64

87

30

36

 

65

88

31

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

66

89

32

37

 

67

90

33

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

68

91

34

39

 

69

94

35

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

APPENDIX 05

VPSAS 31 - INTANGIBLE ASSETS
(Issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Ministry of Finance)

INTRODUCTION

The Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) are compiled by the Accounting Public Sector Standard Drafting Board affiliated to the Ministry of Finance to ensure compliance with accounting international practices and in conformity with actual circumstances of Vietnam. Vietnam Public Sector Accounting Standards (VPSASs) have the same symbol with equivalent International Public Sector Accounting Standards (IPSASs).

VPSAS 31 “Intangible Assets” is compiled based on IPSAS 31 “Intangible Assets” and current regulations on financial regime and budgets of Vietnam. VPSAS 31 sets out provisions in accordance with applicable legislation of Vietnam and regulations to be amended in the coming time. VPSAS 31 does not set out any provision of IPSAS 31 not conformity with the finance and budget regime in a long term, any addition shall be made in line with actual circumstances from time to time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VPSAS 31 reorganizes the number order of paragraphs compared to the IPSAS. For comparison purpose, a table of reference of paragraphs in VPSAS and paragraphs in IPSAS is issued together with this Standard. In respect of contents relevant to other issued VPSASs, VPSAS 31 recites their reference numbers and names. In respect of contents of VPSASs that have not been issued, this Standard only recites the name or relevant content to be referred to, not the reference number, of these VPSASs as in VPSAS 31. The specific recitation of the reference number and name of these VPSASs shall be done later when they have been issued.

Until the issue date of VPSAS 31 (2021), the relevant standards below have been not issued:

No.

Name of public sector accounting standard

Paragraph referred to

1

Financial Instruments: Presentation

3(b); 4(d)

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4(a)

3

Leases

4(b); 7; 96; 97

4

Employee Benefits

4(c); 35(a); 63(b)

5

Service Concession Assets: Grantor

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

Separate Financial Statement

(d)

7

Consolidated Financial Statement

4(d)

8

Investments in Associates and Joint Ventures

4(d)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Borrowing Costs

39; 63

10

Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors

88; 94; 103

11

Revenue from Exchange Transactions

97; 99

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Process of issue, amendments to VPSAS 31
(hereinafter referred to as Standard)

The first version of VPSAS 31 is issued together with Decision No. 1676/QD-BTC dated September 1, 2021 of the Minister of Finance.

This Standard comes into force as of September 1, 2021 and applies from September 1, 2021.

Standards with the same effect, include:

- VPSAS 1: Presentation of Financial Statements;

- VPSAS 2: Cash Flow Statement;

- VPSAS 12: Inventories;

- VPSAS 17: Property, Plant and Equipment.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Contents of VPSAS 31 “Intangible Assets” are presented from paragraphs 1 through 108. Every paragraph have the same validity.

 

Paragraph

I. GENERAL PROVISIONS

Objective

Scope

Intangible Heritage Assets

Definitions

Intangible Assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Control of an Asset

Future Economic Benefits or Service Potential

II. SPECIFIC PROVISIONS

Recognition and Measurement

Separate Acquisition

Subsequent Expenditure on an Acquired In-process Research and Development Project

Intangible Assets Acquired through Non-Exchange Transactions

Exchanges of Assets

Internally Generated Goodwill

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Research Phase

Development Phase

Cost of an Internally Generated Intangible Asset

Recognition as an Expense

Past Expenses not to be Recognized as an Asset

Subsequent Measurement

Useful life

Intangible Assets with Finite Useful Lives

Amortization Period and Amortization Method

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review of Amortization Period and Amortization Method

Intangible Assets with Indefinite Useful Lives

Review of Useful Life Assessment

Retirements and Disposals

Disclosure

General

Research and Development Expenditure

Other Information

Application Guidance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

2-13

9-13

14-23

15-23

16-18

19-22

23

24-108

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

32-39

40-41


42-43

44-45

46-48

52-54

55-61

62-64

65-69

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

70

71-79

80-92

80-85

86-89

90-92

93-94

94

95-100

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

101-105

106-107

108

Reference of paragraphs in VPSASs equivalent to paragraphs in IPSASs

 

I. GENERAL PROVISIONS

Objectives

1. The objective of this Standard is to prescribe the accounting treatment for intangible assets that are not dealt with specifically in another Standard. This Standard requires an entity to recognize an intangible asset if, and only if, specified criteria are met. The Standard also specifies how to measure the carrying amount of intangible assets, and requires specified disclosures about intangible assets.

Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. This Standard shall be applied in accounting for intangible assets, except:

(a) Intangible assets that are within the scope of another Standard;

(b) Financial assets;

(c) The recognition and measurement of exploration and evaluation of mineral resources;

(d) Expenditure on the development and extraction of minerals, oil, natural gas and similar non-regenerative resources;

(e) Powers and rights conferred by legislation, a constitution, or by equivalent means;

(f) Deferred tax assets;

(g) In respect of intangible heritage assets. However, the disclosure requirements of paragraphs 101–108 apply to those heritage assets that are recognized.

4. If another VPSAS prescribes the accounting for a specific type of intangible asset, an entity applies that VPSAS instead of this Standard. For example, this Standard does not apply to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Leases that are within the scope of VPSAS 13, Leases;

(c) Assets arising from employee benefits (see VPSAS 25, Employee Benefits);

 (d) Financial assets as defined in VPSAS 28 “Financial Instruments: Presentation”. The recognition and measurement of some financial assets are covered by VPSAS 6, Consolidated and Separate Financial Statements, VPSAS 7, Investments in Associates, and VPSAS 8, Interests in Joint Ventures; and

 (e) Recognition and initial measurement of service concession assets that are within the scope of VPSAS 32, Service Concession Assets: Grantor. However, this Standard applies to the subsequent measurement and disclosure of such assets.

