Hướng dẫn lập bảng Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN?
Hướng dẫn lập bảng Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN?
Căn cứ Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng quy định mẫu Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật như sau:
Mẫu Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật:
Hướng dẫn lập bảng:
- Tại Cột (3): Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau: 1. Thẻ căn cước công dân; 2. Thẻ căn cước; 3. Chứng minh nhân dân; 4. Hộ chiếu; 5. Giấy chứng nhận căn cước; 6. Tài khoản định danh và xác thực điện tử; 7. Giấy tờ khác.
- Tại Cột (6): Ghi rõ “M” đối với giới tính Nam, "F" đối với giới tính Nữ.
- Tại Cột (9), (10): Ghi rõ “GN” đối với thẻ ghi nợ, “TD" đối với thẻ tín dụng, "TT” đối với thẻ trả trước định danh tương ứng tại cột 9 và 10.
- Tại Cột (14): Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) tương ứng như sau:
+ Thẻ ghi nợ gắn với tài khoản thanh toán, ví điện tử nằm trong danh sách tài khoản thanh toán, ví điện tử nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật;
+ Thông tin, tài liệu, dữ liệu do chủ thẻ cung cấp khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ không trùng khớp với thông tin của cá nhân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Thẻ nằm trong danh sách được quảng cáo, mua, bán, trao đổi trên các website, hội nhóm trên không gian mạng;
+ Thẻ phát sinh các giao dịch với địa điểm, thời gian, tần suất bất thường;
+ Giá trị, số lượng giao dịch lớn, bất thường không phù hợp với nghề nghiệp, độ tuổi, địa chỉ cư trú, lịch sử giao dịch và hành vi,... của chủ thẻ;
+ Giao dịch sai PIN, OTP, thông tin thẻ nhiều lần;
+ Khách hàng thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
+ Giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ, giao dịch thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ ở nước ngoài kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hợp pháp theo quy định pháp luật hoặc tại đơn vị chấp nhận thẻ nằm trong danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật;
+ Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.
- Tại Cột (15): Ghi rõ trạng thái thẻ bằng số (1, 2, 3, 4, 5) tương ứng theo nội dung dưới đây: 1. Đang hoạt động; 2. Tạm dừng giao dịch, 3. Tạm khóa; 4. Thu hồi; 5. Hết hiệu lực.
>> Mẫu Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật: Tải về
Hướng dẫn lập bảng Danh sách thẻ, chủ thẻ nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN? (Hình ảnh Internet)
Tổ chức thanh toán thẻ đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ như sau:
- Phối hợp với các Tổ chức phát hành thẻ, Tổ chức chuyển mạch thẻ, Tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ, Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có hợp tác với Tổ chức thanh toán thẻ, Đơn vị chấp nhận thẻ, các cơ quan chức năng và các bên liên quan khác trong việc phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động thẻ;
- Yêu cầu Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp các tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh của Đơn vị chấp nhận thẻ là hợp pháp khi ký kết hợp đồng với Đơn vị chấp nhận thẻ.
Tổ chức thanh toán thẻ phải xây dựng tiêu chí lựa chọn Đơn vị chấp nhận thẻ và thực hiện đánh giá, phân loại lần đầu và định kỳ (theo quý hoặc theo năm) các đối tượng có nhu cầu chấp nhận thanh toán thẻ phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh;
- Có các biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các Đơn vị chấp nhận thẻ, đặc biệt là Đơn vị chấp nhận thẻ có lắp thiết bị chấp nhận thẻ không dây.
Trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở để cho rằng Đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và các hành vi như thực hiện giao dịch thanh toán khống tại Đơn vị chấp nhận thẻ, chuyển thiết bị chấp nhận thẻ cho bên khác sử dụng;
Chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ;
Sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ của Tổ chức thanh toán thẻ ở Việt Nam hoặc của Tổ chức thanh toán thẻ ở nước ngoài, Tổ chức thanh toán thẻ thông báo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc cơ quan có thẩm quyền khác để phối hợp theo dõi, xử lý và xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp, bao gồm cả việc chấm dứt hoặc yêu cầu Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có hợp tác với Tổ chức thanh toán thẻ chấm dứt hợp đồng thanh toán thẻ với Đơn vị chấp nhận thẻ đó.
Trường hợp nào thẻ ngân hàng bị thu hồi?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định thì thẻ ngân hàng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
(1) Thẻ giả.
(2) Thẻ sử dụng trái phép.
(3) Phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
(4) Các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
- Lớp cảm tình Đảng là gì? Điều kiện để học lớp cảm tình Đảng? Những nội dung cần nắm khi học lớp cảm tình Đảng?
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?