Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao?

Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao? - câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa)

Hướng dẫn cách tính cân nặng lý tưởng?

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ cách tính cân nặng lý tưởng như sau:

Hướng dẫn thực đơn giảm cân của Bộ Y tế ra sao?

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ hướng dẫn cách tính thực đơn giảm cân của Bộ Y tế như sau:

- Giảm tổng lượng năng lượng (calo) ăn vào nên là yếu tố chính của bất kỳ can thiệp giảm cân nào.

- Điều chỉnh hành vi ăn uống cá nhân và phải thay đổi dần dần, cộng với sự hỗ trợ của gia đình, xã hội, môi trường sống …

- Chế độ ăn cân đối giữa các chất sinh nhiệt, không quá nhiều glucid, tỷ lệ thay đổi tùy cá thể theo bệnh lý mắc kèm, thói quen ăn uống

- Cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết: vitamin tan trong dầu, kali, sắt, acid amin Hạn chế số bữa ăn trong ngày (3 bữa là đủ), hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hoà, muối dưới 5g/ngày

- Kiêng rượu

Phân bố các chất dinh dưỡng mỗi ngày

Chất dinh dưỡng

Tỷ lệ phân bố

Lipid

< 30% tổng calori

Protid

15 - <20% tổng calori

Glucid

50 - 55% tổng calori

Muối

<5g

Calci

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Chất xơ

20-30g

Phân loại tiêu thụ năng lượng dựa trên mức độ lao động và giới tính

Mức độ lao động/

Nhu cầu năng lượng (kcal)

Lao động nhẹ

Lao động vừa

Lao động nặng

Nam

Nhân viên văn phòng (giáo viên, luật sư, bác sỹ, kế toán, giáo viên... ), nhân viên bán hàng, người thất nghiệp.

Công nhân công nghiệp nhẹ, sinh viên, công nhân xây dựng, nông dân, ngư dân, quân đội không trong thời gian chiến đấu.

Nông dân trong vụ thu hoạch, công nhân lâm nghiệp, lao động thể lực đơn giản, chiến sỹ quân đội trong chiến đấu/ luyện tập, công nhân mỏ, luyện thép, vận động viên thể thao trong thời gian luyện tập.


30 kcal/kg

35 kcal/kg

45 kcal/kg

Nữ

Nhân viên văn phòng, giáo viên, nội trợ (không phải chăm sóc trẻ nhỏ), hầu hết các nghề khác.

Công nhân công nghiệp nhẹ, nhân viên bán hàng, sinh viên, phụ nữ nội trợ đang chăm sóc trẻ nhỏ.

Nông dân trong vụ thu hoạch, vũ công, vận động viên thể thao trong thời gian luyện tập.


25 kcal/kg

30 kcal/kg

40 kcal/kg

Chế độ ăn:

Lao động nhẹ = CNLT × (20-25 calo)

Lao động trung bình = CNLT × (25- 30 calo)

Lao động nặng = CNLT × (30-35 calo)

*CNLT: Cân nặng lý tưởng

Mục tiêu là giảm cân từ từ khoảng 2 - 3 kg/tháng. Phối hợp giáo dục với chế độ ăn cho bệnh nhân, phải theo dõi thường xuyên cân nặng và có biện pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.

Tăng cường vận động và tập thể dục: áp dụng tùy theo tuổi và các biến chứng đã có ở bệnh nhân hay không, tập thể lực rất hữu ích mặc dù tiêu tốn năng lượng tương đối ít trong khi tập luyện.

Phải chia chế độ ăn làm 2 giai đoạn: giai đoạn giảm cân và giai đoạn duy trì.

Điều trị béo phì chưa có biến chứng chủ yếu dựa vào kiểm soát chế độ ăn.

Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao?

Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao?

Hướng dẫn chế độ vận động giảm cân như thế nào?

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ chế độ vận động giảm cân như sau:

(1) Hướng dẫn tập luyện

Để buổi tập an toàn và hiệu quả, nên thực hiện đủ 3 giai đoạn:

- Khởi động (5-10 phút): làm nóng cơ thể với những động tác đơn giản, cường độ thấp. Khởi động các khớp từ trên xuống dưới.

- Tập luyện: thực hiện các bài tập vận động từ 20 đến 30 phút.

- Làm nguội (5-10 phút): thư giãn, thả lỏng cơ thể với những động tác chậm rãi, đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.

