Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ở cấp Bộ, cấp Tỉnh được tổ chức như thế nào từ ngày 22/7/2024?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ở cấp Bộ, cấp Tỉnh được tổ chức như thế nào từ ngày 22/7/2024?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định Hội đồng cấp bộ, Hội đồng cấp tỉnh được tổ chức như sau:
(*) Hội đồng cấp bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc thành lập.
- Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên.
- Thành phần Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc Đài Truyền hình Việt Nam;
Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc Đài Truyền hình Việt Nam;
Các thành viên Hội đồng: Chuyên gia về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
- Hội đồng sử dụng con dấu của bộ, ngành nơi thành lập Hội đồng cấp bộ.
- Cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng.
- Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
(*) Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
- Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên.
- Thành phần Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách văn hóa, nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao;
Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ; đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật hoặc Hội Văn học nghệ thuật địa phương; chuyên gia về các chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân; Nghệ sĩ ưu tú thuộc lĩnh vực chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật của địa phương.
- Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng. Cơ quan thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị trong thực hiện một số hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ở cấp Bộ, cấp Tỉnh được tổ chức như thế nào từ ngày 22/7/2024? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp bộ, Hội đồng cấp tỉnh như sau:
- Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia Hội đồng;
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
- Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định 61/2024/NĐ-CP;
- Hội đồng cấp bộ hoặc tỉnh chỉ xét hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 61/2024/NĐ-CP.
Nguyên tắc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú như sau:
- Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, cụ thể:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
....
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định 61/2024/NĐ-CP.
- Không xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” cho đồng tác giả của tác phẩm âm nhạc và tác phẩm nhiếp ảnh.
Nghị định 61/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?
- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Ai có trách nhiệm lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung?