Hướng dẫn tra cứu phạt nguội Đà Nẵng tại vpgtcatp.danang.gov.vn ra sao? Các lỗi phạt nguội xe máy thường bị phạt là lỗi nào?
Định nghĩa "phạt nguội" là gì?
Hiện nay, quy định pháp luật chưa nêu rõ khái niệm phạt nguội là gì?
Có thể hiểu phạt nguội là hình thức mà các cá nhân tham gia giao thông vi phạm luật giao thông nhưng không bị xử lý trực tiếp ngay tại lúc vi phạm mà sẽ được các camera theo dõi được gắn trên các tuyến đường. Kiểm tra xác định những hành vi trên là vi phạm luật giao thông thì sẽ được cơ quan chức năng mời đến để xử lý theo đúng luật giao thông.
Phạt nguội có thể hiểu là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định.
Hướng dẫn tra cứu phạt nguội Đà Nẵng tại vpgtcatp.danang.gov.vn ra sao? Các lỗi phạt nguội xe máy thường bị phạt là lỗi nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tra cứu phạt nguội Đà Nẵng tại vpgtcatp.danang.gov.vn ra sao?
Người dân có thể tra cứu phạt nguội Đà Nẵng thông qua trang web chính thức của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Hệ thống tra cứu thông tin vi phạm giao thông thành phố Đà Nẵng.
Tra cứu phạt nguội Đà Nẵng thông qua Hệ thống tra cứu thông tin vi phạm giao thông thành phố Đà Nẵng qua các bước như sau:
BƯỚC 1:
Truy cập vào Hệ thống tra cứu thông tin vi phạm giao thông thành phố Đà Nẵng thông qua đường link: https://vpgtcatp.danang.gov.vn/
BƯỚC 2:
Tại trang chủ, nhập thông tin biển số xe cần tra cứu phạt nguội.
Nhập biển số các ký tự đánh vào phải liền nhau, có gạch nối giữa mã vùng và số xe, cụ thể đối với biển số loại 4 số (ví dụ 43A-1234), đối với biển số loại 5 số (ví dụ 43A-123.45)
BƯỚC 3: Nhập mã bảo mật sau đó nhấn "Tra cứu" sẽ hiện kết quả tra cứu Phạt nguội Đà Nẵng.
Hành vi vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?
Tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn sẽ là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ xe.
Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?