5. Some intangible assets may be contained in or on a physical substance such as a compact disc (in the case of computer software), legal documentation (in the case of a licence or patent), or film. In determining whether an asset that incorporates both intangible and tangible elements should be treated under VPSAS 17, Property, Plant, and Equipment, or as an intangible asset under this Standard, an entity uses judgement to assess which element is more significant. For example, the navigation software for a fighter aircraft is integral to the aircraft and is treated as property, plant and equipment. The same applies to the operating system of a computer. When the software is not an integral part of the related hardware, computer software is treated as an intangible asset.

6. This Standard applies to, among other things, expenditure on advertising, training, start-up, research, and development activities. Research and development activities are directed to the development of knowledge. Therefore, although these activities may result in an asset with physical substance (e.g., a prototype), the physical element of the asset is secondary to its intangible component, i.e., the knowledge embodied in it.

7. In the case of a finance lease, the underlying asset may be either tangible or intangible. After initial recognition, a lessee accounts for an intangible asset held under a finance lease in accordance with this Standard. Rights under licensing agreements for items such as motion picture films, video recordings, plays, manuscripts, patents, and copyrights are excluded from the scope of VPSAS 13 and are within the scope of this Standard.

8. Exclusions from the scope of a Standard may occur if activities or transactions are so specialized that they give rise to accounting issues that may need to be dealt with in a different way.

Intangible Heritage Assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Some intangible assets are described as intangible heritage assets because of their cultural, environmental, or historical significance. Examples of intangible heritage assets include recordings of significant historical events and rights to use the likeness of a significant public person on, for example, postage stamps or collectible coins. Certain characteristics, including the following, are often displayed by intangible heritage assets (although these characteristics are not exclusive to such assets):

(a) Their value in cultural, environmental, and historical terms is unlikely to be fully reflected in a financial value based purely on a market price;

(b) Legal and/or statutory obligations may impose prohibitions or severe restrictions on disposal by sale;

(c) Their value may increase over time; and

(d) It may be difficult to estimate their useful lives, which in some cases could be several hundred years.

11. Public sector entities may have large holdings of intangible heritage assets that have been acquired over many years and by various means, including purchase, donation, bequest, and sequestration. These assets are rarely held for their ability to generate cash inflows, and there may be legal or social obstacles to using them for such purposes.

12. Some intangible heritage assets have future economic benefits or service potential other than their heritage value, for example, royalties paid to the entity for use of an historical recording. In these cases, an intangible heritage asset may be recognized and measured on the same basis as other items of cash-generating intangible assets. For other intangible heritage assets, their future economic benefit or service potential is limited to their heritage characteristics. The existence of both future economic benefits and service potential can affect the choice of measurement base.

13. The disclosure requirements in paragraphs 101–105 require entities to make disclosures about recognized intangible assets. Therefore, entities that recognize intangible heritage assets are required to disclose in respect of those assets such matters as, for example:

(a) The measurement basis used;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) The gross carrying amount;

(d) The accumulated depreciation at the end of the period, if any; and

(e) A reconciliation of the carrying amount at the beginning and end of the period showing certain components thereof.

Definitions

14. The following terms are used in this Standard with the meanings specified:

Carrying amount is the amount at which an asset is recognized after deducting any accumulated depreciation and accumulated impairment losses.

Depreciation is the systematic allocation of the depreciable amount of an asset over its useful life.

Research is original and planned investigation undertaken with the prospect of gaining new scientific or technical knowledge and understanding.

An intangible asset is an identifiable non-monetary asset without physical substance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Terms defined in other Vietnamese Public Sector Accounting Standards are used in this Standard with the same meaning as in those other Standards.

Intangible Assets

15. Entities frequently expend resources, or incur liabilities, on the acquisition, development, maintenance, or enhancement of intangible resources such as scientific or technical knowledge, design and implementation of new processes, or systems, licenses, intellectual property, and trademarks (including brand names and publishing titles). Common examples of items encompassed by these broad headings are computer software, patents, copyrights, motion picture films, lists of users of a service, acquired fishing licenses, acquired import quotas, and relationships with users of a service.

Identifiability

16. Not all the items described in paragraph 15 meet the definition of an intangible asset, i.e., identifiability, control over a resource, and existence of future economic benefits or service potential. If an item within the scope of this Standard does not meet the definition of an intangible asset, expenditure to acquire it or generate it internally is recognized as an expense when it is incurred.

17. An asset is identifiable if it either:

(a) Is separable, i.e., is capable of being separated or divided from the entity and sold, transferred, licensed, rented, or exchanged, either individually or together with a related contract, identifiable asset or liability, regardless of whether the entity intends to do so; or

(b) Arises from binding arrangements (including rights from contracts or other legal rights), regardless of whether those rights are transferable or separable from the entity or from other rights and obligations.

18. For the purposes of this Standard, a binding arrangement describes an arrangement that confers similar rights and obligations on the parties to it as if it were in the form of a contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

19. An entity controls an asset if the entity has the power to obtain the future economic benefits or service potential flowing from the underlying resource and to restrict the access of others to those benefits or that service potential. The capacity of an entity to control the future economic benefits or service potential from an intangible asset would normally stem from legal rights that are enforceable in a court of law. In the absence of legal rights, it is more difficult to demonstrate control. However, legal enforceability of a right is not a necessary condition for control because an entity may be able to control the future economic benefits or service potential in some other way.

20. Scientific or technical knowledge may give rise to future economic benefits or service potential. An entity controls those benefits or that service potential if, for example, the knowledge is protected by legal rights such as copyrights, a restraint of trade agreement (where permitted), or by a legal duty on employees to maintain confidentiality.

