Kế hoạch tuyển dụng công chức Thuế năm 2024? Năm 2024 Tổng cục Thuế tuyển dụng chỉ tiêu bao nhiêu?
Kế hoạch tuyển dụng công chức Thuế năm 2024? Năm 2024 Tổng cục Thuế tuyển dụng chỉ tiêu bao nhiêu?
Ngày 19/2/2024 Cổng TTĐT Tổng cục Thuế đưa ra thông báo về kế hoạch thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2024 như sau:
Năm 2024, Bộ Tài chính đã phê duyệt 02 Kế hoạch tuyển dụng công chức để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt tự nhiên (do nghỉ hưu theo chế độ; thôi việc tự nguyện…) và thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ về làm việc trong ngành Thuế, gồm:
- Kế hoạch tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ năm 2024 với 40 chỉ tiêu tại Cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh theo hình thức xét tuyển;
- Kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 với 961 chỉ tiêu tại Cơ quan Tổng cục Thuế và 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố theo hình thức thi tuyển.
Vì vậy, Tổng cục Thuế thông tin về chủ trương triển khai 02 Kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 để các thí sinh có nhu cầu dự tuyển được biết, chủ động ôn luyện, theo dõi và đăng ký dự tuyển. Mọi thông tin liên quan đến 02 Kế hoạch tuyển dụng, Tổng cục Thuế, Hội đồng tuyển dụng sẽ thực hiện Thông báo rộng rãi trên các trang thông tin điện tử của ngành Thuế, tại Trụ sở cơ quan Thuế về chỉ tiêu, thời gian, địa điểm nộp hồ sơ và các thông tin khác liên quan để thí sinh biết và thực hiện.
Trên đây là kế hoạch tuyển dụng công chức Thuế năm 2024 với chỉ tiêu tuyển dụng công chức Thuế năm 2024 như sau:
- 40 chỉ tiêu tại Cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh theo hình thức xét tuyển
- 961 chỉ tiêu tại Cơ quan Tổng cục Thuế và 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố theo hình thức thi tuyển.
>> Tải mẫu: phiếu đăng ký dự tuyển công chức Thuế năm 2024: Tại đây
Kế hoạch tuyển dụng công chức Thuế năm 2024? Năm 2024 Tổng cục Thuế tuyển dụng chỉ tiêu bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của công chức thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Chương III Thông tư 29/2022/TT-BTC có nêu rõ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của công chức thuế như sau:
- Kiểm tra viên cao cấp thuế
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Kiểm tra viên chính thuế
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Kiểm tra viên thuế
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
- Kiểm tra viên trung cấp thuế
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Nhân viên thuế
Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhân viên thuế có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC có nêu rõ nhiệm vụ của nhân viên thuế như sau:
- Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và kế hoạch thu thuế và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
-Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xác định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật thuế;
+ Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
+ Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế;
+ Tính thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt tiền thuế;
+ Theo dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
+ Thực hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền xử lý;
- Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế;
- Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành;
- Chịu sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ngạch cao hơn và của cấp trên.
Đồng thời cũng có nêu rõ chức trách của nhân viên thuế như sau:
Nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến tuyển dụng công chức Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?