Hướng dẫn chi tiết cách tính mức trợ cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu? Mức trợ cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu sẽ được quy định như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết cách cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu? Mức trợ cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu sẽ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên.
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Mức chuẩn trợ giúp xã hội:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Như vậy, tùy vào từng đối tượng sẽ có mức trợ cấp khác nhau. Cách tính mức trợ cấp như sau:
* Đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi:
1.5*360.000=540.000 đồng/tháng
* Đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên.
2*360.000= 720.000 đồng/tháng
* Đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
1*360.000=360.000 đồng/tháng
* Đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
3*360.000=1.080.000 đồng/tháng.
Hướng dẫn chi tiết cách cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu?
Những trường hợp nào người cao tuổi sẽ được nhận trợ cấp xã hội?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
...
Theo đó, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Mức chuẩn trợ cấp xã hội năm 2023 được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
- Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?