21. An entity may have a team of skilled staff and may be able to identify incremental staff skills leading to future economic benefits or service potential from training. The entity may also expect that the staff will continue to make their skills available to the entity. However, an entity usually has insufficient control over the expected future economic benefits or service potential arising from a team of skilled staff and from training for these items to meet the definition of an intangible asset. For a similar reason, specific management or technical talent is unlikely to meet the definition of an intangible asset, unless it is protected by legal rights to use it and to obtain the future economic benefits or service potential expected from it, and it also meets the other parts of the definition.

22. An entity may have a portfolio of users of its services or its success rate in reaching intended users of its services and expect that, because of its efforts in building relationships with users of its services, those users will continue to use its services. However, in the absence of legal rights to protect, or other ways to control the relationships with users of a service or the loyalty of those users, the entity usually has insufficient control over the expected economic benefits or service potential from relationships with users of a service and loyalty for such items (e.g., portfolio of users of a service, market shares or success rates of a service, relationships with, and loyalty of, users of a service) to meet the definition of intangible assets. In the absence of legal rights to protect such relationships, exchange transactions for the same or similar non-contractual customer relationships provide evidence that the entity is nonetheless able to control the expected future economic benefits or service potential flowing from the relationships with the users of a service. Because such exchange transactions also provide evidence that the relationships with users of a service are separable, those relationships meet the definition of an intangible asset.

Future Economic Benefits or Service Potential

23. The future economic benefits or service potential flowing from an intangible asset may include revenue from the sale of products or services, cost savings, or other benefits resulting from the use of the asset by the entity. For example, the use of intellectual property in a production or service process may reduce future production or service costs or improve service delivery rather than increase future revenues (e.g., an on-line system that allows citizens to renew driving licenses more quickly on-line, resulting in a reduction in office staff required to perform this function while increasing the speed of processing).

II. SPECIFIC PROVISIONS

Recognition and Measurement

24. The recognition of an item as an intangible asset requires an entity to demonstrate that the item meets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) The recognition criteria (see paragraphs 27–29).

This requirement applies to the cost measured at recognition (the cost in an exchange transaction or to internally generate an intangible asset, or the fair value of an intangible asset acquired through a non-exchange transaction) and those incurred subsequently to add to, replace part of, or service it.

25. Paragraphs 32–39 deal with the application of the recognition criteria to separately acquired intangible assets,  Paragraphs 42–43 deal with the initial measurement of intangible assets acquired through non-exchange transactions, paragraphs 44–45 with exchanges of intangible assets, and paragraphs 46–48 with the treatment of internally generated goodwill. Paragraphs 49–64 deal with the initial recognition and measurement of internally generated intangible assets.

26. The nature of intangible assets is such that, in many cases, there are no additions to such an asset or replacements of part of it. Accordingly, most subsequent expenditures are likely to maintain the expected future economic benefits or service potential embodied in an existing intangible asset rather than meet the definition of an intangible asset and the recognition criteria   in this Standard. addition, it is often difficult to attribute subsequent expenditure directly to a particular intangible asset rather than to the entity’s operations as a whole. Therefore, only rarely will subsequent expenditure incurred after the initial recognition of an acquired intangible asset or after completion of an internally generated intangible asset be recognized in the carrying amount of an asset. Consistent with paragraph 60, subsequent expenditure on brands, mastheads, publishing titles, lists users of a service, and items similar in substance (whether externally acquired or internally generated) is always recognized in surplus or deficit as incurred. This is because such expenditure cannot be distinguished from expenditure to develop the entity’s operations as a whole.

27. An intangible asset shall be recognized if, and only if:

(a) It is probable that future economic benefits or service potential associated with the item will flow to the entity; and

(b) The cost or fair value of the item can be measured reliably.

28. An entity shall assess the probability of expected future economic benefits or service potential using reasonable and supportable assumptions that represent management’s best estimate of the set of economic conditions that will exist over the useful life of the asset.

29. An entity uses judgment to assess the degree of certainty attached to the flow of future economic benefits or service potential that are attributable to the use of the asset on the basis of the evidence available at the time of initial recognition, giving greater weight to external evidence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

31. Land use right is an intangible asset to be measured in accordance with the state legislation; the recognition and disclosure of information shall comply with this Standard.

Separate Acquisition

32. Normally, the price an entity pays to acquire separately an intangible asset will reflect expectations about the probability that the expected future economic benefits or service potential embodied in the asset will flow to the entity. In other words, the entity expects there to be an inflow of economic benefits or service potential, even if there is uncertainty about the timing or the amount of the inflow. Therefore, the probability recognition criterion in paragraph 27(a) is always considered to be satisfied for separately acquired intangible assets.

33. In addition, the cost of a separately acquired intangible asset can usually be measured reliably. This is particularly so when the purchase consideration is in the form of cash or other monetary assets.

34. The cost of a separately acquired intangible asset comprises:

(a) Its purchase price, including import duties and non-refundable purchase taxes, after deducting trade discounts and rebates; and

(b) Any directly attributable cost of preparing the asset for its intended use.

35. Examples of directly attributable costs are:

(a) Costs of employee benefits (as defined in VPSAS 25) arising directly from bringing the asset to its working condition;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) Costs of testing whether the asset is functioning properly.

36. Examples of expenditures that are not part of the cost of an intangible asset are:

(a) Costs of introducing a new product or service (including costs of advertising and promotional activities);

(b) Costs of conducting operations in a new location or with a new class of users of a service (including costs of staff training); and

(c) Administration and other general overhead costs.

37. Recognition of costs in the carrying amount of an intangible asset ceases when the asset is in the condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. Therefore, costs incurred in using or redeploying an intangible asset are not included in the carrying amount of that asset. For example, the following costs are not included in the carrying amount of an intangible asset:

(a) Costs incurred while an asset capable of operating in the manner intended by management has yet to be brought into use; and

(b) Initial operating deficits, such as those incurred while demand for the asset’s output builds up.

