Hướng dẫn cách truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”?
- Yêu cầu tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới?
- Hướng dẫn cách truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”?
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để phòng chống dịch COVID-19?
Yêu cầu tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới?
Căn cứ vào Công văn 5196/BYT-TT-KT năm 2022 đã có hướng dẫn như sau:
- Đăng tải, phát sóng Thông điệp mới do Bộ Y tế cung cấp (Infographics; TVSpot, AudioSpot, Tọa đàm và các tài liệu truyền thông khác) trong các chuyên mục, chuyên trang, bản tin, chương trình, các kênh thông tin điện tử, mạng xã hội phổ biến (Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok, Lotus,..) do Sở Y tế tỉnh/thành phố và đơn vị quản lý.
- Chủ động sản xuất, đăng tải các sản phẩm truyền thông riêng biệt (Infographics; TVSpot, AudioSpot, Tọa đàm,...) về thông điệp mới phù hợp với đặc điểm, ngôn ngữ của địa phương.
- Lồng ghép nội dung truyền thông Thông điệp “2K (Khẩu trang, Khử khuẩn), Vắc xin, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp phòng, chống dịch khác” với tài liệu, hướng dẫn chuyên môn của đơn vị phù hợp với đặc điểm và nguồn lực của địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương tăng cường tần suất đăng tải, phát sóng các tin bài, bản tin, phóng sự để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (đặc biệt chú trọng đến biện pháp Khẩu trang, Khử khuẩn, Vắc xin) theo nội dung của Thông điệp mới.
- Phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động của Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” từ ngày 12/9/2022 đến ngày 31/10/2022, cụ thể:
+ Truyền thông thông điệp “2K + Vắc xin + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác” của Chiến dịch và slogan “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” với các hoạt động truyền thông của đơn vị.
+ Cập nhật thường xuyên để tải các tài liệu truyền thông và triển khai các hoạt động của chiến dịch bằng cách quét mã QR code hoặc click vào đường link truy cập (Đính kèm Phụ lục).
+ Huy động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong cơ quan, đơn vị hưởng ứng các hoạt động thay Frame Avatar Chiến dịch trên tài khoản mạng xã hội: Facebook, Zalo, Lotus.
+ Gắn kèm hashtag vào các sản phẩm truyền thông: #BoYte, #VimotVietNamvungvangvakhoemanh, #AntiCOVID19 và các tin bài, hoạt động truyền thông trên mạng xã hội (Facebook, Tiktok).
+ Tham gia cuộc thi cover Vũ điệu trên mạng xã hội Tiktok, được phát động từ tài khoản Tiktok Bộ Y tế @boytevietnam: lan tỏa và kêu gọi thực hiện cover vũ điệu 2K+ “Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội của cá nhân, đơn vị.
Hướng dẫn cách truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”?
Hướng dẫn cách truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”?
Căn cứ vào Tài liệu truyền thông ban hành kèm theo Công văn 5196/BYT-TT-KT năm 2022 đã có hướng dẫn như sau:
- Quét mã QR Code để truy cập các tài liệu truyền thông, nội dung các hoạt động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”
- Hoặc link truy cập:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hNV98aDtpNuE-cEaEA?e=fchaLu.
Thông điệp 2K (KHẨU TRANG, KHỬ KHUẨN) + VẮC XIN + THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác để phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
- KHẨU TRANG:
Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021;
Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.
(Hướng dẫn chi tiết theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế)
- KHỬ KHUẨN: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
(Hướng dẫn chi tiết theo Khuyến cáo của cơ quan y tế)
- VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
+ Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
+ Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
+ Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu - độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
+ Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để phòng chống dịch COVID-19?
Căn cứ vào Mục 2 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã có nội dung yêu cầu tiếp tục tập trung, quyết liệt chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 như sau:
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và các nội dung về y tế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống, không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đồng bộ 3 trụ cột chống dịch là xét nghiệm, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác.
- Bộ Y tế tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, nắm chắc diễn biến dịch bệnh; chịu trách nhiệm việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch, trước mắt tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vắc xin, nhất là các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm vắc xin trên địa bàn.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn dân tiếp tục thực hiện nghiêm 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để phòng chống dịch COVID-19
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải nắm chắc diễn biến dịch bệnh, hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19, trước mắt cần phải tập trung chỉ đạo việc tiêm vắc xin, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Chính quyền địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn mình quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?