Hướng dẫn tính tỷ số giới tính của dân số theo Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT? Chỉ tiêu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Hướng dẫn tính tỷ số giới tính của dân số theo Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT?
Tại mã số 0101 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT có nội dung hướng dẫn tính tỷ số giới tính của dân số như sau:
- Phương pháp tính:
Tỷ số giới tính của dân số được xác định bằng số nam tính trên 100 nữ của một tập hợp dân số.
Công thức tính như sau:
- Phân tổ chủ yếu:
+ Thành thị/nông thôn;
+ Vùng kinh tế - xã hội;
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Kỳ công bố: Năm.
- Nguồn số liệu:
+ Tổng điều tra dân số và nhà ở;
+ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
+ Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
+ Dữ liệu hành chính.
- Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
+ Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
+ Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.
Hướng dẫn tính tỷ số giới tính của dân số theo Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT? Chỉ tiêu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 như thế nào? (Hình từ internet)
Chỉ tiêu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 quy định về chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 như sau:
- Chỉ tiêu cơ bản:
+ Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;
+ Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;
+ Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.
- Chỉ tiêu chuyên môn:
+ Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;
+ Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;
+ Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;
+ Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;
+ Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;
+ Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;
+ Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;
+ Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.
Chỉ tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh tại địa phương năm 2023 như thế nào?
Theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục I Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 quy định về chỉ tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh tại địa phương năm 2023 như sau:
Chỉ tiêu kế hoạch tại địa phương
3.1. Chỉ tiêu Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB)
- Đối với 21 tỉnh thuộc nhóm 1 có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT , ngày 02/08/2021 của Bộ Y tế): Giao giảm (-SRB) 0,2-0,3 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;
- Đối với 18 tỉnh thuộc nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh cao: Giao giảm (- SRB) 0,1 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;
- Đối với 24 tỉnh thuộc nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên: Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm (-SRB) ít nhất 0,0 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đối với các tỉnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, đề nghị giao bằng chỉ tiêu (-SRB) theo hướng dẫn hoặc cao hơn; không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.
...
Theo đó, tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh tại địa phương năm 2023 như sau:
- Đối với 21 tỉnh thuộc nhóm 1 có tỷ số giới tính khi sinh rất cao:
Giao giảm (-SRB) 0,2-0,3 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;
- Đối với 18 tỉnh thuộc nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh cao:
Giao giảm (- SRB) 0,1 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;
- Đối với 24 tỉnh thuộc nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên:
Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm (-SRB) ít nhất 0,0 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đối với các tỉnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, đề nghị giao bằng chỉ tiêu (-SRB) theo hướng dẫn hoặc cao hơn; không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.
Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh như thế nào?
Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023, quy định về công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính như sau:
- Trên phạm vi toàn quốc:
Các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025.
Năm 2023, tập trung triển khai hoạt động sau:
+ Tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về kiểm soát MCBGTKS; lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể.
+ Thực hiện phổ biến, giáo dục và nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi;
+ Đưa nội dung kiểm soát MCBGTKS cho học sinh trong các trường nhà trường; trong hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
+ Thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về kiểm soát MCBGTKS.
- Đối với các tỉnh có TSGTKS từ 109-112, tăng cường rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác kiểm soát MCBGTKS.
- Đối với các tỉnh có TSGTKS từ 112 trở lên tăng cường rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ; đẩy mạnh tổ chức chiến dịch, hoạt động vận động tại các địa bàn trọng điểm.
Thông tư 06/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?