38. Some operations occur in connection with the development of an intangible asset, but are not necessary to bring the asset to the condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. These incidental operations may occur before or during the development activities. Because incidental operations are not necessary to bring an asset to the condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management, the revenue and related expenses of incidental operations are recognized immediately in surplus or deficit, and included in their respective classifications of revenue and expense.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Subsequent Expenditure on an Acquired In-process Research and Development Project

40. The following research or development expenditure shall be accounted for in accordance with paragraphs 52–59:

(a) Relates to an in-process research or development project acquired separately and recognized as an intangible asset; and

(b) Is incurred after the acquisition of that project;

41. Applying the requirements in paragraphs 52–59 means that subsequent expenditure on an in-process research or development project acquired separately and recognized as an intangible asset is:

(a) Recognized as an expense when incurred if it is research expenditure;

(b) Recognized as an expense when incurred if it is development expenditure that does not satisfy the criteria for recognition as an intangible asset in paragraph 55; and

(c) Added to the carrying amount of the acquired in-process research or development project if it is development expenditure that satisfies the recognition criteria in paragraph 55.

Intangible Assets Acquired through Non-Exchange Transactions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

43. Under these circumstances the cost of the item is its fair value at the date it is acquired.

Exchanges of Assets

44. One or more intangible assets may be acquired in exchange for a non-monetary asset or assets, or a combination of monetary and non-monetary assets. The following discussion refers simply to an exchange of one non-monetary asset for another, but it also applies to all exchanges described in the preceding sentence. The cost of such an intangible asset is measured at fair value unless the fair value of neither the asset received nor the asset given up is reliably measurable. The acquired asset is measured in this way even if an entity cannot immediately derecognize the asset given up. If the acquired item is not measured at fair value, its cost is measured at the carrying amount of the asset given up.

45. Paragraph 27(b) specifies that a condition for the recognition of an intangible asset is that the cost of the asset can be measured reliably. The fair value of an intangible asset for which comparable market transactions do not exist is reliably measurable if:

(a) The variability in the range of reasonable fair value estimates is not significant for that asset: or

(b) The probabilities of the various estimates within the range can be reasonably assessed and used in estimating fair value.

If an entity is able to determine reliably the fair value of either the asset received or the asset given up, then the fair value of the asset given up is used to measure the cost of the asset received unless the fair value of the asset received is more clearly evident.

Internally Generated Goodwill

46. Internally generated goodwill shall not be recognized as an asset.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

48. Differences between the market value of an entity and the carrying amount of its identifiable net assets at any time may capture a range of factors that affect the value of the entity. However, such differences do not represent the cost of intangible assets controlled by the entity.

Internally Generated Intangible Assets

49. It is sometimes difficult to assess whether an internally generated intangible asset qualifies for recognition because of problems in:

(a) Identifying whether and when there is an identifiable asset that will generate expected future economic benefits or service potential; and

(b) Determining the cost of the asset reliably. In some cases, the cost of generating an intangible asset internally cannot be distinguished from the cost of maintaining or enhancing the entity’s internally generated goodwill or of running day-to-day operations.

Therefore, in addition to complying with the general requirements for the recognition and initial measurement of an intangible asset, an entity applies the requirements and guidance in paragraphs 50–64 to all internally generated intangible assets.

50. To assess whether an internally generated intangible asset meets the criteria for recognition, an entity classifies the generation of the asset into:

(a) A research phase; and

(b) A development phase.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

51. If an entity cannot distinguish the research phase from the development phase of an internal project to create an intangible asset, the entity treats the expenditure on that project as if it were incurred in the research phase only.

Research Phase

52. No intangible asset arising from research (or from the research phase of an internal project) shall be recognized. Expenditure on research (or on the research phase of an internal project) shall be recognized as an expense when it is incurred.

53. In the research phase of an internal project, an entity cannot demonstrate that an intangible asset exists that will generate probable future economic benefits or service potential. Therefore, this expenditure is recognized as an expense when it is incurred.

54. Examples of research activities are:

(a) Activities aimed at obtaining new knowledge;

(b) The search for, evaluation and final selection of, applications of research findings or other knowledge;

(c) The search for alternatives for materials, devices, products, processes, systems, or services; and

(d) The formulation, design, evaluation, and final selection of possible alternatives for new or improved materials, devices, products, processes, systems, or services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

55. An intangible asset arising from development (or from the development phase of an internal project) shall be recognized if, and only if, an entity can demonstrate all of the following:

(a) The technical feasibility of completing the intangible asset so that it will be available for use or sale;

(b) Its intention to complete the intangible asset and use or sell it;

(c) Its ability to use or sell the intangible asset;

(d) How the intangible asset will generate probable future economic benefits or service potential. Among other things, the entity can demonstrate the existence of a market for the output of the intangible asset or the intangible asset itself or, if it is to be used internally, the usefulness of the intangible asset;

(e) The availability of adequate technical, financial and other resources to complete the development and to use or sell the intangible asset; and

(f) Its ability to measure reliably the expenditure attributable to the intangible asset during its development.

56. In the development phase of an internal project, an entity can, in some instances, identify an intangible asset and demonstrate that the asset will generate probable future economic benefits or service potential. This is because the development phase of a project is further advanced than the research phase.

57. Examples of development activities are:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) The design of tools, jigs, moulds, and dies involving new technology;

(c) The design, construction, and operation of a pilot plant or operation that is not of a scale economically feasible for commercial production or use in providing services;

(d) The design, construction, and testing of a chosen alternative for new or improved materials, devices, products, processes, systems, or services; and

(e) Website costs and software development costs.

