Hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
- Hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có những nội dung gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
- Để phát triển ngoại thương tổ chức xúc tiến thương mại có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài?
Hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có 05 nội dung, cụ thể:
- Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
- Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác.
Hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề án trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
1. Căn cứ quyết định phê duyệt Chương trình của Bộ trưởng Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương ký hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề án trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại với các đơn vị chủ trì và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký.
2. Nội dung hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề án trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm:
a) Tên đề án;
b) Thời gian thực hiện;
c) Địa điểm diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại;
d) Các hạng Mục công việc cụ thể;
đ) Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng;
e) Dự toán chi phí;
g) Các Điều Khoản về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
Như vậy theo quy định trên việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
Để phát triển ngoại thương tổ chức xúc tiến thương mại có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài nhằm phát triển ngoại thương
1. Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện thương mại và các bộ phận liên quan thuộc các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại;
b) Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài;
c) Cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam;
d) Tập hợp, cung cấp thông tin định kỳ và theo yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam về tình hình thị trường, nhu cầu và thị hiếu thị trường đối với các sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp trong nước;
đ) Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, cung cấp thông tin về đối tác, phát triển kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở nước ngoài (bao gồm việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thực hiện các nghĩa vụ pháp lý ở nước sở tại); hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc tại thị trường nước ngoài;
e) Cung cấp thông tin, phối hợp với Bộ Công Thương về các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại khác có quyền thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật nước sở tại và pháp luật Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên trong hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài tổ chức xúc tiến thương mại có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với đại diện thương mại và các bộ phận liên quan thuộc các Cơ quan đại diện quốc gia Việt Nam tại nước ngoài triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.
- Cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Tập hợp, cung cấp thông tin định kỳ và theo yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam về tình hình thị trường, nhu cầu và thị hiếu thị trường đối với các sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp trong nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, cung cấp thông tin về đối tác, phát triển kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở nước ngoài.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc tại thị trường nước ngoài;
- Cung cấp thông tin, phối hợp với Bộ Công Thương về các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?