Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường tại Công văn 5973/TCT-PC bởi Tổng Cục thuế ra sao?
Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường tại Công văn 5973/TCT-PC bởi Tổng Cục thuế ra sao?
Ngày 27/12/2023, Tổng Cục thuế ban hành Công văn 5973/TCT-PC năm 2023 tại đây hướng dẫn về việc xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường.
Theo đó, tại Công văn 5973/TCT-PC năm 2023, Tổng Cục thuế hướng dẫn vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường như sau:
- Phí bảo vệ môi trường là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, thuộc loại khai theo tháng nên người nộp phí phải khai hằng tháng. Người nộp phí phải kê khai, nộp Tờ khai chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Hành vi khai phí chậm là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Do người nộp phí phải khai hàng tháng nên mỗi tháng khai chậm là một hành vi vi phạm nên người nộp phí sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nếu còn thời hiệu xử phạt.
- Trường hợp cùng một thời điểm (cùng ngày 10/11/2023), người nộp thuế chậm nộp 06 tờ khai phí bảo vệ môi trường của 06 tháng thì mỗi hành vi chậm nộp tờ khai phí của từng tháng là một hành vi vi phạm và còn trong thời hiệu xử phạt. Các hành vi chậm nộp tờ khai phí nêu trên được xử lý như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm nộp Tờ khai phí bảo vệ môi trường tháng 4 năm 2023 (lần đầu) theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
- Phạt tiền đối với từng hành vi chậm nộp Tờ khai phí bảo vệ môi trường của tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, không áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần” đối với các trường hợp này.
Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí bảo vệ môi trường tại Công văn 5973/TCT-PC bởi Tổng Cục thuế ra sao? (Hình từ internet)
Mặt hàng nào thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về các mặt hàng nào thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm có như sau:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
+ Xăng, trừ etanol;
+ Nhiên liệu bay;
+ Dầu diezel;
+ Dầu hỏa;
+ Dầu mazut;
+ Dầu nhờn;
+ Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm:
+ Than nâu;
+ Than an-tra-xít (antraxit);
+ Than mỡ;
+ Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP có quy định hướng dẫn thêm về mặt hàng nào thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, cụ thể sau đây:
- Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch. Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch, chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch.
- Đối với dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (ký hiệu là HCFC) là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn.
- Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
- Đối với thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 (đã được thay thế bằng Nghị quyêt 579/2018/UBTVQH14).
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như say:
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?