58. Availability of resources to complete, use, and obtain the benefits from an intangible asset can be demonstrated by, for example, an operating plan showing the technical, financial, and other resources needed and the entity’s ability to secure those resources. In some cases, an entity demonstrates the availability of external finance by obtaining a lender’s or funder’s indication of its willingness to fund the plan.

59. An entity’s costing systems can often measure reliably the cost of generating an intangible asset internally, such as salary and other expenditure incurred in securing logos, copyrights or licenses, or developing computer software.

60. Internally generated brands, mastheads, publishing titles, lists of users of a service, and items similar in substance shall not be recognized as intangible assets.

61. Expenditure on internally generated brands, mastheads, publishing titles, lists of users of a service, and items similar in substance cannot be distinguished from the cost of developing the entity’s operations as a whole. Therefore, such items are not recognized as intangible assets.

Cost of an Internally Generated Intangible Asset

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

63. The cost of an internally generated intangible asset comprises all directly attributable costs necessary to create, produce, and prepare the asset to be capable of operating in the manner intended by management. Examples of directly attributable costs are:

(a) Costs of materials and services used or consumed in generating the intangible asset;

(b) Costs of employee benefits arising from the generation of the intangible asset;

(c) Fees to register a legal right; and

(d) Amortization of patents and licenses that are used to generate the intangible asset.

VPSAS regarding borrowing costs specifies criteria for the recognition of interest as an element of the cost of an asset that is a qualifying asset.

64. The following are not components of the cost of an internally generated intangible asset:

(a) Selling, administrative and other general overhead expenditure unless this expenditure can be directly attributed to preparing the asset for use;

(b) Identified inefficiencies and initial operating deficits incurred before the asset achieves planned performance; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recognition of an Expense

65. Expenditure on an intangible item shall be recognized as an expense when it is incurred unless it forms part of the cost of an intangible asset that meets the recognition criteria (see paragraphs 26–64).

66. In some cases, expenditure is incurred to provide future economic benefits or service potential to an entity, but no intangible asset or other asset is acquired or created that can be recognized. In the case of the supply of goods, the entity recognizes such expenditure as an expense when it has a right to access those goods. In the case of the supply of services, the entity recognizes the expenditure as an expense when it receives the services. For example, expenditure on research is recognized as an expense when it is incurred (see paragraph 52). Other examples of expenditure that is recognized as an expense when it is incurred include:

(a) Expenditure on start-up activities (i.e., start-up costs), unless this expenditure is included in the cost of an item of property, plant, and equipment in accordance with VPSAS 17. Start-up costs may consist of establishment costs such as legal and secretarial costs incurred in establishing a legal entity, expenditure to open a new facility or operation (i.e., pre-opening costs), or expenditures for starting new operations or launching new products or processes (i.e., pre-operating costs);

(b) Expenditure on training activities;

(c) Expenditure on advertising and promotional activities (including mail order catalogues and information pamphlets); and

(d) Expenditure on relocating or reorganizing part or all of an entity.

67. An entity has a right to access goods when it owns them. Similarly, it has a right to access goods when they have been constructed by a supplier in accordance with the terms of a supply contract and the entity could demand delivery of them in return for payment. Services are received when they are performed by a supplier in accordance with a contract to deliver them to the entity and not when the entity uses them to deliver another service, for example, to deliver information about a service to users of that service.

68. Paragraph 65 does not preclude an entity from recognizing a prepayment as an asset when payment for goods has been made in advance of the entity obtaining a right to access those goods. Similarly, paragraph 65 does not preclude an entity from recognizing a prepayment as an asset when payment for services has been made in advance of the entity receiving those services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

69. Expenditure on an intangible item that was initially recognized as an expense under this Standard shall not be recognized as part of the cost of an intangible asset at a later date.

Subsequent Measurement

70. After initial recognition, an intangible asset shall be carried at a revalued amount, being its fair value at the date of the revaluation less any subsequent accumulated amortization.

Useful life

71. An entity shall assess whether the useful life of an intangible asset is finite or indefinite and, if finite, the length of, or number of production or similar units constituting, that useful life. An intangible asset shall be regarded by the entity as having an indefinite useful life when, based on an analysis of all of the relevant factors, there is no foreseeable limit to the period over which the asset is expected to generate net cash inflows for, or provide service potential to, the entity.

72. The accounting for an intangible asset is based on its useful life. An intangible asset with a finite useful life is amortized (see paragraphs 80–92), and an intangible asset with an indefinite useful life is not (see paragraphs 93–94).

73. Many factors are considered in determining the useful life of an intangible asset, including:

(a) The expected usage of the asset by the entity and whether the asset could be managed efficiently by another management team;

(b) Typical product life cycles for the asset and public information on estimates of useful lives of similar assets that are used in a similar way;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) The stability of the industry in which the asset operates and changes in the market demand for the products or services output from the asset;

(e) Expected actions by competitors or potential competitors;

(f) The level of maintenance expenditure required to obtain the expected future economic benefits or service potential from the asset and the entity’s ability and intention to reach such a level;

(g) The period of control over the asset and legal or similar limits on the use of the asset, such as the expiry dates of related leases; and

(h) Whether the useful life of the asset is dependent on the useful life of other assets of the entity.

74. The term “indefinite” does not mean “infinite.”  The useful life of an intangible asset reflects only that level of future maintenance expenditure required to maintain the asset at its standard of performance assessed at the time of estimating the asset’s useful life, and the entity’s ability and intention to reach such a level. A conclusion that the useful life of an intangible asset is indefinite should not depend on planned future expenditure in excess of that required to maintain the asset at that standard of performance.

75. Given the history of rapid changes in technology, computer software and many other intangible assets are susceptible to technological obsolescence. Therefore, it is likely that their useful life is short. Expected future reductions in the selling price of an item that was produced using an intangible asset could indicate the expectation of technological or commercial obsolescence of the asset, which, in turn, might reflect a reduction of the future economic benefits or service potential embodied in the asset.

