Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?
Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?
Covid-19 đã được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Quyết định 3896/QĐ-BYT. Trên tinh thần đó, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 6923/BYT-DP 2023 thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với các chỉ đạo về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 mới nhất như sau:
(1) Căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện công bố dịch và hết dịch, tổ chức Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
(2) Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các văn bản, hướng dẫn đã ban hành thuộc thẩm quyền mà không còn phù hợp với tình hình khi COVID-19 chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
(3) Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống COVID-19 thuộc nhóm B theo các quy định và hướng dẫn sau:
+ Về giám sát và phòng, chống dịch bệnh:
- Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ Y tế.
- Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023.
+ Về điều trị và kiểm soát lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh sau mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(4) Về hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc COVID 19, chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 và xây dựng nhu cầu, bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dịch bệnh khi dịch COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thực hiện theo Công văn 6922/BYT-KHTC ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế.
(5) Tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhất là tại các điểm tập trung đông người như trên các phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các chính sách có liên quan về phòng, chống COVID-19 để người dân hiểu, đồng thuận và chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Chỉ đạo mới nhất của BYT về phòng chống dịch bệnh COVID-19? (Hình ảnh tử Internet)
Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg thì việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như sau:
Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg.
- Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định:
+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:
+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch;
+ Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi các tỉnh đã công bố hết dịch;
+ Xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.
Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập như sau:
- Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
- Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
+ Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
+ Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc Tết 2025 cho tất cả mọi người hay và ý nghĩa nhất? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Việc thành lập mới phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì theo Nghị định 125?
- Điều tra, thu thập, tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những gì?
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thể cấp cho cá nhân người nước ngoài không theo Nghị định 175?
- Front End Engineering Design là gì? Hướng dẫn thẩm định bước thiết kế FEED hợp đồng EPC theo Nghị định 175?