Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Tôi muốn hỏi công tác hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng cho các đối tượng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như thế nào? Cảm ơn!

Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định việc hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp như sau:

- Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

- Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với quy định tại Chương V Nghị định số 27/2002/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.

- Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ dự án thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 27/2002/NĐ-CP.

- Phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án từ nguồn ngân sách trung ương: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án từ nguồn ngân sách trung ương được áp dụng phù hợp theo loại dự án quy định tại Chương V Nghị định số 27/2002/NĐ-CP; khoản 2 Điều 9, khoản 2 và khoản 3 Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.

- Nội dung và mức chi cụ thể của dự án: Căn cứ nội dung hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được áp dụng mức chi tương ứng quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng cho các đối tượng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)

Cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định công tác cải thiện dinh dưỡng như sau:

- Chi hỗ trợ can thiệp phòng, chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và phù hợp với quy định tại điểm b khoản 3 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg:

+ Chi xây dựng các tài liệu chuyên môn: Nội dung và mức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

+ Chị theo dõi, khảo sát, đánh giá định kỳ, phân loại tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú: Nội dung mức chi thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC và các nội dung, mức chi đặc thù trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Chi phí xét nghiệm, kiểm nghiệm, thủ thuật lấy bệnh phẩm (phân, nước bọt...), và các dịch vụ kỹ thuật y tế khác để đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;

Chi hỗ trợ cán bộ y tế, cộng tác viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm, cân đo nhân trắc, phỏng vấn trong đợt đánh giá, phân loại (ngoài chế độ công tác phỉ hiện hành): 50.000 đồng/người/buổi;

Chỉ hỗ trợ đối tượng trong đợt khảo sát, đánh giá, phân loại: + Chỉ hỗ trợ đối tượng được cân đo nhân trắc: 10.000 đồng/đối tượng;

+ Chỉ hỗ trợ đổi tượng cho mẫu máu tĩnh mạch: 30.000 đồng/mẫu, hỗ trợ đối tượng cho mẫu máu mao mạch: 10.000 đồng/mẫu;

Chi hỗ trợ thuê địa điểm, bàn, ghế, phông, bạt (nếu có), thanh toán tiền nhiên liệu, điện, nước phát sinh trong quá trình tổ chức theo dõi, khảo sát, đánh giá định kỳ, phân loại: Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hóa đơn và chứng từ chỉ tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em dựa trên các sản phẩm, thực phẩm tại địa phương: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 Thông tư 15/2022/TT-BTC;

- Chi hỗ trợ duy trì việc theo dõi, quản lý và điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính năng tại cộng đồng:

+ Chi lập hồ sơ, sổ theo dõi định kỳ; tư vấn tại cộng đồng (bao gồm cả hướng dẫn về tuân thủ điều trị và tư vấn chăm sóc sức khỏe): Mức chi 50.000 đồng/trẻ/tháng và tối đa 300.000 đồng/cơ sở y tế/tháng;

+ Chị điều trị bằng sản phẩm dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Chi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; vị chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng/chế phẩm dinh dưỡng, thuốc tẩy giun cho trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng dưới 16 tuổi: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc mua sắm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Chi vận chuyển (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

- Chi xây dựng hướng dẫn và triển khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miến; xây dựng thực đơn dinh dưỡng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

- Chi thông tin, truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn về dinh dưỡng, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi, người chăm sóc, cán bộ nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cán bộ y tế trường học, tre học đường (từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi): Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BTC.

- Chỉ mua, tiếp nhận, vận chuyển, tiêu hủy vi chất dinh dưỡng, thuốc tẩy giun, sản phẩm dinh dưỡng chế phẩm dinh dưỡng, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, hàng hóa theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế: Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình như sau:

- Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.

- Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cần có tiêu chí nào?
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
2,588 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào