Hướng dẫn lấy lại mật khẩu ứng dụng VSSID tự động nhanh nhất qua tổng đài khi quên mật khẩu như thế nào?
Quên mật khẩu ứng dụng VSSID? Hướng dẫn lấy lại mật khẩu ứng dụng VSSID tự động nhanh nhất qua tổng đài như thế nào?
Ứng dụng VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam triển khai trên nền tảng thiết bị di động mang đến rất nhiều tiện ích về thông tin và tra cứu BHXH, BHYT, BHTN đối với người tham gia. Do đó mà việc không đăng nhập được ứng dụng VssID do quên mật khẩu người dùng sẽ không thể sử dụng được các tiện ích trên ứng dụng này.
Người dùng lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID qua tổng đài 1900.9068 bằng các bước như sau:
- Bước 1: Người dùng sử dụng số điện thoại đã đăng ký tài khoản VssID gọi điện đến Tổng đài 1900.9068, nhấn phím số 8 để lựa chọn chức năng cấp lại mật khẩu VssID và làm theo hướng dẫn.
- Bước 2: Cung cấp mã số BHXH. Mã số BHXH này là tài khoản VssID cần lấy lại mật khẩu.
- Bước 3: Cấp lại mật khẩu
Hệ thống sẽ kiểm tra số điện thoại và mã số BHXH:
+ Nếu thông tin trùng khớp với dữ liệu do BHXH Việt Nam đang quản lý thì trợ lý ảo của tổng đài sẽ đọc mật khẩu mới cho người dùng.
+ Nếu thông tin không trùng khớp với dữ liệu do BHXH Việt Nam đang quản lý thì trợ lý ảo của tổng đài sẽ thông báo và bạn cần thực hiện lại.
*Lưu ý:
- Sau khi có mật khẩu, người dùng cần đăng nhập ngay và đổi mật khẩu để nâng cao tính bảo mật.
- Cước phí gọi đến Tổng đài là 1.000 đồng/phút.
Quên mật khẩu ứng dụng VSSID? Hướng dẫn lấy lại mật khẩu ứng dụng VSSID tự động nhanh nhất qua tổng đài như thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những người sau đây:
(1) Người lao động:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
(2) Người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:
(1) Đối với người sử dụng lao động:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội: Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1%
- Quỹ bảo hiểm y tế: 3%
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%
(2) Đối với người lao động Việt Nam:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 8%
- Bảo hiểm y tế: 1,5%
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
Như vậy, mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2023 là 21,5%.
Mức đóng các loại Bảo hiểm bắt buộc của người lao động là 10,5%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?