Hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên tăng vốn từ thành viên góp vốn mới gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn từ lợi nhuận để lại, vốn chủ sở hữu, thành viên góp vốn gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên tăng vốn từ thành viên góp vốn mới gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục chấp thuận hồ sơ đề nghị tăng vốn của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn được quy định như thế nào?
- Ai có quyền chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn?
Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn từ lợi nhuận để lại, vốn chủ sở hữu, thành viên góp vốn gồm những gì?
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn gồm:
- Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
+ Mức vốn điều lệ hiện tại và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
+ Sự cần thiết của việc tăng mức vốn điều lệ;
+ Thông tin về quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; thông tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn điều lệ (trường hợp nguồn tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ khác);
+ Cam kết sử dụng nguồn tiền hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn để cấp, góp thêm (trường hợp nguồn tăng vốn điều lệ do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp, góp thêm);
- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
+ Tổng mức vốn điều lệ dự kiến tăng thêm;
+ Các đợt dự kiến tăng mức vốn điều lệ;
+ Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ;
+ Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ.
Hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên tăng vốn từ thành viên góp vốn mới gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên tăng vốn từ thành viên góp vốn mới gồm những gì?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư 50/2018/TT-NHNN đối với trường hợp ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của thành viên góp vốn mới thì ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 13 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, ngân hàng thương mại gửi các tài liệu sau:
Đối với thành viên mới là tổ chức tín dụng nước ngoài:
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của 05 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản tương đương;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tổ chức tín dụng nước ngoài, trong đó bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Nội dung hoạt động được phép tại nước nguyên xứ tại thời điểm nộp hồ sơ; Tình hình tuân thủ pháp luật về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác trong vòng 05 năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ; Tỷ lệ an toàn vốn và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của nước nguyên xứ trong năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ; Tình hình tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng trong năm liền trước năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển cho đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Văn bản dự kiến cử người đại diện vốn góp tại ngân hàng;
- Văn bản cam kết về việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng, đảm bảo duy trì giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn dự kiến góp vốn) trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế;
- Văn bản cam kết không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác;
Đối với thành viên mới là ngân hàng thương mại Việt Nam:
- Văn bản dự kiến cử người đại diện vốn góp tại ngân hàng, trong đó cung cấp thông tin định danh của người đại diện vốn góp;
- Báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đã được kiểm toán độc lập và Báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro, trích lập dự phòng của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm nộp hồ sơ; các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ và đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Báo cáo tình hình tuân thủ giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng;
- Báo cáo về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần dự kiến sau khi góp vốn;
- Văn bản cam kết không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác.
Trình tự, thủ tục chấp thuận hồ sơ đề nghị tăng vốn của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 50/2018/TT-NHNN về nội dung này như sau:
- Trình tự, thủ tục chấp thuận, hiệu lực của văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với trường hợp ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn tăng vốn điều lệ do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm hoặc từ vốn góp của thành viên góp vốn mới thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, như sau:
- Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
Ai có quyền chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) về thẩm quyền chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn, cụ thể như sau:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổivới ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?