Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Tại Điều 107 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát. Cụ thể:
Việc điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát (sau đây gọi là điều chỉnh trượt giá hợp đồng) đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được thực hiện như sau:
(1) Việc áp dụng điều chỉnh trượt giá phải được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được hoàn thiện nội dung trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Hợp đồng phải quy định nguyên tắc, thời gian tính điều chỉnh; cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh; thời điểm để tính toán chỉ số giá hoặc giá gốc để làm cơ sở xác định chênh lệch do trượt giá cho mỗi lần thanh toán hợp đồng.
Nội dung giá hợp đồng phải bao gồm mục giá trị trượt giá tạm tính trên cơ sở dự kiến trượt giá và quy định pháp luật về quản lý chi phí để làm cơ sở thanh toán. Việc quản lý và thanh toán giá trị trượt giá theo quy định đã có trong hợp đồng, không yêu cầu phải ký văn bản sửa đổi hợp đồng; trường hợp do biến động về giá, việc thanh toán các đợt tiếp theo dẫn đến giá hợp đồng vượt giá gói thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Trường hợp được người có thẩm quyền chấp thuận, các bên ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng trước khi thực hiện thanh toán.
(2) Trượt giá hợp đồng được xác định theo các phương pháp sau:
- Phương pháp bù trừ trực tiếp;
- Phương pháp điều chỉnh bằng công thức điều chỉnh trên cơ sở áp dụng chỉ số giá. Chỉ số giá để làm cơ sở tính trượt giá được xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và nội dung thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Nguồn chỉ số có thể quy định áp dụng theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Đối với nội dung chi phí tính điều chỉnh trượt giá có nguồn gốc từ nước ngoài, có thể quy định áp dụng chỉ số giá được cơ quan thống kê độc lập nơi phát sinh chi phí ở nước ngoài công bố.
Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu và quy định cụ thể về quản lý rủi ro trượt giá trong hợp đồng. Chủ đầu tư có thể vận dụng các công thức điều chỉnh đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế bao gồm các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các mẫu khác;
- Phương pháp điều chỉnh ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Đối với hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra, trượt giá hợp đồng có thể được áp dụng đối với hợp đồng có thời gian thực hiện dài hoặc trong hoàn cảnh thị trường có biến động giá lớn.
Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản hợp đồng;
- Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Ngoài các tài liệu trên tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
- Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có);
- Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Tài liệu khác có liên quan.
Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định đấu thầu cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp:
+ Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
+ Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
- Tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?