Hoạt động xúc tiến thương mại do cơ quan nào quản lý? Cục Xúc tiến thương mại có vị trí và chức năng như thế nào?
Xúc tiến thương mại là gì? Hoạt động xúc tiến thương mại do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005, xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Căn cứ Điều 1 Nghị định 98/2017/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Bộ Công thương có bao gồm chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại. Theo đó, cụ thể tại khoản 20 Điều 2 Nghị định 98/2017/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
20. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Hoạt động xúc tiến thương mại do cơ quan nào quản lý? Cục Xúc tiến thương mại có vị trí và chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Xúc tiến thương mại có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 963/QĐ-BCT năm 2013 quy định Cục Xúc tiến thương mại có vị trí và chức năng như sau:
- Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
- Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
- Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM TRADE PROMOTION AGENCY;
- Viết tắt : VIETRADE.
- Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Phố Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 963/QĐ-BCT năm 2013 quy định Cục Xúc tiến thương mạii có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức - kinh tế kỹ thuật, quy chế quản lý về hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu.
- Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản thuộc chuyên ngành của Cục và một số văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương.
- Xây dựng, quản lý Chương trình Truyền hình Công Thương để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương, và thương hiệu.
- Thực hiện quản lý hoạt động Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và các tổ chức khác tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến thương hiệu quốc gia.
Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội ngành nghề trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo phân công của Bộ.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn về các văn bản quy phạm pháp luật và nghiệp vụ, chuyên môn về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu.
- Tổ chức nghiên cứu và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin về xúc tiến thương mại, thương hiệu, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương.
- Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
- Tổng hợp, lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, đánh giá tình hình hoạt động về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu.
- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?