76. The useful life of an intangible asset may be very long or even indefinite. Uncertainty justifies estimating the useful life of an intangible asset on a prudent basis, but it does not justify choosing a life that is unrealistically short.

77. The useful life of an intangible asset that arises from binding arrangements (including rights from contracts or other legal rights) shall not exceed the period of the binding arrangement (including rights from contracts or other legal rights), but may be shorter depending on the period over which the entity expects to use the asset. If the binding arrangements (including rights from contracts or other legal rights) are conveyed for a limited term that can be renewed, the useful life of the intangible asset shall include the renewal period(s) only if there is evidence to support renewal by the entity without significant cost.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

79. Existence of the following factors, among others, indicates that an entity would be able to renew the binding arrangements (including rights from contracts or other legal rights) without significant cost:

(a) There is evidence, possibly based on experience, that the binding arrangements (including rights from contracts or other legal rights) will be renewed. If renewal is contingent upon the consent of a third party, this includes evidence that the third party will give its consent;

(b) There is evidence that any conditions necessary to obtain renewal will be satisfied; and

(c) The cost to the entity of renewal is not significant when compared with the future economic benefits or service potential expected to flow to the entity from renewal.

If the cost of renewal is significant when compared with the future economic benefits or service potential expected to flow to the entity from renewal, the “renewal” cost represents, in substance, the cost to acquire a new intangible asset at the renewal date.

Intangible Assets with Finite Useful Lives

Amortization Period and Amortization Method

80. The depreciable amount of an intangible asset with a finite useful life shall be allocated on a systematic basis over its useful life. Amortization shall begin when the asset is available for use, i.e., when it is in the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. Amortization shall cease on the date that the asset is derecognized. The depreciation method shall reflect the pattern in which the asset’s future economic benefits or service potential is expected to be consumed by the entity. . If that pattern cannot be determined reliably, the straight-line method shall be used. The amortization charge for each period shall be recognized in surplus or deficit unless this or another Standard permits or requires it to be included in the carrying amount of another asset.

81. A variety of depreciation methods can be used to allocate the depreciable amount of an asset on a systematic basis over its useful life. A variety of amortization methods can be used to allocate the depreciable amount of an asset on a systematic basis over its useful life. The method used is selected on the basis of the expected pattern of consumption of the expected future economic benefits or service potential embodied in the asset and is applied consistently from period to period, unless there is a change in the expected pattern of consumption of those future economic benefits or service potential.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(a) In which the intangible asset is expressed as a measure of revenue, as described in paragraph 84; or

(b) When it can be demonstrated that revenue and the consumption of the economic benefits or service potential of the intangible asset are highly correlated.

83. In choosing an appropriate amortization method  in  accordance  with  paragraph 81, an entity could determine the predominant limiting factor  that is inherent in the intangible asset. For example, the contract that sets out the entity’s rights over its use of an intangible asset might specify the entity’s use of the intangible asset as a predetermined number of years (i.e., time), as a number of units produced or as a fixed total amount of revenue to be generated. Identification of such a predominant limiting factor could serve as the starting point for the identification of the appropriate basis of amortization, but another basis may be applied if it more closely reflects the expected pattern of consumption of economic benefits or service potential.

84. In the circumstance in which the predominant limiting factor that is inherent in an intangible asset is the achievement of a revenue threshold, the revenue to be generated can be an appropriate basis for amortization. For example, the right to operate a toll road could be based on a fixed total amount of revenue to be generated from cumulative tolls charged (for example, a contract could allow operation of the toll road until the cumulative amount of tolls generated from operating the road reaches 20,000 billion dong). In the case in which revenue has been established as the predominant limiting factor in the contract for the use of the intangible asset, the revenue that is to be generated might be an appropriate basis for amortizing the intangible asset, provided that the contract specifies a fixed total amount of revenue to be generated on which amortization is to be determined.

85. Amortization is usually recognized in surplus or deficit. However, sometimes, the future economic benefits or service potential embodied in an asset is absorbed in producing other assets. In this case, the amortization charge constitutes part of the cost of the other asset and is included in its carrying amount. For example, the amortization of intangible assets used in a production process is included in the carrying amount of inventories (see VPSAS 12).

Residual Value

86. The residual value of an intangible asset with a finite useful life shall be assumed to be zero unless:

(a) There is a commitment by a third party to acquire the asset at the end of its useful life; or

(b) There is an active market for the asset, and:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) It is probable that such a market will exist at the end of the asset’s useful life.

87. The depreciable amount of an asset with a finite useful life is determined after deducting its residual value. A residual value other than zero implies that an entity expects to dispose of the intangible asset before the end of its economic life.

88. An estimate of an asset’s residual value is based on the amount recoverable from disposal using prices prevailing at the date of the estimate for the sale of a similar asset that has reached the end of its useful life and has operated under conditions similar to those in which the asset will be used. The residual value is reviewed at least at each reporting date. A change in the asset’s residual value is accounted for as a change in an accounting estimate in accordance with VPSAS  regarding accounting policies, changes in accounting estimates and errors.

89. The residual value of an intangible asset may increase to an amount equal to or greater than the asset’s carrying amount. If it does, the asset’s amortization charge is zero unless and until its residual value subsequently decreases to an amount below the asset’s carrying amount.

Review of Amortization Period and Amortization Method

90. The amortization period and the amortization method for an intangible asset with a finite useful life shall be reviewed at least at each reporting date. If the expected useful life of the asset is different from previous estimates, the amortization period shall be changed accordingly. If there has been a change in the expected pattern of consumption of the future economic benefits or service potential embodied in the asset, the amortization method shall be changed to reflect the changed pattern. Such changes shall be accounted for as changes in accounting estimates in accordance with VPSAS 3.

