Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và xu hướng thúc đẩy thích ứng mở cửa sau dịch COVID-19?
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?
Căn cứ điểm 2 tiểu mục II Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 nêu ra được tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 như sau:
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen.
- Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới và xu hướng thúc đẩy thích ứng, mở cửa sau dịch COVID-19, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tăng cường hợp tác của các quốc gia vừa là thời cơ, vừa là thách thức.
- Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước, dịch bệnh ở một số nước còn diễn biến phức tạp.
- Trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát; quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã được phát huy;
+ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH tiếp tục được triển khai; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên,...
- Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế do chưa hoặc chậm được khắc phục, cũng như các vấn đề về già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, áp lực lạm phát khi nhu cầu trong nước phục hồi,...
Tăng cường đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023? (Hình từ internet)
Các nội dung chủ yếu cần tập trung trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?
Căn cứ điểm 2 tiểu mục II Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 quy định các nội dung chủ yếu cần tập trung trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 như sau:
- Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH;
+ Đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine, chính sách phòng chống dịch COVID-19 và thương mại của các đối tác, rủi ro của thị trường bất động sản, tài chính, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 trong nước và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH,…
- Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.
- Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn.
- Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.
Đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023
Căn cứ điểm 2 tiểu mục II Mục A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 quy định các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2023 bảo đảm thống nhất với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu của năm 2023, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương. Trong đó:
- Kế thừa và phát huy những kết quả công tác, khí thế thời gian qua; không chủ quan, tự mãn với thành tích đã đạt được;
- Quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách hiệu quả và không hình thức, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
+ Xây dựng Chính phủvà cơ quan hành chính các cấp đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
+ Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch.
+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả trong hành động; tiếp tục khơi dậy và thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước.
- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết, quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, 5 năm 2021-2025.
+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.
+ Chú trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động và sửdụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.
+ Tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh bằng thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; chủ động xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng kéo dài.
- Quán triệt chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển KTXH.
+ Quan tâm hơn nữa đến công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển KTXH của đất nước.
+ Tăng cường phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh;
+ Ổn định chính trị - xã hội và an toàn, an ninh cho nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
+ Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng;
+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?