Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ?
Khung đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại có bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình khung đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại (Sau đây gọi tắt là "Chương trình").
Theo đó, Chương trình được đào tạo theo hình thức tín chỉ với tổng cộng 27 tín chỉ trong vòng 09 tháng. Cụ thể tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
(1) Học phần bắt buộc: 25 tín chỉ
- Những vấn đề chung về nghề và đạo đức nghề nghiệp (02 tín chỉ);
- Kỹ năng cơ bản (19 tín chỉ):
(2) Học phần tự chọn: 02 tín chỉ
Như vậy, khi tham gia Chương trình đào tạo, học viên sẽ phải hoàn thành 27 tín chỉ với các nội dung học tập nêu trên. Trong đó, 01 tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành, thảo luận hoặc 45 tiết thực tập, làm tiểu luận, viết báo cáo.
Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ Internet)
Phương pháp giảng dạy tại lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại ra sao?
Theo nội dung tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022, các phương pháp giảng dạy bao gồm:
- Phương pháp thuyết trình mở được áp dụng trong bài giảng lý thuyết kỹ năng;
- Phương pháp giảng dạy theo tình huống, hồ sơ thực tế;
- Phương pháp đóng vai, làm việc nhóm;
- Phương pháp giảng dạy trải nghiệm;
- Phương pháp giảng dạy hiện đại khác.
Như vậy, chương trình đào tạo đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại sẽ áp dụng các biện pháp giảng dạy nêu trên.
Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học những nội dung gì?
Nội dung chương trình học cụ thể được quy định tại tiểu mục 9.2 Mục 9 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022.
Cụ thể như sau:
Tên bài học | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ - Lý thuyết | Số giờ tín chỉ - Thảo luận, thực hành | Số giờ tín chỉ - Thực tập |
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỀ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP | 02 | 20 | 20 | |
Bài 1: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên | ||||
Bài 2: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Chấp hành viên | ||||
Bài 3: Tổng quan chung về nghề Thừa phát lại | ||||
Bài 4: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Thừa phát lại | ||||
Bài 5: Mối quan hệ của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Chấp hành viên, Thừa phát lại với cá nhân, tổ chức hữu quan | ||||
Bài 6: Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự và hoạt động của Thừa phát lại | ||||
Bài 7: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự | ||||
2. KỸ NĂNG CƠ BẢN | ||||
2.1. Kỹ năng chung | 02 | 25 | 10 | |
Bài 1: Phương pháp suy luận luật học | ||||
Bài 2: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình | ||||
Bài 3: Kỹ năng tra cứu, viện dẫn, sử dụng nguồn pháp luật | ||||
Bài 4: Kỹ năng điều hành cuộc họp | ||||
Bài 5: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hành nghề của Chấp hành viên, Thừa phát lại | ||||
2.2. Kỹ năng tống đạt, thông báo và xác minh điều kiện thi hành án | 03 | 25 | 40 | |
Bài 1: Những vấn đề chung về tống đạt và xác minh điều kiện thi hành án | ||||
Bài 2: Kỹ năng tống đạt văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân | ||||
Bài 3: Kỹ năng tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo về thi hành án | ||||
Bài 4: Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài | ||||
Bài 5: Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án | ||||
2.3. Kỹ năng chung về thi hành án dân sự | 04 | 35 | 50 | |
Bài 1: Quy trình thi hành án dân sự | ||||
Bài 2: Kỹ năng nhận bản án, quyết định, tiếp nhận yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án | ||||
Bài 3: Kỹ năng thuyết phục tự nguyện thi hành án và ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự | ||||
Bài 4: Kỹ năng ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản | ||||
Bài 5: Kỹ năng xác định việc chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ và chấm dứt việc thi hành án | ||||
Bài 6: Kỹ năng chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án | ||||
Bài 7: Kỹ năng thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án | ||||
Bài 8: Kỹ năng thu phí thi hành án dân sự | ||||
Bài 9: Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong thi hành án dân sự | ||||
Bài 10: Kỹ năng lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án, thống kê thi hành án và kết thúc việc thi hành án | ||||
2.4. Kỹ năng áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án | 05 | 40 | 70 | |
Bài 1: Kỹ năng áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án | ||||
Bài 2: Kỹ năng chung về cưỡng chế thi hành án | ||||
Bài 3: Kỹ năng cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá và trừ vào thu nhập của người phải thi hành án | ||||
Bài 4: Kỹ năng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ | ||||
Bài 5: Kỹ năng cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án và buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định | ||||
Bài 6: Kỹ năng cưỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ | ||||
2.5. Kỹ năng lập vi bằng | 05 | 45 | 60 | |
Bài 1: Những vấn đề chung về vi bằng và lập vi bằng | ||||
Bài 2: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản | ||||
Bài 3: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giấy tờ | ||||
Bài 4: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận nội dung trên internet và các thiết bị điện tử | ||||
Bài 5: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện lấy mẫu về tình trạng ô nhiễm môi trường và bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng | ||||
Bài 6: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện cuộc họp, buổi làm việc | ||||
Bài 7: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thu giữ tài sản | ||||
Bài 8: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể | ||||
Bài 9: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác | ||||
3. KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP | 04 |
|
| 180 |
Kiến tập | ||||
Thực tập tại cơ quan thi hành án dân sự | ||||
Thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại | ||||
Thực tập tại chỗ | ||||
II. HỌC PHẦN TỰ CHỌN (Học viên chọn 01 trong số 03 học phần tự chọn) | ||||
Kỹ năng tổ chức thi hành một số vụ việc cụ thể | 02 | 20 | 20 | |
Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tạo lập, củng cố chứng cứ | 02 | 20 | 20 | |
Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu | 02 | 15 | 30 |
|
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?