91. During the life of an intangible asset, it may become apparent that the estimate of its useful life is inappropriate.

92. Over time, the pattern of future economic benefits or service potential expected to flow to an entity from an intangible asset may change. For example, it may become apparent that a diminishing balance method of amortization is appropriate rather than a straight-line method. Another example is if use of the rights represented by a license is deferred pending action on other components of the entity’s strategic plan. . In this case, economic benefits or service potential that flow from the asset may not be received until later periods.

Intangible Assets with Indefinite Useful Lives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review of Useful Life Assessment

94. The useful life of an intangible asset that is not being amortized shall be reviewed each reporting period to determine whether events and circumstances continue to support an indefinite useful life assessment for that asset. If they do not, the change in the useful life assessment from indefinite to finite shall be accounted for as a change in an accounting estimate in accordance with VPSAS 3.

Retirements and Disposals

95. An intangible asset shall be derecognized:

(a) On disposal (including disposal through a non-exchange transaction); or

(b) When no future economic benefits or service potential is expected from its use or disposal.

96. The gain or loss arising from the derecognition of an intangible asset shall be determined as the difference between the net disposal proceeds, if any, and the carrying amount of the asset. It shall be recognized in surplus or deficit when the asset is derecognized (unless VPSAS 13 requires otherwise on a sale and leaseback).

97. The disposal of an intangible asset may occur in a variety of ways (e.g., by sale, by entering into a finance lease, or through a non-exchange transaction). In determining the date of disposal of such an asset, an entity applies the criteria in VPSAS 9, Revenue from Exchange Transactions for recognizing revenue from the sale of goods. VPSAS 13 applies to disposal by a sale and leaseback.

98. If, in accordance with the recognition principle in paragraph 29, an entity recognizes in the carrying amount of an asset the cost of a replacement for part of an intangible asset, then it derecognizes the carrying amount of the replaced part. If it is not practicable for an entity to determine the carrying amount of the replaced part, it may use the cost of the replacement as an indication of what the cost of the replaced part was at the time it was acquired or internally generated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

100. Amortization of an intangible asset with a finite useful life does not cease when the intangible asset is no longer used, unless the asset has been fully depreciated.

Disclosure

General

101. An entity shall disclose the following for each class of intangible assets, distinguishing between internally generated intangible assets and other intangible assets:

(a) Whether the useful lives are indefinite or finite and, if finite, the useful lives or the amortization rates used;

(b) The amortization methods used for intangible assets with finite useful lives;

(c) The gross carrying amount and any accumulated at the beginning and end of the period;

(d) The line item(s) of the statement of financial performance in which any amortization of intangible assets is included;

(e) A reconciliation of the carrying amount at the beginning and end of the period showing:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Disposals;

(iii) Any amortization recognized during the period;

(iv) Net exchange differences arising on the translation of the financial statements into the presentation currency, and on the translation of a foreign operation into the presentation currency of the entity; and

(v) Other changes in the carrying amount during the period.

102. A class of intangible assets is a grouping of assets of a similar nature and use in an entity’s operations. Examples of separate classes may include:

(a) Brand names;

(b) Mastheads and publishing titles;

(c) Computer software;

(d) Licenses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(f) Recipes, formulae, models, designs, and prototypes; and

(g) Intangible assets under development.

The classes mentioned above are disaggregated (aggregated) into smaller (larger) classes if this results in more relevant information for the users of the financial statements.

103. VPSAS 3 requires an entity to disclose the nature and amount of a change in an accounting estimate that has a material effect in the current period or is expected to have a material effect in subsequent periods. Such disclosure may arise from changes in:

(a) The assessment of an intangible asset’s useful life;

(b) The amortization method; or

(c) Residual values.

104. An entity shall also disclose:

(a) For an intangible asset assessed as having an indefinite useful life, the carrying amount of that asset and the reasons supporting the assessment of an indefinite useful life. In giving these reasons, the entity shall describe the factor(s) that played a significant role in determining that the asset has an indefinite useful life.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) For intangible assets acquired through a non-exchange transaction and initially recognized at fair value (see paragraphs 42–43):

(i) The fair value initially recognized for these assets; and

(ii) Their carrying amount.

(d) The existence and carrying amounts of intangible assets whose title is restricted and the carrying amounts of intangible assets pledged as security for liabilities.

(e) The amount of contractual commitments for the acquisition of intangible assets.

105. When an entity describes the factor(s) that played a significant role in determining that the useful life of an intangible asset is indefinite, the entity considers the list of factors in paragraph 73.

Research and Development Expenditure

106. An entity shall disclose the aggregate amount of research and development expenditure recognized as an expense during the period.

107. Research and development expenditure comprises all expenditure that is directly attributable to research or development activities (see paragraphs 63 and 64 for guidance on the type of expenditure to be included for the purpose of the disclosure requirement in paragraph 106).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

108. An entity is encouraged, but not required, to disclose the following information:

(a) A description of any fully amortized intangible asset that is still in use; and

(b) A brief description of significant intangible assets controlled by the entity but not recognized as assets because they did not meet the recognition criteria in this Standard.

 

APPLICATION GUIDANCE

This Appendix is an integral part of VPSAS 31

Website Costs

AG1. An entity may incur internal expenditure on the development and operation of its own website for internal or external access. A website designed for external access may be used for various purposes such as to disseminate information, create awareness of services, request comment on draft legislation, promote and advertise an entity’s own services and products, provide electronic services, and sell services and products. A website designed for internal access may be used to store entity policies and details of users of a service, and search relevant information.

AG2. The stages of a website’s development can be described as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Application and Infrastructure Development - includes obtaining a domain name, purchasing and developing hardware and operating software, installing developed applications, and stress testing;

(c) Graphical Design Development - includes designing the appearance of web pages; and

(d) Content Development - includes creating, purchasing, preparing, and uploading information, either textual or graphical in nature, on the website before the completion of the website’s development. This information may either be stored in separate databases that are integrated into (or accessed from) the website or coded directly into the web pages.

