Hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Mẫu 09/DK? Mẫu đơn 09/DK có dạng thế nào?
Hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Mẫu 09/DK?
Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Mẫu 09/DK thì có thể tham khảo cách viết đơn như sau:
- Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên giấy chứng nhận đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
- Không kê khai, không xác nhận các thông tin tại điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này đối với các trường hợp:
+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”.
+ Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.
+ Trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ vào Giấy chứng nhận
- Không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này: Đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận
(0) Kính gửi: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện nơi có đất.
(1) Địa chỉ: Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên giấy chứng nhận đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
(2) Giấy chứng nhận đã cấp:
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
- Ngày cấp giấy Chứng nhận.
(3) Nội dung biến động: Phụ thuộc vào lý do biến động để viết nội dung biến động cho chính xác:
(4) Lý do biến động: Tùy vào trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013.
(5) Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn:
- Giấy chứng nhận đã cấp.
- Biên lai, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)
- Các giấy tờ khác theo từng trường hợp đăng ký biến động. Quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT.
Hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Mẫu 09/DK? Mẫu đơn 09/DK có dạng thế nào? (Hình từ internet)
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Mẫu 09/DK có dạng thế nào?
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, có dạng như sau:
>> Tải về Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Mẫu 09/DK) tại đây.
Khi nào phải đăng ký biến động đất đai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, quy định việc đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?