Hoạt động bảo vệ môi trường nào được hưởng ưu đãi, hỗ trợ? Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường là gì?
Hoạt động bảo vệ môi trường nào được hưởng ưu đãi, hỗ trợ?
Căn cứ khoản 1 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
1. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo danh mục được quy định.
Hiện nay, danh mục hoạt động môi trường được hưởng ưu đãi, hỗ trợ được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
(1) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm:
- Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);
- Thu gom chất thải rắn (rác thải);
- Thu gom, xử lý nước thải;
- Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
(2) Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;
- Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;
- Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
- Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.
(3) Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:
- Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có sớm hơn lộ trình đối với trường hợp phải áp dụng hoặc tự nguyện áp dụng đối với trường hợp không phải áp dụng theo quy định của Nghị định này; hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục sớm hơn lộ trình đối với trường hợp phải lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt đối với trường hợp không phải lắp đặt theo quy định của Nghị định này;
- Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;
- Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;
- Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Hoạt động bảo vệ môi trường nào được hưởng ưu đãi, hỗ trợ? Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường là gì?
Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
...
2. Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường gồm:
- Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng đối với các hoạt động đó;
- Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn;
- Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.
Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 134 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định:
Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
Theo đó, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường gồm:
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức tư vấn học sinh hạng ba cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu để được xét thăng hạng?
- Mức phụ cấp lưu trú trong cơ quan công đoàn cho người đi công tác? Chế độ chi khám sức khỏe định kỳ?
- Mẫu Báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội đảng viên? Quy định về đảng viên ở đại hội đảng viên?
- Có được áp dụng tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người gây thương tích cho người khác không?
- Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng nghiện internet chọn lọc? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?