Hồ sơ toàn cầu mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
Hồ sơ toàn cầu mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có nội dung như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
...
4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:
a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ toàn cầu là một trong những loại tài liệu mà người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp trong bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, để nộp cho cơ quan thuế.
Hồ sơ toàn cầu mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì? (Hình từ Internet)
Danh mục các nội dung thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu?
Danh mục các nội dung thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm các loại tài liệu sau:
- Cơ cẩu tổ chức: Sơ đồ minh họa cơ cấu sở hữu; cơ cấu pháp lý của tập đoàn và vị trí địa lý của các công ty con thuộc tập đoàn đang hoạt động.
- Thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn gồm:
+ Các yếu tố chính và kênh quan trọng tạo lợi nhuận kinh doanh.
+ Mô tả về chuỗi cung ứng của 05 sản phẩm và/hoặc dịch vụ lớn nhất của tập đoàn tính theo doanh thu và bất kỳ hàng hóa và/hoặc dịch vụ nào chiếm hơn 5% doanh thu tập đoàn, bao gồm thông tin về thị trường địa lý chính của các hàng hóa, dịch vụ này. Mô tả có thể dưới hình thức sơ đồ hoặc biểu đồ
+ Danh sách và mô tả ngắn gọn các thỏa thuận dịch vụ trọng yếu giữa các thành viên của tập đoàn, không gồm các dịch vụ nghiên cứu phát triển (R&D), bao gồm mô tả năng lực của các trụ sở chính (cấp toàn cầu và cấp vùng) cung cấp các dịch vụ quan trọng và các chính sách giá chuyển nhượng để phân bổ chi phí dịch vụ và xác định giá phải trả cho các dịch vụ nội bộ tập đoàn.
+ Mô tả các thị trường địa lý chính của các sản phẩm của tập đoàn
+ Mô tả bằng văn bản về phân tích chức năng đưa ra các đóng góp của trụ sở chính đối với các giá trị do các cơ sở kinh doanh bản địa trong tập đoàn tạo ra, ví dụ các chức năng trọng yếu được thực hiện, các rủi ro trọng yếu phải gánh chịu và các tài sản trọng yếu được sử dụng
+ Mô tả về các giao dịch tái cơ cấu kinh doanh trọng yếu, các hoạt động mua bán, sáp nhập phát sinh trong năm tài chính
- Thông tin về tài sản vô hình (TSVH) của tập đoàn:
+ Mô tả tổng quan về chiến lược chung của MNE với việc phát triển, sở hữu và khai thác TSVH, bao gồm vị trí của các cơ sở nghiên cứu phát triển (R&D) trụ sở chính và vị trí của nơi quản lý R&D
+ Danh mục các TSVH hoặc nhóm các TSVH của tập đoàn có tác động trọng yếu đối với chính sách giá chuyển nhượng và các công ty sở hữu về mặt pháp lý đối với TSVH hoặc nhóm TSVH đó
+ Danh sách các thỏa thuận quan trọng giữa các bên liên kết liên quan đến TSVH, thỏa thuận đóng góp chi phí, thỏa thuận dịch vụ nghiên cứu và các thỏa thuận cấp giấy phép, nhượng quyền
+ Mô tả chung về các chính sách giá chuyển nhượng của tập đoàn đối với các hoạt động R&D và TSVH
+ Mô tả chung về bất kỳ chuyển nhượng lợi ích quan trọng đối với TSVH giữa các bên liên kết trong năm tài chính liên quan, bao gồm thông tin các công ty con, các quốc gia tham gia chuyển nhượng và các khoản thanh toán liên quan
- Các hoạt động tài chính nội bộ tập đoàn:
+ Mô tả chung về cơ chế phân bổ tài chính của tập đoàn, bao gồm các thỏa thuận tài chính, thỏa thuận cấp vốn quan trọng với các bên cho vay độc lập
+ Thông tin xác định bất kỳ thành viên nào của tập đoàn cung cấp chức năng tài chính, vốn tập trung cho tập đoàn, bao gồm các quốc gia nơi thành lập công ty con và nơi đặt trụ sở điều hành thực tế của công ty con
+ Mô tả chung về chính sách giá chuyển nhượng của tập đoàn đối với các thỏa thuận tài chính, cấp vốn giữa các bên liên kết
- Kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của tập đoàn:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất năm kê khai của tập đoàn và các báo cáo, cơ chế tài chính, quản lý nội bộ phục vụ mục đích tính thuế của tập đoàn; thuế suất áp dụng xác định nghĩa vụ thuế tương ứng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên liên kết có giao dịch liên kết với người nộp thuế
+ Danh sách mô tả ngắn gọn về các thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đơn phương và các chính sách thuế khác liên quan đến việc phân bổ thu nhập giữa các quốc gia
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Hồ sơ toàn cầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, Hồ sơ toàn cầu là một trong những tài liệu mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải nộp kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, khi có hành vi không nộp Hồ sơ toàn cầu, doanh nghiệp có giao dịch liên kết vi phạm có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?