Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao?

Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024.

Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng như sau:

- Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

- Nội dung hỗ trợ:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;

+ Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.

Như vậy, từ ngày 15/7/2024, cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao?

Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao? (Hình ảnh Internet)

Điều kiện được hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng gồm những điều kiện nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định điều kiện được hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng bao gồm:

Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng
....
3.Điều kiện được hỗ trợ:
a) Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;
b) Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng;
c) Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, từ 15/7/2024, điều kiện được hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng bao gồm:

- Quá trình bảo vệ rừng tốt: Cộng đồng dân cư cần có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng.

Kế hoạch và cam kết: Cộng đồng dân cư có kế hoạch và dự toán được duyệt, cũng như cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng.

Không trùng lặp nội dung hỗ trợ: Cộng đồng dân cư cần đảm bảo rằng nội dung của các dự án hỗ trợ không trùng lặp với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trình tự thực hiện hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng ra sao?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định Trình tự thực hiện hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng như sau:

- Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:

Hằng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01 và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý rừng đặc dụng;

Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

- Thực hiện hỗ trợ:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện;

Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.

- Nghiệm thu, giám sát thực hiện:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Nội dung nghiệm thu, bao gồm:

Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;

Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);

Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.

Như vậy, trình tự thực hiện hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được thực hiện qua 03 quy trình đó là:

- Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ.

- Thực hiện hỗ trợ.

- Nghiệm thu, giám sát thực hiện.

Lưu ý: Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

Cộng đồng dân cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hỗ trợ 50 triệu đồng cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024? Nội dung hỗ trợ ra sao?
Pháp luật
Ai có quyền triệu tập cuộc họp của cộng đồng dân cư? Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư thế nào?
Pháp luật
Đề xuất về việc thu các khoản đóng góp cộng đồng dân cư được đưa ra bàn trong trường hợp nào theo quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Dự thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư biểu quyết thì được niêm yết công khai tại đâu?
Pháp luật
Tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Pháp luật
Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư thì có bị bãi bỏ không?
Pháp luật
Nghị định 61/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư? Mục đích của việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước là gì?
Pháp luật
Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư là gì? Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm phiếu trong cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định có dạng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cộng đồng dân cư
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
279 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cộng đồng dân cư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào