Hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024? Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024? Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Đối tượng chuẩn bị hồ sơ hưởng thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao động chuẩn bị. Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì người lao động cần tự chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
* Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
* Đối với trường hợp lao động nữ sinh con thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
- Trường hợp thông thường:
+ Bản sao giấy khai sinh;
+ Hoặc trích lục khai sinh;
+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh.
- Trường hợp con chết sau khi sinh:
Trong trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài chuẩn bị những giấy tờ như trên thì còn có
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;
+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:
Trong trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường, có thêm:
+ Bản sao giấy chứng tử;
+ Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì cần phải có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:
Đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì cần phải có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:
Đối với trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con Có thêm các giấy tờ:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
* Đối với trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng thì hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
Đối với trường hợp lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản thì hồ sơ bao gồm:
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Đối với lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con thì hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện nội dung này.
+ Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
* Đối với trường hợp lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?
Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tới cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Cũng theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định như đã đề cập ở trên.
Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.
- Thời hạn giải quyết:
+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
- Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội
+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu phần trăm tổng mức vốn đầu tư dự án?
- Hệ thống vay và cho vay chứng khoán thực hiện trên nguyên tắc nào? Được vay qua hệ thống khi thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch đúng không?
- Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 thế nào? Phân loại khai báo điều tra tai nạn lao động với người tham gia BHTN lao động tự nguyện ra sao?
- Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Chương trình Festival hoa Đà Lạt 2024 thế nào? Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 ở đâu?