AG3. Once development of a website has been completed, the Operating stage begins. During this stage, an entity maintains and enhances the applications, infrastructure, graphical design, and content of the website.

AG4. When accounting for internal expenditure on the development and operation of an entity’s own website for internal or external access, the issues are:

(a) Whether the website is an internally generated intangible asset that is subject to the requirements of this Standard; and

(b) The appropriate accounting treatment of such expenditure.

AG5. This Application Guidance does not apply to expenditure on purchasing, developing, and operating hardware (e.g., web servers, staging servers, production servers, and Internet connections) of a website. Additionally, when an entity incurs expenditure on an Internet service provider hosting the entity’s website, the expenditure is recognized as an expense when the services are received.

AG6. VPSAS 31 does not apply to intangible assets held by an entity for sale in the ordinary course of operations (see VPSAS 11 and VPSAS 12) or leases that fall within the scope of VPSAS 13. Accordingly, this Application Guidance does not apply to expenditure on the development or operation of a website (or website software) for sale to another entity. When a website is leased under an operating lease, the lessor applies this Application Guidance. When a website is leased under a finance lease, the lessee applies this Application Guidance after initial recognition of the leased asset.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AG8. A website arising from development is recognized as an intangible asset if, and only if, in addition to complying with the general requirements described in paragraph 55 of this Standard for recognition and initial measurement, an entity can satisfy the requirements in paragraph 27 of this Standard. In particular, an entity may be able to satisfy the requirement to demonstrate how its website will generate probable future economic benefits or service potential in accordance with paragraph 55(d) of this Standard when, for example, the website is capable of generating revenues, including direct revenues from enabling orders to be placed, or providing services using the website, rather than at a physical location using civil servants. An entity is not able to demonstrate how a website developed solely or primarily for promoting and advertising its own services and products will generate probable future economic benefits or service potential, and consequently all expenditure on developing such a website is recognized as an expense when incurred.

AG9. Any internal expenditure on the development and operation of an entity’s own website is accounted for in accordance with this Standard. The nature of each activity for which expenditure is incurred (e.g., training employees and maintaining the website) and the website’s stage of development or post-development are evaluated to determine the appropriate accounting treatment. For example:

(a) The Planning stage is similar in nature to the research phase in paragraphs 52–54 of this Standard. Expenditure incurred in this stage is recognized as an expense when it is incurred;

(b) The Application and Infrastructure Development stage, the Graphical Design stage, and the Content Development stage, to the extent that content is developed for purposes other than to advertise and promote an entity’s own services and products, are similar in nature to the development phase in paragraphs 55–61 of this Standard. Expenditure incurred in these stages is included in the cost of a website recognized as an intangible asset in accordance with paragraph AG8 when the expenditure can be directly attributed and is necessary to creating, producing or preparing the website for it to be capable of operating in the manner intended by management. For example, expenditure on purchasing or creating content (other than content that advertises and promotes an entity’s own services and products) specifically for a website, or expenditure to enable use of the content (e.g., a fee for acquiring a license to reproduce) on the website, is included in the cost of development when this condition is met.

(c) Expenditure incurred in the Content Development stage, to the extent that content is developed to advertise and promote an entity’s own services and products (e.g., digital photographs of products), is recognized as an expense when incurred in accordance with paragraph 66(c) of this Standard. For example, when accounting for expenditure on professional services for taking digital photographs of an entity’s own products and for enhancing their display, expenditure is recognized as an expense as the professional services are received during the process, not when the digital photographs are displayed on the website; and

(d) The Operating stage begins once development of a website is complete. Expenditure incurred in this stage is recognized as an expense when it is incurred unless it meets the recognition criteria in paragraph 27 of this Standard.

AG10. A website that is recognized as an intangible asset under paragraph AG8 of this Application Guidance is measured after initial recognition by applying the requirements of paragraph 70 of this Standard. The best estimate of a website’s useful life should be short, as described in paragraph 76.

AG11. The guidance in paragraphs AG1–AG10 does not specifically apply to software development costs. However, an entity may apply the principles in these paragraphs.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Paragraph of VPSAS 31

Paragraph of IPSAS 31

 

Paragraph of VPSAS 31

Paragraph of IPSAS31

 

Paragraph of VPSAS 31

Paragraph of IPSAS 31

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

37

37

 

73

89

2

2

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

38

 

74

90

3

3

 

39

39

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

75

91

4

6

 

40

40

 

76

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

7

 

41

41

 

77

93

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

42

42

 

78

94

7

9

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

43

 

79

95

8

10

 

44

44

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

80

96

9

11

 

45

45

 

81

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10

12

 

46

46

 

82

97A

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

47

47

 

83

97B

12

14

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

48

 

84

97C

13

15

 

49

49

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

85

98

14

16

 

50

50

 

86

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15

17

 

51

51

 

87

100

16

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

52

52

 

88

101

17

19

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

53

 

89

102

18

20

 

54

54

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

90

103

19

21

 

55

55

 

91

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

22

 

56

56

 

92

105

21

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

57

57

 

93

106

22

24

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

59

 

94

108

23

25

 

59

60

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

95

111

24

26

 

60

61

 

96

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25

26A

 

61

62

 

97

113

26

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

62

63

 

98

114

27

28

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

64

 

99

115

28

29

 

64

65

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

100

116

29

30

 

65

66

 

101

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30

31

 

66

67

 

102

118

31

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

67

68

 

103

120

32

32

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

69

 

104

121

33

33

 

69

70

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

105

122

34

34

 

70

73

 

106

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

35

35

 

71

87

 

107

126

36

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

72

88

 

108

127

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021 công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.821

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.224.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!