Hướng dẫn quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024?
- Trường hợp chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024?
- Hướng dẫn quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024?
- Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Trường hợp chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024?
Trường hợp chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu được hướng dẫn mới nhất tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:
1. Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các điểm đ, e, h, k và l khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu, chủ đầu tư quyết định chọn một nhà thầu dự kiến chỉ định và gửi hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đó theo quy trình quy định tại Điều 76 của Nghị định này hoặc xác định, phê duyệt danh sách dự kiến mời nhận hồ sơ yêu cầu gồm nhiều hơn một nhà thầu theo quy trình quy định tại Điều này.
Như vậy, trường hợp chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu bao gồm:
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
- Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
- Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
- Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
- Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
Hướng dẫn quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024 (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu mới nhất 2024?
Quy trình chỉ định thầu thông thường (trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu) hướng dẫn cụ thể tại Điều 77 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
- Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, xác định giá thấp nhất; điều kiện về hợp đồng.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
- Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
Hồ sơ yêu cầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Xác định danh sách nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định tối thiểu 03 nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định các nhà thầu này.
Nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách được mời nhận hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá và làm rõ hồ sơ đề xuất, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, xếp hạng nhà thầu
- Hồ sơ đề xuất được đánh giá theo nguyên tắc quy định tại Điều 27 hoặc Điều 64 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc làm rõ hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 65 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 66 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 67, Điều 68 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định trong hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Thương thảo hợp đồng (nếu có)
Trường hợp áp dụng thương thảo hợp đồng, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến chỉ định thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?