(2) Cường độ tập luyện:

Tập luyện hoạt động thể chất sức bền (aerobic ) là một biện pháp thiết yếu trong các chương trình giảm cân cho người béo phì. Nên thực hiện các bài tập cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, 3 đến 5 lần một tuần, bắt đầu bằng bài tập cường độ thấp và tăng dần cường độ và số lượng tập thể dục theo mức độ thể dục cá nhân. Tập luyện đề kháng nên được áp dụng trong các chương trình giảm cân để tăng khối lượng cơ và thúc đẩy giảm mỡ cơ thể, và được đề nghị thực hiện bằng các bài tập sử dụng các nhóm cơ lớn 2-4 lần một tuần.

Dùng công thức tính nhịp tim khi tập để xác định mức độ phù hợp của cường độ tập luyện:

Nhịp tim khi tập = (220 - tuổi) x (từ 50% đến 70%)

Ví dụ: một người 40 tuổi được xem là vận động phù hợp nếu khi tập luyện nhịp tim đạt mức: (220 - 40) x 0,5 = 90 lần/phút.

Người bệnh cũng có thể tự đánh giá mức độ vận động đã phù hợp chưa qua giọng nói: khi tập luyện không thấy hụt hơi, vẫn trò chuyện được nhưng không thể hát được.

(3)Thời gian tập luyện:

Có thể tập vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là phù hợp với nếp sinh hoạt của mình.

Mỗi ngày trung bình 30 - 40 phút. Hoặc vận động nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút. Nên vận động tối thiểu 5 ngày/tuần, tốt hơn nên tập đều đặn mỗi ngày.

(4) Loại hình tập luyện:

Nên lựa chọn các loại hình tập luyện có tính nhịp nhàng đều đặn, thời gian kéo dài như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh…

Tuy vậy, có thể tập bất cứ loại hình nào phù hợp với sức khỏe, tuổi tác, sở thích và điều kiện sống.

Nếu có biến chứng ở mắt, tim, thận, bàn chân, nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại hình luyện tập thích hợp. Thông thường trong các trường hợp này loại hình luyện tập phù hợp nhất là đi bộ.

Nếu không có điều kiện tập liên tục 30 phút, có thể chia ra 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút. Miễn sao tập đều đặn.

Luyện tập để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, ngoài công việc hàng ngày. Ví dụ một bà nội trợ đi chợ nấu ăn, quét dọn nhà cửa sẽ tiêu hao một số năng lượng, nhưng vẫn cần duy trì luyện tập thể lực mỗi ngày.

Tham khảo năng lượng kcalo tiêu thụ được sau 30 phút tập thể dục

Cân nặng (kg)

50

60

70

80

90

100

Hoạt động trong phòng tập







Aerobic: trung bình

149

177

206

234

263

291

Đạp xe: 16 km/h

163

195

226

258

289

321

Chạy: 10km/h

260

310

360

410

460

510

Máy leo thang: trung bình

158

190

222

253

285

317

Giãn duỗi / yoga Hatha

106

127

148

169

190

211

Đi bộ: bình thường 4km/h

78

93

108

123

138

153

Đi bộ: nhanh 7km/h

149

177

206

234

263

291

Tập tạ: trung bình

79

95

111

127

143

158

Thể thao







Cầu lông

119

143

166

190

214

238

Bi-a

66

79

92

106

119

132

Nhảy

145

174

203

232

261

290

Nhảy dây

264

317

370

422

475

528

Bóng đá

185

222

259

296

333

370

Bơi lội 25 m/phút

123

146

170

193

217

240

Thái cực quyền

106

127

148

169

190

211

Quần vợt

185

222

259

296

333

370

Bệnh béo phì
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh béo phì có phải là bệnh mạn tính? Di truyền có phải là nguyên nhân sinh bệnh béo phì hay không?
Pháp luật
Bệnh béo phì nguyên nhân do đâu và có bao nhiêu dạng? Mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?
Pháp luật
Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao?
Pháp luật
Bao nhiêu cân là béo phì? Cách nhận biết béo phì như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến béo phì là gì?
Cách chuẩn đoán bệnh báo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass index) như thế nào?
Cách chuẩn đoán bệnh béo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass index) được hướng dẫn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh béo phì
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,726 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh béo phì

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh béo phì

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào