Hoạt động bán buôn điện là gì? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện được quy định như thế nào?
Hoạt động bán buôn điện là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Điện Lực 2004 có quy định như sau:
Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
Theo đó, bán buôn điện là một trong những hoạt động điện lực của tổ chức, cá nhân. Cụ thể thì khoản 4 Điều 3 Luật Điện Lực 2004 có quy định như sau:
Bán buôn điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba.
Theo đó, bán buôn điện là hoạt động điện lực trong đó thực bán điện của đơn vị điện lực cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba.
Hoạt động bán buôn điện là gì? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện là gì?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu điện.
Theo đó, để được cấp giấy phép giấy phép hoạt động bán buôn điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính
- Và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
a) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn điện là:
- Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động bán buôn điện ối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Xử phạt 150 triệu đối với Đơn vị bán buôn điện mà không có giấy phép hoạt động bán buôn điện có đúng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện
1. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn vị bán lẻ điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán buôn điện mà hợp đồng mua, bán buôn điện không tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua, bán điện có thời hạn.
3. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán điện với đơn vị không có Giấy phép hoạt động điện lực.
4. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, đơn vị bán buôn điện không có Giấy phép thì bị xử phạt từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Đồng thời bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý. mức xử phạt trên chỉ áp dụng với tổ chức, nếu cá nhân vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 so với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi tại Nghị định 178? Đối tượng nào không được hưởng?
- Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng thành lập?
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?