Hướng dẫn đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý năm 2023 như thế nào?
- Có được thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề kinh doanh tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng không?
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý?
- Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có cần phải đăng ký lại không?
- Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tư vấn pháp luật?
Có được thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề kinh doanh tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng không?
Căn cứ Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD năm 2020 về đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp lý, dịch vụ pháp lý do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng", Mục 1 Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD năm 2020 hướng dẫn như sau:
1. Đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng”
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” (mã ngành 69101 theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam), bao gồm hoạt động “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng” thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với mã ngành này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng”, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư 2006 và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11.
Trong đó, doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với mã ngành này.
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý năm 2023 như thế nào?
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý?
Đối với ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”, Mục 2 Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD năm 2020 hướng dẫn đăng ký như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành, nghề bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”:
+ Đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư;
+ Thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11;
+ Không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác mà ngành, nghề kinh doanh không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”:
+ Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp; tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thể tạm trú cho người nước ngoài...
Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có cần phải đăng ký lại không?
Tại Mục 3 Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD năm 2020 có hướng dẫn thực hiện như sau:
3. Đối với các doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”, “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng” thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Luật sư, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký lại tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11.
Như vậy, theo nội dung trên thì đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì xử lý như sau:
- Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư;
- Thực hiện đăng ký lại tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tư vấn pháp luật?
Căn cứ Nghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp luật.
Tại Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;
c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện tư vấn pháp luật;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;
c) Cản trở hoạt động tư vấn pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì những hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tư vấn pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?