Hướng dẫn xác định chi phí được trừ đối với chi phí tuyển dụng lao động và khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Cho tôi hỏi về việc hướng dẫn về chi phí được trừ đối với chi phí tuyển dụng lao động và khấu trừ thuế GTGT đầu vào được hướng dẫn như thế nào? - Câu hỏi của anh Linh từ An Giang

Hướng dẫn xác định chi phí được trừ đối với số tiền hỗ trợ NLĐ nước ngoài gia hạn, làm mới thị thực (visa) như thế nào?

Căn cứ điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCkhoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
...
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Đồng thời theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTCĐiều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...

Tại Công văn 49303/CTHN-TTHT năm 2022, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:

Trường hợp Công ty chi tiền dịch vụ hỗ trợ cho người lao động nước ngoài gia hạn, làm thủ tục thị thực (visa) để đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam, và nếu khoản chi này mang tính chất phúc lợi cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tổng chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015.

Hướng dẫn xác định chi phí được trừ đối với số tiền hỗ trợ NLĐ nước ngoài gia hạn, làm mới thị thực (visa) như thế nào?

Hướng dẫn xác định chi phí được trừ đối với chi phí tuyển dụng lao động và khấu trừ thuế GTGT đầu vào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Tại Công văn 49303/CTHN-TTHT năm 2022, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:

Trường hợp Công ty có phát sinh thuế GTGT đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính và thực hiện theo dúng nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính.

Xem chi tiêt nội dung tại: Công văn 49303/CTHN-TTHT năm 2022

Khoản chi nào có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động?

Căn cứ điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCkhoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định như sau:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này)

- Những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

5,075 lượt xem
Người lao động nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài 2024 6 tháng cuối năm: Tải Mẫu báo cáo ở đâu?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật có thuộc diện cấp giấy phép lao động không?
Pháp luật
Chi phí làm thị thực cho người thân của lao động nước ngoài có được đưa vào chi phí được trừ không?
Pháp luật
Sinh viên nước ngoài sang thực tập có phải xin giấy phép lao động hay không? Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa trong bao lâu?
Pháp luật
Lao động nước ngoài có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không? Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài được quy định thế nào?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có được phép có hai Giấy phép lao động tại hai công ty khác nhau hay không?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập nước ngoài và Việt Nam thì xác định thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài? Không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài khi nào?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài làm mất giấy phép lao động, vậy cho hỏi hồ sơ xin cấp lại giấy phép gồm những gì?
Pháp luật
Mức đóng BHXH cho NLĐ nước ngoài năm 2022 là bao nhiêu? NLĐ nước ngoài có được dừng đóng BHXH do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào