Hội đồng giám định y khoa hoạt động như thế nào? Mẫu biên bản giám định y khoa được quy định như thế nào?
Hội đồng giám định y khoa hoạt động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2023/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc làm việc của phiên họp kết luận của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể trên cơ sở hồ sơ giám định y khoa do cơ quan thường trực cung cấp và thực chứng đối tượng hoặc kết quả ghi hình, âm thanh quá trình giám định đối với đối tượng quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Kết luận của Hội đồng giám định y khoa chỉ được thông qua khi có ít nhất 03 thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng nhất trí, riêng đối với kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng nhất trí.
3. Kết luận của Hội đồng giám định y khoa được lập dưới hình thức Biên bản giám định y khoa:
a) Đối với đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng: Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 78 kèm theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ;
b) Đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này: Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung họp Hội đồng giám định y khoa được lập dưới hình thức Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể trên cơ sở hồ sơ giám định y khoa do cơ quan thường trực cung cấp và thực chứng đối tượng hoặc kết quả ghi hình, âm thanh quá trình giám định đối với đối tượng theo quy định.
Hội đồng giám định y khoa hoạt động như thế nào? Mẫu biên bản giám định y khoa được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản giám định y khoa được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản giám định y khoa được sử dụng cho 02 trường hợp khác nhau, cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 01/2023/TT-BYT như sau:
- Đối với đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng: Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 78 kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP, như sau:
Tải mẫu biên bản giám định y khoa: tại đây
- Đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này: Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BYT như sau:
Tải mẫu biên bản giám định y khoa: tại đây
Người tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 01/2023/TT-BYT như sau:
Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa
1. Phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa chỉ được tổ chức khi có tối thiểu 03 thành viên Hội đồng giám định y khoa, riêng đối với phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối phải có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng có mặt và phải có đủ các thành phần sau:
a) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền;
b) Ủy viên thường trực Hội đồng trong trường hợp giám định y khoa đối với đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ;
c) Đối tượng giám định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp vắng mặt, cơ quan thường trực phải cử người báo cáo thay.
Như vậy, Người tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa gồm:
- Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền;
- Ủy viên thường trực Hội đồng trong trường hợp giám định y khoa đối với đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ;
- Đối tượng giám định, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
- Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp vắng mặt, cơ quan thường trực phải cử người báo cáo thay.
Bên cạnh đó, một số trường hợp được vắng mặt tại phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa:
- Đã có mặt tại phiên họp Hội đồng trước đó, được Hội đồng giám định y khoa chỉ định bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả khám bổ sung;
- Đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để giám định y khoa và đã được cơ quan thường trực Hội đồng tổ chức giám định y khoa tại chỗ theo Giấy đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng, được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt.
Quá trình giám định y khoa tại chỗ đối với đối tượng này phải được ghi hình và âm thanh, để trình chiếu trong các phiên họp hội chẩn chuyên môn và phiên họp kết luận của Hội đồng. Người đại diện cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng phải tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng;
- Đã khám lâm sàng, cận lâm sàng, nay đã có kết quả giám định y khoa nhưng đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng giám định y khoa để tham gia phiên họp khi có Giấy đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa phê duyệt.
Người đại diện cơ quan quản lý đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng phải tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng.
Thông tư 01/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/04/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?