Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM?

Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM? Thắc mắc của anh P.K ở Kon Tum.

Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM?

Ngày 10/4/2024, BHXH TPHCM ban hành Công văn 2100/BHXH-TST 2024 tại đây về việc kê khai hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH, BHYT, BHTN trước khi lập hồ sơ giải quyết để chi trả các chế độ BHXH ốm đau, thai sản.

Theo đó, trong thời gian qua, việc kê khai hồ sơ thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và hồ sơ đề nghị giải quyết chi trả các chế độ BHXH, ốm đau, thai sản của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị thực hiện chưa đúng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.

Nhằm hạn chế tình trạng trên, căn cứ khoản 6 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là “Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội”, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị sử dụng lao động thực hiện một số nội dung sau:

(1) Đối với hồ sơ thu – sổ, thẻ:

Khi có phát sinh giảm lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHYT, đơn vị thực hiện:

- Trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày: đơn vị nộp hồ sơ báo giảm lao động (phương án OF) trên mã đơn vị chính, đồng thời, nộp hồ sơ báo tăng lao động (phương án TM) tại mã đơn vị ốm đau dài ngày (mã khối AD), khi hết thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày đơn vị phải có trách nhiệm lập hồ sơ báo tăng/giảm gửi cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày.

Lưu ý: Đơn vị lập Mẫu D02-LT chỉ kê khai báo giảm ốm phương án OF (tại mã đơn vị chính) đối với 02 trường hợp:

+ Nghỉ hưởng chế độ ốm dài ngày với tổng số ngày nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng và có tên bệnh đúng theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.

+ Nghỉ hưởng chế độ ốm thông thường (không có tên trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) với tổng số ngày nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng. Các trường hợp số ngày nghỉ ốm được duyệt trong tháng dưới 14 ngày làm việc thì đơn vị không báo giảm phương án OF.

- Trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản: đơn vị phải nộp hồ sơ báo giảm lao động (phương án TS) trên mã đơn vị chính, khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản, đơn vị có trách nhiệm nộp hồ sơ báo tăng lao động gửi cơ quan BHXH.

- Trường hợp điều chỉnh mức lương đóng của thời gian đã giải quyết chế độ, ảnh hưởng đến mức hưởng: đơn vị gửi hồ sơ điều chỉnh mức hưởng theo đúng quy định tại tiết b, điểm 1.1, khoản 1 Công văn 4733/BHXH-CSXH năm 2019.

Tải mẫu D02-LT tại đây

(2) Đối với hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản:

Khi người lao động có phát sinh chế độ BHXH ốm đau, thai sản, đề nghị đơn vị lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh và hưởng các chế độ BHXH.

(3) Chuyển nộp tiền đóng BHXH:

- Trường hợp đơn vị sử dụng tiện ích nộp BHXH trên ứng dụng Mobile banking của Ngân hàng: Nhập, chọn thông tin nộp tiền.

- Trường hợp đơn vị lập ủy nhiệm chi chuyển tiền theo các kênh khác, trong ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền do đơn vị lập, ghi rõ cấu trúc nộp:

+BHXH+103+00+Mã đơn vị+Mã cơ quan BHXH+dong BHXH+

- Khi chuyển ủy nhiệm chi hoặc nộp tiền trực tiếp tại Ngân hàng, Kho bạc, đơn vị sử dụng lao động đề nghị Ngân hàng, Kho bạc nơi mở tài khoản hoặc nơi chuyển tiền phải ghi đầy đủ nội dung nộp tiền theo hướng dẫn trên để tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN vào đúng mã đơn vị.

- Trường hợp đơn vị chuyển nộp tiền không đúng cấu trúc, nội dung nộp tiền không đầy đủ hoặc khai báo tăng, giảm chậm trễ, dẫn đến phát sinh chi phí khám, chữa bệnh, tính lãi truy thu, ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH, BHYT của người lao động… đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trên đây là hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản của BHXH TPHCM.

Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM?

Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM? (Hình từ internet)

Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp trên.

Chế độ ốm đau được giải quyết trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chế độ ốm đau được giải quyết trong thời hạn sau:

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Như vậy, thời gian giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động không có số ngày cụ thể, mà căn cứ thực hiện theo các mốc thời gian quy định trên.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
3,593 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào