Học song ngành - làm sao để sinh viên đại học, cao đẳng học tốt nghiệp hai chương trình, hai ngành cùng lúc?
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng cho phép sinh viên học song ngành khi đáp ứng các điều kiện cần thiết. Điều này tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên trong thời gian học có thể theo học cùng lúc hai chương trình, hai ngành yêu thích. Sau đây là những thông tin hữu ích các bạn sinh viên rất nên tham khảo về câu chuyện học song ngành.
Sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo tín chỉ mới được học song ngành
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định bên dưới.
Học song ngành - làm sao để sinh viên đại học, cao đẳng học tốt nghiệp hai chương trình, hai ngành cùng lúc?
Điều kiện để sinh viên đăng ký học song ngành
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
...
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh."
Như vậy, thời điểm sớm nhất sinh viên có thể đăng ký học song ngành là khoảng thời gian sau khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Đồng thời, tại điều kiện đăng ký học song ngành, sinh viên phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Bên cạnh đó, sinh viên đăng ký học song ngành còn phải đáp ứng các điều kiện khác tùy theo từng cơ sở đào tạo, do đó, các bạn sinh viên cần theo dõi các thông tin về quy chế học song ngành của cơ sở mình đang theo học.
Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp chương trình học thứ hai
Theo các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
...
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai."
Theo đó, đối với việc học song ngành, sinh viên phải phân bổ thời gian và công sức hợp lý để cùng lúc học tốt hai chương trình học cùng lúc. Bởi vì trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai. Ngoài ra, sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?