Kế hoạch kiểm toán tổng quát của kiểm toán nhà nước bao gồm những gì? Cách thức đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập ra sao?
Kế hoạch kiểm toán tổng quát của kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
KHKT tổng quát được lập theo mẫu do Kiểm toán nhà nước ban hành, căn cứ trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán. KHKT tổng quát bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán (hoặc vấn đề được kiểm toán).
2. Xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán
Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, KTVNN thực hiện xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán. Trình tự, thủ tục xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống CMKTNN và các hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
3. Nội dung kiểm toán
Nội dung kiểm toán được xác định căn cứ vào hướng dẫn về mục tiêu, trọng yếu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu mục tiêu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán (hoặc vấn đề được kiểm toán).
4. Phương pháp và thủ tục kiểm toán
Phương pháp và thủ tục kiểm toán được xây dựng theo hướng dẫn tại Hệ thống CMKTNN và phải phù hợp với nội dung, mục tiêu của cuộc kiểm toán.
5. Xác định tiêu chí kiểm toán
Tiêu chí kiểm toán được xác định cho từng cuộc kiểm toán và phù hợp với mục tiêu, nội dung của cuộc kiểm toán.
6. Phạm vi kiểm toán
a) Xác định rõ niên độ kế toán (năm tài chính), thời kỳ trước và sau có liên quan (nếu có) hoặc khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của chương trình, dự án hoặc khoảng thời gian kiểm toán...
b) Xác định các đơn vị được kiểm toán (kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chi tiết); các dự án được kiểm toán chi tiết; tiêu chí lựa chọn đơn vị, dự án được kiểm toán chi tiết (nếu trong KHKT năm được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt chưa xác định đơn vị, dự án đầu tư chọn kiểm toán chi tiết).
Trường hợp quá trình kiểm toán tổng hợp dự kiến có thực hiện chọn mẫu kiểm tra hoặc đối chiếu một số cơ quan, tổ chức liên quan không thuộc các đơn vị được kiểm toán chi tiết thì phải xác định rõ tiêu chí, điều kiện lựa chọn và chỉ được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
7. Giới hạn kiểm toán
Nêu rõ những lĩnh vực, nội dung, chỉ tiêu không tiến hành kiểm toán hoặc kiểm tra và lý do giới hạn.
8. Thời hạn kiểm toán
Thời hạn kiểm toán của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và tuân thủ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
9. Nhân sự kiểm toán
a) Xác định nhân sự của Đoàn kiểm toán: Trưởng đoàn, các Phó Trưởng đoàn (nếu có), các Tổ trưởng (nếu có) và các thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
b) Bố trí Tổ trưởng, phân công thành viên Đoàn kiểm toán phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
10. Kinh phí và các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán
KHKT tổng quát phải xác định kinh phí và các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Theo như quy định trên, kế hoạch kiểm toán tổng quát của kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Mục tiêu kiểm toán
- Xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán
- Nội dung kiểm toán
- Phương pháp và thủ tục kiểm toán
- Xác định tiêu chí kiểm toán
- Phạm vi kiểm toán
- Thời hạn kiểm toán
- Nhân sự kiểm toán
- Kinh phí và các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng quát của kiểm toán nhà nước bao gồm những gì? Cách thức đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập ra sao?
Phương pháp và cách thức đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập trong kiểm toán nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định phương pháp và cách thức đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập như sau:
- Xem xét, đánh giá thông tin:
+ Về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, thông tin đã thu thập được và kết quả cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước;
+ Kết quả trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;
+ Kết quả kiểm tra, phân tích báo cáo và các tài liệu có liên quan;
+ Kết quả quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;
+ Kết quả thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ.
- Đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin thu thập thông qua các phương pháp (phân tích, so sánh, cân đối, thống kê, chọn mẫu…).
Kế hoạch kiểm toán tổng quát trong kiểm toán nhà nước do ai xét duyệt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Xét duyệt và phát hành kế hoạch kiểm toán tổng quát
1. Kiểm toán trưởng xét duyệt KHKT tổng quát. Hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần họp xét duyệt KHKT tổng quát do Kiểm toán trưởng quyết định.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt KHKT tổng quát. Hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần họp xét duyệt KHKT tổng quát do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
3. Hoàn thiện, ký duyệt, phát hành và điều chỉnh KHKT tổng quát
Nội dung, trình tự các bước xét duyệt, hoàn thiện, phát hành và điều chỉnh KHKT tổng quát thực hiện theo Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán và các văn bản liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán trưởng và Tổng kiểm toán nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 13/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?