Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 nhanh chóng nhất? Đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?
Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 nhanh chóng nhất như thế nào?
Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 thì phải thực hiện việc tra cứu trên trang Tổng cục thuế Việt Nam.
Dưới đây là hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 nhanh chóng nhất:
Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu thông tin người nộp thuế của Tổng cục Thuế theo đường link sau: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Chọn “Thông tin của người nộp thuế”
Bước 3: Thực hiện tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
+ Tra cứu bằng chứng Căn cước/Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân:
Điền số thẻ Căn cước/thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh vào ô “Số Chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện”
+ Tra cứu bằng tên chủ hộ:
Điền họ tên đầy đủ của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện pháp luật vào ô “Tên tổ chức cá nhân nộp thuế”
Bước 4: Nhập “Mã xác nhận”
Bước 5: Chọn “Tra cứu” và sau khi hoàn tất các bước tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh như trên thì những thông tin cơ bản của hộ kinh doanh sẽ được hiển thị như:
+ Mã số thuế
+ Tên người nộp thuế
+ Cơ quan thuế
+ Số CMT/Thẻ căn cước
+ Ngày thay đổi thông tin gần nhất
+ Ghi chú về tình trạng hoạt động
Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 nhanh chóng nhất? Đăng ký hộ kinh doanh như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
(1) Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
(2) Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(3) Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
(4) Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(5) Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Đặt tên hộ kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau:
Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Như vậy, khi đặt tên hộ kinh doanh phải đảm bảo:
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
(2) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
(3) Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
(4) Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?