Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm những gì? - Câu hỏi của anh Sương (Hải Phòng)

Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BCA về nội dung này như sau:

Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 140/2021/NĐ-CP).

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 15 Nghị định 140/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm:

Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, nếu có đủ điều kiện giảm thời hạn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:

- Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;

- Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định đối với từng học sinh;

- Danh sách học sinh được đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;

- Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

- Văn bản xác nhận về việc lập công (nếu có).

Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm những gì?

Việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định về trình tự thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm phụ trách đội học sinh (sau đây viết gọn là Giáo viên chủ nhiệm), Cảnh sát quản giáo phụ trách đội trại viên (sau đây viết gọn là Cảnh sát quản giáo) tổ chức họp, đề xuất danh sách, mức giảm, bình xét và đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc cho từng học sinh, trại viên khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu được ít nhất 2/3 học sinh, trại viên dự họp biểu quyết nhất trí. Việc biểu quyết đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Kết quả cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo và học sinh, trại viên ghi biên bản.

- Căn cứ kết quả họp, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm lập danh sách, đề xuất mức giảm cho từng học sinh, trại viên và kèm theo biên bản cuộc họp chuyển cho Tổ Giáo vụ, hồ sơ, Tổ Giáo dục, hồ sơ để báo cáo Tiểu ban của phân hiệu, phân khu (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc chuyển cho đội nghiệp vụ được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phân công để báo cáo Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng xét duyệt nhất trí thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 4 Thông tư này và chuyển đến Hội đồng thẩm định của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng quy định tại Điều 7 Thông tư này để thẩm định.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Hội đồng thẩm định của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng phải xem xét, thẩm định và có văn bản trả lời.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện và gửi hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ai có quyền thành lập Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2022/TT-BCA về nội dung này như sau:

Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thành phần gồm: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch hội đồng; Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch hội đồng; Ủy viên thường trực là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu; Ủy viên, Ủy viên thư ký là chỉ huy các đội nghiệp vụ trực thuộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thành phần gồm: Trưởng phân hiệu làm Trưởng Tiểu ban; Ủy viên, Ủy viên thư ký là đại diện các đội nghiệp vụ trực thuộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

Như vậy, Hội đồng xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng sẽ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập. Thành viên của Hội đồng gồm:

- Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch hội đồng;

- Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch hội đồng;

- Ủy viên thường trực là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu;

- Ủy viên, Ủy viên thư ký là chỉ huy các đội nghiệp vụ trực thuộc do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

Trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cha mẹ có quyền gửi con vào trường giáo dưỡng hay không?
Pháp luật
Có được bán rượu bia ở trường giáo dưỡng không? Bán rượu bia ở trường giáo dưỡng bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người phạm tội bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì có được coi là không có án tích hay không?
Pháp luật
Khi áp giải người vi phạm hành chính trở lại trường giáo dưỡng, người thi hành công vụ có được sử dụng vũ khí không?
Pháp luật
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với học sinh có hành vi phạm tội trước khi chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Trại viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạn chế số lần thăm gặp thân nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chứng chỉ học nghề do trường giáo dưỡng cấp có giá trị như chứng chỉ học nghề của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đúng không?
Pháp luật
Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
Pháp luật
Học sinh tại trường giáo dưỡng có được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường trong trường hợp giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm không?
Pháp luật
Khi nào trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng? Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào trại giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định bao gồm những gì?
Pháp luật
Bổ túc là gì? Việc thực hiện chương trình bổ túc văn hóa tại trường giáo dưỡng được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường giáo dưỡng
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
885 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường giáo dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường giáo dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào