Hướng dẫn viết mẫu lý lịch đảng viên theo mẫu 1-HSĐV mới nhất 2024? Đảng viên có các quyền gì theo quy định?
Hướng dẫn viết mẫu lý lịch Đảng viên theo mẫu 1-HSĐV mới nhất 2024?
Mẫu lý lịch đảng viên (mẫu 1-HSĐV) tại Mục III Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
>> Tải về mẫu lý lịch Đảng viên tại đây
Nội dung lý lịch đảng viên gồm 24 trang, cụ thể như sau:
- Trang 1 : Sơ lược lý lịch.
- Trang 2 : Lịch sử bản thân.
- Trang (3 đến 9): Những công việc, chức vụ đã qua.
- Trang 10 : Đặc điểm lịch sử.
- Trang 11 : Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua.
- Trang 12 : Đi nước ngoài.
- Trang 13 : Khen thưởng.
- Trang 14 : Kỷ luật.
- Trang (15 đến 23) : Hoàn cảnh gia đình.
- Trang 24 : Cam đoan ký tên và chứng nhận của cấp ủy cơ sở.
Hướng dẫn viết mẫu lý lịch Đảng viên (mẫu 1-HSĐV) như sau:
Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, bằng chữ in hoa.
Ví dụ: NGUYỄN VĂN A
Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
Các bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có).
Sinh ngày... tháng... năm...: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy khai sinh.
Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh.
Quê quán: Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay). Đặc biệt, có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ nếu không biết rõ bố, mẹ.
Nơi cư trú:
- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố).
- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì ghi địa chỉ nơi tạm trú đó.
Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường... Nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.
Tôn giáo: Theo tôn giáo nào thì ghi rõ (ví dụ: đạo Phật, Công giáo, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... ghi cả chức sắc trong tôn giáo - nếu có), nếu không theo tôn giáo nào thì ghi chữ “không”.
Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm theo hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm...
Ví dụ: Công nhân, nông dân, công chức, viên chức, bác sỹ ngoại khoa, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp, học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm v.v...
Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc.
Ví dụ: 9/10 phổ thông, 9/12 bổ túc; tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 12 năm.
- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.
Ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y...
- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa).
Ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học nông nghiệp, Cử nhân Luật tại chức, Kỹ sư cơ khí, Bác sỹ Ngoại khoa; Thạc sỹ kinh tế, Tiến sỹ toán học, Tiến sỹ khoa học ...
Đặc biệt, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).
- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp.
Ví dụ: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học tập trung hay không tập trung…
- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp
Ví dụ: Đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... hoặc tiếng Anh trình độ A...
- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp
Ví dụ: Tin học văn phòng; tin học trình độ A, B, C...; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.
- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, Đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp: Ghi rõ ngày, tháng, năm cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đảng: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi tổ chức lễ kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội như ngày vào Đoàn thanh niên, ngày nhập ngũ, ngày vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc ngày tham gia hoạt động trong các tổ chức kinh tế, xã hội...
Ngày và nơi công nhận chính thức: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi được công nhận chính thức (chi bộ, Đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
Những công việc, chức vụ đã qua: Ghi đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội; đi làm; đi học đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học, xã hội...
Trong đó, ghi cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, đi chữa bệnh, đi nghỉ mát, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị gián đoạn liên lạc hoặc không hoạt động nếu có...
Đặc điểm lịch sử:
- Ghi rõ lý do bị gián đoạn hoặc không sinh hoạt Đảng (nếu có);
- Có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày ...... tháng ...... năm ........nào đến ngày ...... tháng ...... năm ........nào, ở đâu).
- Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, trụ sở của tổ chức đặt ở đâu?).
- Đã tham gia các chức sắc gì trong các tôn giáo.
Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
Đi nước ngoài: Ghi rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào, đi nước nào; cơ quan, đơn vị, tổ chức nào quyết định (chỉ ghi các trường hợp đi học tập, lao động hợp tác, công tác...từ 3 tháng trở lên).
Khen thưởng: Ghi rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ bằng khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân...
Kỷ luật: Ghi rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên), cấp nào quyết định.
Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như:
(1) Ông, bà, nội ngoại: Ghi những người có đặc điểm chính trị ảnh hưởng tốt, xấu với bản thân.
Ví dụ: Là Lão thành Cách mạng, Anh hùng... hoặc có tội ác, bị Cách mạng xử lý.
(2) Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ); cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng); vợ (hoặc chồng): Ghi rõ họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, thành phần giai cấp, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ:
- Về thành phần giai cấp: Ghi rõ thành phần giai cấp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong Cải cách ruộng đất năm 1954 (ở miền Bắc) hoặc trong Cải tạo công, nông, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh, thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào.
Ví dụ: Cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản...(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần ghi rõ lý do).
Nếu thành phần gia đình không được quy định ở các thời điểm nêu trên và hiện nay thì bỏ trống mục này.
- Về lịch sử chính trị của từng người: Ghi rõ:
+ Đã tham gia tổ chức cách mạng; làm công tác gì, giữ chức vụ gì?
+ Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào... của đế quốc hoặc chế độ cũ;
+ Hiện nay, những người đó làm gì? Ở đâu? Nếu đã chết thì ghi rõ lý do chết, năm nào? Tại đâu?
(3) Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con: Ghi họ và tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp; việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cam đoan - Ký tên: Ghi rõ “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch”; ngày, tháng, năm, ký và ghi rõ họ tên.
Chứng nhận của cấp ủy cơ sở: Có 2 mức chứng nhận:
- Nếu cấp ủy đã thẩm tra, kết luận đúng sự thật thì ghi “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... khai tại Đảng bộ, chi bộ cơ sở... là đúng sự thật”.
- Nếu cấp ủy chỉ đối khớp với lý lịch của người xin vào Đảng hoặc lý lịch cũ của Đảng viên thấy đúng thì ghi “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... theo đúng lý lịch của người xin vào Đảng (hoặc lý lịch cũ)”.
Ghi ngày, tháng, năm, chức vụ, họ và tên đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư, ký tên, đóng dấu của cấp ủy cơ sở.
Trường hợp cấp ủy cơ sở chưa có con dấu, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký, ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu.
Hướng dẫn viết mẫu lý lịch Đảng viên theo mẫu 1-HSĐV mới nhất 2024? Đảng viên có các quyền gì theo quy định? (Hình từ internet)
Đảng viên có các quyền gì theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, quy định Đảng viên có các quyền như sau:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, quy định Đảng viên có các nhiệm vụ như sau:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?