Hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư Chứng minh nhân dân 9 số bao gồm những loại giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý và bảo quản?
Hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư chứng minh nhân dân 9 số bao gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 10/2016/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2019/TT-BCA như sau:
Hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư căn cước công dân
1. Hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm:
a) Tờ khai Căn cước công dân;
b) Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân;
c) Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân (nếu có);
d) Phiếu điều chỉnh Thông tin Căn cước công dân (nếu có);
đ) Các tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ, tài liệu Chứng minh nhân dân 9 số:
a) Tờ khai Chứng minh nhân dân;
b) Chỉ bản Chứng minh nhân dân;
c) Thẻ điều chỉnh tờ khai Chứng minh nhân dân (nếu có);
d) Phiếu chuyển hồ sơ Chứng minh nhân dân (nếu có);
đ) Các tài liệu về công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân và các tài liệu khác có liên quan.
3. Hồ sơ, tài liệu Chứng minh nhân dân 12 số:
a) Tờ khai Chứng minh nhân dân;
b) Thẻ điều chỉnh tờ khai Chứng minh nhân dân (nếu có);
c) Phiếu chuyển hồ sơ Chứng minh nhân dân (nếu có);
d) Các tài liệu về công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân và các tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư Chứng minh nhân dân 9 số gồm có những giấy tờ như sau:
- Tờ khai Chứng minh nhân dân;
- Chỉ bản Chứng minh nhân dân;
- Thẻ điều chỉnh tờ khai Chứng minh nhân dân (nếu có);
- Phiếu chuyển hồ sơ Chứng minh nhân dân (nếu có);
- Các tài liệu về công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân và các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư Chứng minh nhân dân 9 số bao gồm những loại giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý và bảo quản? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý và bảo quản tàng thư căn cước công dân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định như sau:
Tàng thư căn cước công dân
1. Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
2. Hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân là tập hợp những giấy tờ, tài liệu phản ánh thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân được thu thập, cập nhật thông qua công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân.
3. Tàng thư căn cước công dân do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, quản lý và bảo quản theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Mỗi công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân thì lập một hồ sơ về căn cước công dân.
Theo đó, tàng thư căn cước công dân do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, quản lý và bảo quản theo quy định.
Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý chứng minh nhân dân 9 số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định như sau:
Sắp xếp hồ sơ, tài liệu vào tàng thư căn cước công dân
1. Sắp xếp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân 12 số
a) Hồ sơ, tài liệu của mỗi công dân được đựng trong một túi hồ sơ căn cước công dân riêng. Trường hợp không đựng hết trong một túi hồ sơ căn cước công dân thì lập túi hồ sơ căn cước công dân tiếp theo và ghi “tập 1, tập 2…”;
b) Hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt đối với họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của công dân (nam riêng, nữ riêng) theo thông tin ghi trên Túi hồ sơ căn cước công dân.
2. Sắp xếp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân 09 số
a) Phân loại công thức vân tay
- Phân loại công thức vân tay in trên chỉ bản theo phương pháp Galton-Henry, ghi đầy đủ công thức phân loại vân tay 06 nhóm vào tờ khai và chỉ bản;
- Kiểm tra kết quả phân loại, điều chỉnh những công thức sai;
b) Sắp xếp tờ khai, chỉ bản
- Tờ khai sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt đối với họ, tên (nam riêng, nữ riêng) và ngày, tháng, năm sinh;
- Chỉ bản sắp xếp theo thứ tự 06 nhóm công thức phân loại vân tay.
3. Phương tiện để sắp xếp hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân là tủ, giá đựng hồ sơ, tài liệu và phương tiện khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý chứng minh nhân dân 9 số được sắp xếp như sau:
- Phân loại công thức vân tay:
+ Phân loại công thức vân tay in trên chỉ bản theo phương pháp Galton-Henry, ghi đầy đủ công thức phân loại vân tay 06 nhóm vào tờ khai và chỉ bản;
+ Kiểm tra kết quả phân loại, điều chỉnh những công thức sai;
- Sắp xếp tờ khai, chỉ bản
+ Tờ khai sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt đối với họ, tên (nam riêng, nữ riêng) và ngày, tháng, năm sinh;
+ Chỉ bản sắp xếp theo thứ tự 06 nhóm công thức phân loại vân tay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?