Hướng dẫn xác định mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu?
Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan?
Theo mục 13 Bảng giải đáp vướng mắc của Nghị định 18/2021/NĐ-CP ban hành kèm theo Công văn 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 trả lời về các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan như sau:
- Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan đã được hướng dẫn tại điểm d2 khoản 1 và điểm b3 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, trường hợp tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu thì thuộc trường hợp hủy tờ khai; cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra xác định lý do, điều kiện hủy tờ khai để thực hiện xử lý theo quy định.
- Đối với các trường hợp khác không thuộc các trường hợp được hủy tờ khai quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC ngày 20/4/2018 thì không được hủy tờ khai.
- Đề nghị các đơn vị căn cứ quy định nêu trên đối chiếu với hồ sơ vụ việc cụ thể để thực hiện đúng quy định.
Như vậy, các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan như trên.
Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu?
Theo Mục 15 Bảng giải đáp vướng mắc của Nghị định 18/2021/NĐ-CP ban hành kèm theo Công văn 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ về chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu như sau:
- Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu được hướng dẫn tại STT 16 Phụ lục này.
Hướng dẫn rõ về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu như thế nào?
Hướng dẫn rõ về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu như thế nào?
Theo Mục 16 Bảng giải đáp vướng mắc của Nghị định 18/2021/NĐ-CP ban hành kèm theo Công văn 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 thì giải đáp hướng dẫn rõ về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu trong 4 trường hợp sau đây:
- Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ”.
- Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 thì “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam ”.
- Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định: “1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
+ Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”.
Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 11/3/2021 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định: “Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. ”
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu trong 04 trường hợp được thực hiện như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, kho ngoại quan (hàng hóa gửi kho ngoại quan phải là hàng có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan, không bao gồm hàng hóa trước đó từ nội địa gửi vào kho ngoại quan) để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thì được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai sử dụng mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa để sản xuất xuất khẩu với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13) thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng quy định về cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai nhập khẩu tại chỗ khai mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua bán hàng hóa để sản xuất xuất khẩu với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp trong nội địa thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp nội địa sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Đối với thuế GTGT và các loại thuế khác, doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12.
- Sau khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa của thương nhân nước ngoài, được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan. Tuy nhiên, trước đó hàng hóa này có nguồn gốc là hàng nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa đã được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; sau khi sản xuất, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc gửi vào kho ngoại quan theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó tiếp tục được nhập khẩu tại chỗ trở lại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh (A11) hoặc nhập kinh doanh sản xuất (A12), phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Đối với thuế GTGT và các loại thuế khác doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12.
- Khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (Điểm a, b, c nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3487/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2021, số 6471/TXNK-CST ngày 14/7/2021, số 6744/TXNK- CST ngày 30/7/2021, số 7074/TXNK-CST ngày 15/9/2021).
Như vậy, hướng dẫn rõ về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?