Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm những thành phần gì?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm những thành phần gì?
- Thời gian thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo là bao lâu?
- Những cơ quan, đơn vị nào sẽ được huy động để lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm những thành phần gì?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;
Đồng thời cần đề cập đến dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức; bản chụp ý kiến góp ý. Đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp;
+ Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Tài liệu khác (nếu có).
- Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định; thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, thông qua;
+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm những thành phần gì?
Thời gian thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Lấy ý kiến của Văn phòng Bộ về thủ tục hành chính trước khi thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị lập;
c) Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản. Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
d) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 12 hàng năm để đăng ký chương trình.
Theo như quy định trên thì Vụ Pháp chế sẽ là đơn vị tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo.
Thời gian thẩm định sẽ không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Những cơ quan, đơn vị nào sẽ được huy động để lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức tham gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan, tổ chức lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau đây:
1. Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến chính sách phục vụ cho việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tham gia hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ lập đề nghị có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?